Các bài thơ sử dụng bút pháp nghệ thuật khác nhau trong xây dựng hình ảnh thơ: - Đồng chí: Bút phá hiện thực - những chi tiết hiện thực - hình ảnh gần như là trực tiếp. Hình ảnh đẹp giàu ý nghĩa biểu tượng “Đầu súng trăng treo”.
- Đoàn thuyền đánh cá: Bút pháp hiện thực kết hợp phóng đại với nhiều liên tưởng - tưởng tượng - so sánh mới mẻ độc đáo.
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Sử dụng bút pháp hiện thực - miêu tả cụ thể sinh động những chiếc xe không kính. - Ánh trăng: Có nhiều hình ảnh chỉ tiết thực, bình dị, bút pháp gợi tả là chủ yếu, không đi vào chi tiết mà hướng tới khái quát biểu tượng.
Tóm lại, mỗi bút pháp có giá trị riêng phù hợp với tư tưởng cảm xúc của bài thơ và phóng cách riêng của mỗi tác giả.
Tiết……
Ngày soạn………
NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp theo) A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh nhận biết 2 điều kiện sử dụng hàm ý: - Người nói (người viết) có ý thức đưa hàm ý vào câu nói. - Nguời nghe có đủ năng lực giải đoán hàm ý.
B. CHUẨN BỊ
C. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌCHoạt động của giáo viên và học Hoạt động của giáo viên và học
sinh Yêu cầu cần đạt
Hoạt động 1: Điều kiện sử dụng hàm ý
GV: Nêu hàm ý của câu in đậm, vì sao chị Dậu lại không nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? HS thảo luận,trả lời.
GV: Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? Vì sao chị Dậu lại phải nói rõ hơn như vậy? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ.