Sự phát triển tư tưởng chính trị pháp luật Marxist thời kỳ từ Công xã Pari đến cuối thế kỷ XIX.

Một phần của tài liệu Lichsucachocthuyetchinh tri (Trang 45 - 46)

I. TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA K.MARX VÀ F.ENGEL 1 Sự ra đời của chủ nghĩa Marx và bước ngoặt cách mạng trong lý luận về nhà

g. Sự phát triển tư tưởng chính trị pháp luật Marxist thời kỳ từ Công xã Pari đến cuối thế kỷ XIX.

thế kỷ XIX.

- Công xã Pari có một ý nghĩa lịch sử trọng đại. Giai cấp vô sản Pari trong quá trình cách mạng đã lập ra một hình thức nhà nước vô sản đầu tiên trên thế giới. Tổng kết kinh nghiệm của công xã Pari, Marx và Engel cho rằng đó là một minh chứng về sự cần thiết phải lật đổ bộ máy nhà nước tư sản chứ không phải là chuyển giao bộ máy nhà nước từ người này sang tay người khác.

- Marx và Engel cho rằng công xã Pari là một hình thức dân chủ thực sự đầy đủ. Công xã đã lôi kéo các tầng lớp vô sản vào phong trào, kể cả tầng lớp tiểu tư sản. Thông qua các cơ quan bầu cử và các ủy ban của công xã, công xã đã thu hút hầu hết dân chúng Pari vào việc quản lý, xóa bỏ quân đội thường trực và thay vào đó là lực lượng vũ trang tự vệ nhân dân. Trong lĩnh vực nhà nước áp dụng nguyên tắc bầu cử và thay thế tất cả những người giữ chức vụ.

- Công xã Pari đã kết hợp quyền lập pháp và quyền hành pháp. Người thông qua luật cũng là người thi hành luật. Điều đó làm cho công xã Pari trở thành kiểu nhà nước XHCN. Từ kinh nghiệm của Công xã Pari, Marx coi: “công xã là một thiết chế hành động vừa lập pháp vừa hành pháp”.

- Trong giai đoạn này, Marx và Engel viết nhiều tác phẩm tiếp tục phát triển quan điểm về nhà nước và pháp luật như “Chống Duhring”, “Phê phán cương lĩnh Gohn”. (Cương lĩnh do những người dân chủ xã hội Đức thông qua tại Gohn năm 1875). Trong “Phê phán cương lĩnh

Gohn”, Marx đã phê phán những sai lầm của phái Latsana và đưa ra nhiều luận điểm về cách

mạng XHCN:

+ Marx phê phán quan điểm về một dự án tổ chức xã hội tương lai và hệ thống pháp luật của giai cấp vô sản. trước hế Marx phê phán khái niệm “nhà nước nhân dân tự do” được nêu trong cương lĩnh Gohn. Ông cho rằng khái niệm “nhà nước tự do” là không đúng. Tự do với ai? Với nhân dân của mình hay đối với giai cấp công nhân. Marx cho rằng khái niệm này đã phủ nhận bản chất giai cấp vô sản của nhà nước. Nhà nước trong xã hội mới vẫn phải là công cụ cần thiết để cải tạo và xây dựng xã hội mới, nhà nước đó phải thuộc về giai cấp công nhân và nhân dân lao động.

+ Vấn đề pháp luật trong CNXH, Marx cho rằng: sau khi cách mạng vô sản thành công thì pháp luật mang tính xã hội vẫn tồn tại như một hệ thống những qui phạm xã hội. Pháp luật ấy tồn tại một phần là để trấn áp sự phản kháng còn tàn dư giai cấp bóc lột nhưng chủ yếu là để đấu tranh chống lại những khuynh hướng không bình thường tách rời quá trình phát triển chung, đấu tranh với nhưng vi phạm trật tự xã hội, với tội phạm, với tất cả những cái cũ còn tồn tại sau cách mạng vô sản và nhất là sự duy trì pháp luật để tổ chức những quan hệ xã hội mới, tổ chức các quá trình kinh tế trong xã hội nhằm đảm bảo cho sự thắng lợi của CNXH.

+ Trong khi phân tích về xã hội tương lai, Marx cho rằng: trong giai đoạn đầu của xã hội tương lai chưa có sự bình đẳng xã hội hoàn toàn. Con người trong một xã hội bất kỳ rất khác nhau về thể chất và tinh thần, người này có thể đóng góp nhiều hơn người khác. Trong CNXH,

mỗi người có phần đóng góp cho xã hội và được xã hội công nhận sự đóng góp ấy, lao động của họ được trả công tương ứng với kết quả lao động do vậy còn tình trạng người này hưởng thụ nhiều hơn người khác. Song ở đây, ta thấy con người đã tìm ra được một thước đo quan trọng phần lao động mà họ đóng góp cho xã hội. Chính luật pháp đã cho chúng ta thước đo này. Luật pháp đã đưa ra một qui phạm duy nhất, bình đẳng đối với tất cả mọi người. Qui phạm pháp luật áp dụng một cách giống nhau với tất cả mọi người.

+ Trong CNXH, luật pháp còn thực hiện chức năng kiểm tra đóng góp và hưởng thụ của mỗi người theo nguyên tắc: làm theo năng lực, hưởng theo lao động, thực hiện chức năng giáo dục con người những thói quen lao động, góp phần tạo ra con người mới có ý thức lao động vì lợi ích của toàn xã hội.

+ Khi xã hội đạt được mức độ phát triển nhất định có những điều kiện và khả năng tạo ra sự giàu có đáp ứng đầy đủ nhu cầu của con người thì xã hội chuyển từ giai đoạn XHCN sang giai đoạn CNCS. Nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo lao động” được thay thế bằng nguyên tắc “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” thì luật pháp không còn nữa. Như vậy, pháp luật là cần thiết trong giai đoạn đầu của CNCS. Vận mệnh của pháp luật gắn liền với hệ thống phân phối xã hội theo lao động, đảm bảo việc kiểm tra lao động và kiểm tra hưởng thụ. Khi nào vai trò kiểm tra không cần thiết nữa thì cũng không cần phải có pháp luật.

Một phần của tài liệu Lichsucachocthuyetchinh tri (Trang 45 - 46)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w