HẠT GIỐNG TÌNH YÊU DO NGƯỜI MẸ GIEO TRỒNG

Một phần của tài liệu Giúp con đi đến thành công (Trang 32 - 40)

2. Gia đình bảo vệ con trai như thế nào.

HẠT GIỐNG TÌNH YÊU DO NGƯỜI MẸ GIEO TRỒNG

Học cách quan tâm, học cách yêu.

Không có tình yêu thì không có thế giới. Victor Hugo, nhà văn Pháp đã nói: "Thế giới con người mà không có tình yêu thì mặt trời cũng sẽ chết". Hạt giống tình yêu trong lòng con cái, là do người mẹ gieo trồng.

Đíchken, nhà văn Anh đã nói một câu như sau: "Nếu không có sự giúp đỡ vô tư với tấm lòng hy sinh của nguời mẹ, thì tâm hồn đứa trẻ sẽ là một bãi hoang mạc".

Con cái chính là kiệt tác tình yêu của bố mẹ. Nhưng không phải mọi đứa trẻ đều được hưởng tình yêu thương của người mẹ chân chính.

Người phụ nữ trở thành người mẹ, thật không dễ dàng, nhưng làm được người mẹ tốt lại càng khó. Người mẹ chỉ sinh mà không dưỡng chưa phải là người mẹ chân chính.

Mọi người mẹ trên thế gian, không phải ai cũng đều biêt cách yêu con. Bà Đặng Dĩnh Siêu đã khuyên chúng ta: "Lòng của người mẹ đầy nhân từ. Nhưng nhân từ đó phải được thể hiện đúng mức, nếu không thì kết quả sẽ ngược lại".

Người mẹ, giáo dục và hun đúc chữ "yêu". Băng Tâm một nhà văn lão thành của Trung Quốc đã nói: "Giáo dục con cái yêu Tổ quốc thì không thể giáo dục trừu tượng. Con cái yêu Tổ quốc, yêu nhân dân, đều từ cảm nhận ở ngay cạnh mình, như yêu mỗi cành cây, ngọn cỏ của quê hương, yêu lớp học và vườn trường, yêu bố mẹ anh em và cô giáo, yêu cả những con vật nhỏ mà mình nuôi dưỡng...". Tình yêu được bồi dưỡng từ nhỏ và cũng là tích luỹ từ những việc nhỏ vụn vặt nay một tí mai một tí mà vun trồng nên.

Gieo trồng hạt giống ích kỷ Gặt hái "trái quả vô tình".

Người mẹ gieo trồng trong trái tim con cái hạt giống ích kỷ sẽ được nếm những trái quả vô tình.

Ngày nay, các gia đình thường ít con, nếu không chú ý tới giáo dục, nuông chiều con thái quá, con cái thường ích kỷ, lạnh nhạt, không quan tâm đến người khác. Có một số người mẹ trẻ, chảy nước mắt khi nói với tôi về sự vô tình của con cái mình.

Một lần, một người bạn rầu rĩ nói với tôi: "Yôi rất yêu con gái tôi, tôi thì công việc rất bận, thức khuya dậy sớm làm cho cháu rất nhiều việc, nhưng cháu vẫn cho rằng đó là việc tôi phải làm còn cháu không hề có chút động lòng. Một lần, tôi ốm, buổi sáng đi học cháu nhìn thấy rõ ràng, nhưng khi tan học về nhà, thấy tôi vẫn nằm trên giường, cháu bực bội quẳng cặp sách lên giường, lạnh nhạt nói:"Đến bây giờ mà mẹ vẫn chưa nấu cơm". Lúc đó lòng tôi tan nát. Chị xem tôi nuôi cháu mười mấy tuổi đầu, hỏi có ích gì! Nói đến đây chị giàn dụa nước mắt!

Tục ngữ nói: "Con gái là tấm ấo lót dính vào người mẹ. Người con gái đáng lẽ phải quan tâm nhất đến người mẹ, một sự thay đổi nhỏ bé nào ở người mẹ người con gái đều phải phát hiện trước tiên. Nhưng cô con gái này đối xử với người mẹ như vậy, người mẹ tất phải đau lòng.

Một người không yêu cha mẹ, thì sao có thể yêu người khác được? Làm người mẹ chịu mọi khổ cực nuôi con khôn lớn, một lòng một dạ mong con hơn người, nhưnh nếu chỉ quan tâm đến sổ điểm của con, mà coi nhẹ giáo dục con làm người như thế nào, thì sẽ có một ngày chúng bước vào ngưỡng cửa

trường cấp III, thậm chí ra nước ngoài đối với chúng ta nó sẽ chẳng có tình nghĩa gì nữa, khi đó chúng ta nên khóc hay nên cười!

Những năm gần đây, trên trường quốc tế nêu lên khẩu hiệu: "Học tồn tại, học quan tâm". Xem ra, đó không những là vấn đề giáo dục con em ở Trung Quốc, mà còn là tính phổ biến rất lớn trên toàn thế giới.

Xukhômlinxki, nhà giáo dục Nga nổi tiếng đã nói: "Sự an lành và hạnh phúc của người mẹ quyết định ở các con cái của của họ. Hạnh phúc của người mẹ do con cái, do thiếu niên nhi đồng tạo nên".

Con cái chúng ta sẽ đem lại cho chúng ta những gì? Ai sai.

Một người mẹ ích kỷ sẽ là người lãnh đạo bi đát nhất đối với con trẻ.

Biểu hiện thói ích kỷ, lạnh nhạt ở đứa con là trách nhiệm của ai? Ai đã gieo trồng hay giống ích kỷ đó? Các nhà giáo dục đã nói: "Một người mẹ độc ác, một người mẹ ích kỷ, là người lãnh đạo bi đát nhất đối với con trẻ". "Các bà mẹ trong thiên hạ thường nói rằng: Thường thường những hành vi mà các vị coi là không quan trọng thì các vị đã gieo trồng những hạt giống bất hạnh".

"Bê non cắn vú mẹ, ngựa con chửi lại mẹ" câu đó trong "Hậu Hán thư" đã lưu truyền mãi mãi, ngày nay đọc lên vẫn còn có ý nghĩa. Phải chăng những bậc phụ huynh có những người con một như vậy, phải chờ đến khi, con cái "chửi" lại, ta mới tỉnh ngộ hay sao?

Tư Mã Quang đã nói: "Mẹ hiền làm hại con. Yêu mà không dạy, thì như bỏ đi, rơi vào đại ác, vào chốn lao tù, rồi cũng đến chết. Đó không phải là nó hỏng mà chính người mẹ hỏng. Từ cổ chí kim đã có rất nhiều gương không sao kể xiết". Lời nói của người xưa, đối với các bà mẹ ngày nay vẫn còn có ý hiện thực rất mạnh.

Đối với các bố mẹ trẻ chúng ta thì đứa con duy nhất là của chúng ta, nhưng đối với dân tộc thì đứa trẻ đó có trọng trách rất nặng. Khi chúng ta nuông chiều chúng, chúng ta có thể nghĩ: "Trẻ con vẫn là trẻ con!" Nhưng chúng ta quên rằng: "Trẻ con sẽ thành người lớn". Số phận tương lai của một đứa trẻ vĩnh viễn là công việc của người mẹ, đứng trên ý nghĩa đó, số phận tương lai của một dân tộc, phải chăng cũng nằm trong tay những người mẹ trẻ ngày nay!

Xukhômlinxki, nhà giáo dục Nga nổi tiếng đã treo trên tường của trường học mà ông sáng lập một biểu ngữ: "Phải yêu quý mẹ của mình!" Lúc đó có người hỏi ông tại sao không viết biểu ngữ: "Yêu tổ quốc", "Yêu nhân dân", ông đáp: Đối với đứa trẻ 7 tuổi thì yêu mẹ mình dễ hiểu hơn, dễ làm hơn, sẽ đặt cơ sở cho việc giáo dục chủ nghĩa yêu nước sau này".

Người mẹ không những thuộc về gia đình, mà còn thuộc về cả thế giới. Biết bao bà mẹ vĩ đại nuôi dưỡng được những người con ưu tú của dân tộc thời đại ngày nay. Chúng ta có được ngày nay, trước tiên phải cảm ơn người mẹ của chúng ta!

Ngày nay, chúng ta làm mẹ, trong tay chúng ta sẽ sản sinh ra một thế hệ mới gánh trách nhiệm nặng nề. Nếu chúng ta không quan tâm, nếu chúng ta quá nuông chiều, nếu chúng ta gieo trồng những hạt giống ích kỷ trong tâm hồn con cái, thì sau này chúng ta tất ăn phải quả đắng! Đối với dân tộc chúng ta sẽ trở thành kẻ có tội.

Bà chị cả Đặng Dĩnh Siêu mà các bà mẹ Trung Quốc đều tôn kính, cả đời bà không sinh con nhưng đã nuôi biết bao con em liệt sĩ, bà đã để lại cho những người làm mẹ chúng ta câu dặn dò: "Bố mẹ hiện nay không nên có quan niệm hẹp hòi, chỉ nghĩ đứa con là của riêng mình mà phải bồi dưỡng con cái trở thành nhân tài của xã hội, cống hiến cho xã hội, cho đất nước, không nên coi mục đích của sự nuôi dạy

Các bà mẹ trẻ, chúng ta hãy bước ra khỏi cái vòng chật hẹp cá nhân, với tấm lòng rộng mở, nhân cách cao thượng để xây dựng mình lấy tình thương yêu mới mẻ của người mẹ để nuôi dạy con cái, xây dựng nên ngày mai đẹp đẽ của dân tộc.

Hiểu được sự đền đáp.

Ơn một giọt nước báo đáp một con suối. Cần phải để con cái hiểu được đạo lý này.

Mọi ngưòi đều nói rằng, người mẹ rất vô tư, không hề đòi hỏi con cái phải đền đáp. Nhưng tôi cho rằng, đối với những đứa con một ngày nay, người mẹ cần phải đòi hỏi chúng đền đáp, và dạy cho con cái biết đền đáp người mẹ mình cùng người thân trong gia đình và cũng phải biết đền đáp người khác như thế nào. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Vấn đề là ở chỗ, ngày nay chúng ta có rất nhiều người con một lớn lên trong sự nuông chiều của mẹ chúng và gia đình, từ trước đến nay không có thực tiễn về sự đền đáp, nên cũng không sản sinh ra ý thức về việc làm này. Chúng cho rằng mọi việc mà người khác làm cho chúng là việc phải làm, không cần phải cảm ơn, càng không cần phải đền đáp. Cả nhà xoay quanh một đứa trẻ giống như quả đất xoay quanh mặt trời là quy luật tự nhiên.

Người mẹ nấu một món ăn, con cái không hề hỏi món ăn đó làm thế nào, không hề hỏi mẹ mất bao nhiêu vất vả để làm xong bữa cơm, cũng không biết cả nhà lớn bé đã ăn chưa, cứ thấy có trên bàn là ăn; ăn không hợp thì kêu ca rồi nhất định không ăn.

Mẹ cho tiền tiêu vặt, chúng nhận một cách tự nhiên, có khi còn nói: "Cho có tí thế này thôi à, kiết thế!" Khi tiêu tiền thì vung tay quá trán, một lúc có thể mua hàng chục xâu chả thịt, hàng két bia để đãi bạn bè. Chúng không hề nghĩ bố mẹ kiếm được những đồng tiền không hề dễ dàng.

Tại sao con cái không quý trọng sức lao động của bố mẹ, tại sao không biết quý tiền và vật, vì chúng không biết những thứ đó vì sao mà có, cứ như là từ trên trời rơi xuống mọi thứ đều có được dễ dàng, thì chúng hưởng thụ là lẽ dĩ nhiên.

Sau Tết, một chị phóng viên trẻ rất có năng lực của toà báo chúng tôi đi về thăm mẹ ra nói với tôi một câu chuyện làm tôi rất cảm động.

Cô ấy nói, lần này về thăm nhà, cô cố ý hỏi chuyện lúc bé của mình, sinh ra sao, lớn lên thế nào. Không ngờ người mẹ bình thường không để ý những việc nhỏ tính tình dễ dãi lại nói được rất chi tiết mọi việc của cô khi còn bé.

"Rất nhiều việc nhỏ mẹ em đều nhớ rất rõ" cô phóng viên xúc động nói, "Trước khi sinh, em nằm lộn ngược trong bụng mẹ. Để sinh được dễ dàng, hàng ngày mẹ em cứ phải quỳ xuống chổng mông lên vận động thân thể, tốn rất nhiều sức. Khi sinh em, cũng rất tội, vì đầu em quá to, sinh rất khó... Sau khi em lấy chồng, mẹ em gửi cho tiền, em cứ thế tiêu hết, cũng không hề nghĩ rằng có nên tiêu hay không. Một năm trước đây em đã nói với mẹ, mỗi tháng em gửi biếu mẹ một trăm đồng, nhưng rồi em cũng không thực hiện được, mẹ em cũng không hề hỏi. Lần này sau khi nghe mẹ em nói chuyện em lúc bé, em rất cảm động, về Bắc Kinh em gửi ngay biếu mẹ một nghìn bốn trăm đồng, ý em là muốn gửi bù những tháng trước! Mẹ em thật là đặc biệt, em phải hết sức hiếu thảo với mẹ..." nói đến đó, cô rơm rớm nước mắt!

Người xưa thường nói: "Có nuôi con mới biết lòng cha mẹ". Cô phóng viên trẻ này tuy chưa có con, nhưng qua nói chuyện với mẹ cô đã hiểu được ân tình nuôi dưỡng của người mẹ. Cho nên trước đây cô yên tâm nhận tiền tiếp tế của mẹ thì nay đã hiểu được lấy tấm lòng của con cái để đền đáp lại mẹ, đó thực là điều đáng quý!

Tôi đề nghị chúng ta nên tổ chức hoạt động văn học viết về đề tài "Em trưởng thành như thế nào" để các em đi hỏi mẹ mình hoặc những người biết về mình, để chúng từ bé đã biết được, khi chúng lớn khôn bố mẹ đã biết tốn biết bao công sức, người chung quanh đã quan tâm và yêu mến chúng như thế nào. Một cây nhỏ được lớn lên không thể tách rời mặt trời và mưa móc, không thể tách rời đất đai và phân bón. Khi nó đã thành một cây lớn, đã trở thành gỗ để xây dựng toà lâu đài, đó là sự đền đáp tốt nhất.

Cũng giống như vậy, sự trưỏng thành của một đứa trẻ, không thể tách rời sự quan tâm và yêu mến của bố mẹ và những người thân, không thể tách rời sự giáo dục giúp đỡ của thầy cô giáo, bạn học và rất nhiều người khác. Đứa trẻ phải ghi sâu trong lòng mình những tình yêu đó, gắng sức học tập, nỗ lực làm việc, sau khi lớn lên bằng hành động của mình để đền đáp lại tình yêu của người thân, của nhân dân và của Tổ quốc.

Cha mẹ nên làm cho con em cảm nhận được sự quan tâm của mẹ và những người thân đối với chúng, tình yêu đối với chúng và dần dần dạy cho chúng biết đền đáp người khác.

Tôi và người anh thứ hai đều là học sinh của thầy Trương Hiệu Mai của trường tiểu học ngõ Sử Gia, Bắc Kinh thuộc trường sư phạm cấp quốc gia. Mẹ tôi thường nói với chúng tôi: "Hai con không bao giờ được quên ơn thầy, ơn của người đối với chúng ta nặng như núi...". Tôi ghi nhớ lời mẹ, về Bắc Kinh đã 18 năm, tết nào tôi cũng đến thăm thầy, không hề gián đoạn. Hơn 30 năm nay tình thầy trò vẫn rất sâu đậm, thầy giáo nay đã hơn 70 tuổi, chúng tôi đã thành lớp người trung niên hơn 40, nay lại càng thấy quý!

Tôi nghĩ, cây hữu nghị đó, đến ngày nay vẫn xanh tốt um tùm, chính là vì khi ở tuổi nhi đồng, thầy Trương đã gieo vào lòng chúng tôi hạt giống tình yêu; nhưng có được kết quả, nhưng lai chính do mẹ tôi luôn luôn tưới bón, luôn luôn nhắc nhở chúng tôi không bao giờ được quên ơn thầy, hiểu được đạo lý: "Nhất nhật vi sư, trung sinh vi phụ" (một ngày làm thầy, cả đời làm cha).

Tư tưởng đứng đắn của con trẻ phải dựa vào sự bồi đắp, hạt giống yêu thương cần phải được nuôi dưỡng. Xuất hiện những đứa trẻ bạc tình bạc nghĩa là báo ứng sự nuông chiều quá độ của cha mẹ, con trẻ chỉ cần biết sự được sự vất vả và khó khăn của người mẹ, thì chắc sẽ yêu mẹ, đền đáp lại mẹ chúng. Xóm giềng đều nói, anh chị em chúng tôi đều rất hiếu thảo với bố mẹ, nhưng chúng tôi lại nói, mẹ chúng tôi là bà mẹ vĩ đại nhất trên thế gian, rất đáng được kính yêu, vì mỗi người chúng tôi điều hiểu rất rõ mẹ đã mất bao nhiêu tâm huyết nuôi chúng tôi trưởng thành.

Mẹ tôi hiện nay đã hơn 80 tuổi. Bà thường nói trong cuộc đời của con người của cải lớn nhất chính là những đứa con.

Tôi công việc rất bận, không thường xuyên về chăm sóc mẹ được, có lúc đành phải bảo chồng hoặc con trai đến nấu cho mẹ một bữa cơm ngon. Mỗi lần tôi đi công tác đều biếu mẹ một chút quà, mang về cái để ăn, để mặc. Mẹ tôi thường tự hào nói: "Tôi thế mà nhiều phúc, chỉ ngồi nhà mà ở đâu có gì ngon cũng được ăn!". Mặc dầu như vậy, trong lòng tôi vẫn luôn áy náy. Tôi chỉ muốn có ngày, không phải làm việc gì, được về bên cạnh mẹ, chăm nom mẹ lúc tuổi già.

Đền đáp và tạ ơn có khác nhau. Đền đáp là sự cảm tạ trong lòng của một người đối với sự giúp đỡ mình của người khác, tiêu biểu cho tình cảm sâu sắc; còn tạ ơn là trả lễ, một sự đáp lễ, ít nhiều có nhiễm một chút lợi ích kinh tế.

Tình cảm giữa mẹ và con là tình thân tự nhiên xuất phát từ đáy lòng. Người mẹ không hề muốn được đền đáp, nhưng những người con hiếu thảo đều biết đền đáp, và cũng đền đáp một cách lặng lẽ tự giác. Chính vì tình thân đó đã ràng buộc mỗi gia đình, trở thành sức mạnh gắn bó hạn phúc cho các gia đình.

Cho nên, một gia đình có hạnh phúc hay không, không phải ở chỗ có bao nhiêu tiền, mà là ở tình thân

Một phần của tài liệu Giúp con đi đến thành công (Trang 32 - 40)