I. Khái niệm liên kết
1. Liên kếtnội dung
a) Ví dụ
Tác phẩm nghệ thuật nào cũng xây dựng bằng những vật liệu mượn ở thực tại (1).
Nhưng nghệ sĩ không những ghi lại cái đã có rồi mà còn muốn nói một điều gì mới
mẻ (2). Anh gửi vào tác phẩm một lá thư, một lời nhắn nhủ, anh muốn đem một phần của mình góp vào đời sống chung quanh (3).
b) Nhận xét
Chủ đề văn bản: bàn về cách người nghệ sĩ phản ánh thực tại là một trong yếu tố góp thành chủ đề chung của văn bản: “Tiếng nói của văn nghệ”.
- Nộidung chính của các câu trong đoạn văn:
Câu 1. Tác phẩm văn nghệ phản ánh thực tại;
Câu 2. Khi phản ánh thực tại nghệ sĩ muốn nói lên một điề mới mẻ.
Câu 3. Những cách thức khác nhau để thực hiện sự đóng góp đó.
- Nội dung của các câu đều hướng vào chủ đề của đoạn văn.
giữa các câu với đoạn văn gọi là liên kết nội dung. Vậy thế nào là liên kết nội dung?
HS tìm các ý về liên kết nội dung trong phần Ghi nhớ.
HS tiếp tục thảo luận câu hỏi 3: Mối quan hệ chặt chẽ về nội dung giữa các câu trong đoạn văn được thể hiện bằng những biện pháp nào? Qua những phép liên kếtnào?
GV: Như vậy ngoài liên kết nội dung còn dùng từ ngữ để liên kết. Đó là liên kết hình thức. Vậy có những biện pháp liên kết hình thức nào?
Hoạt động 2. Tổng kết
GV: Cách liên kết nội dung và hình thức trên, người ta gọi là liên kết.
HS tìm ý, trả lời lần lượt từng câu hỏi gợi ý của GV:.
- Thế nào là liên kết
- Thế nào là liên kết nội dung?
- Thế nào là liên kết hình thức?
- Các câu trong đoạn văn được sắp xếp theo trình tự hợp lý: câu trước nêu vấn đề câu sau là sự mở rộng, phát triển nghĩa của câu trước.
c) Ghi nhớ.
Liên kết nội dung:
- Các đoạn câu văn phải hướng vào chủ đề chung của văn bản.
- Các câu văn phải phục vụ chủ đề của câu. - Các câu đoạn phải được sắp xếp theo một trình tự hợp lý.