Tư tưởng chính trị của Thomas Jefferson trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ.

Một phần của tài liệu Lichsucachocthuyetchinh tri (Trang 35 - 36)

IV. TƯ TƯỞNG CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT Ở MỸ THỜI KỲ GIÀNH ĐỘC LẬP

b. Tư tưởng chính trị của Thomas Jefferson trong Tuyên ngôn độc lập Mỹ.

Quốc hội liên hiệp các tiểu bang giành độc lập đã lựa chọn Jefferson để soạn thảo bản Tuyên ngôn độc lập. Sở dĩ như vậy là vì Quốc hội thấy rằng trong số các thành viên của mình không ai có biệt tài diễn tả ý định của Quốc hội một cách rõ ràng và khúc triết hơn ông.

Nhà chính trị học R.L.Bruckbager viết: “Ông thông cảm với dân tộc ông và ông viết bản Tuyên ngôn này chẳng khác gì cây vĩ cầm tự động phát âm thanh khi có làn sóng âm thanh đúng giây đụng tới. Người ta đã chọn ông là người đa cảm nhất, thâu nhận đầy đủ những cảm khí, tất cả những cảm giác, tất cả những niềm tin của xứ sở và đều diễn tả nó một cách đúng đắn nhất”.

John Adams, tổng thống Mỹ thứ hai sau Washington cũng nói rằng, Jefferson có một khả năng diễn tả rất đặc biệt. Ông đã viết bằng cảm hứng tự nhiên, giản dị giống như cảm hứng tự nhiên và giản dị đã thúc đẩy quân dân Mỹ chiến đấu giành độc lập tại trận Concord.

Bản Tuyên ngôn độc lập Mỹ có thể được chia thành hai phần: 1. bản tuyên ngôn về nguyên tắc chính trị, 2. Sự áp dụng những nguyên tắc này vào hoàn cảnh lịch sử đã đưa đến nền độc lập nước Mỹ.

Bản Tuyên ngôn về nguyên tắc ghi rõ: “Trải qua các biến cố của nhân loại, khi một dân

tộc tự xét cần phải cắt đứt mọi giây liên lạc chính trị ràng buộc họ với mọi dân tộc khác và tranh thủ lấy giữa các quốc gia trên toàn cầu địa vị độc lập và bình đẳng mà định luật của vạn vật cho quyền họ được hưởng thì mọi sự tôn trọng chính đáng dư luận của nhân loại bắt buộc dân tộc nói trên tuyên bố các lý do đã xui khiến họ quyết định sự ly khai kia”.

Chúng ta xem những sự thật sau đây vốn là dĩ nhiên: - Là mọi người sinh ra bình đẳng

- Là thượng đế đã ban cho họ một số quyền bất khả nhượng. trong số đó có quyền được sống, quyền được tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc.

- Là để bảo vệ các quyền này, loài người thiết lập giữa họ những chính phủ mà quyền lực chính đáng do các người bị trị thoả thuận trao cho họ.

- Là nếu một chính phủ dù dưới hình thức nào phủ nhận các cứu cánh kia, dân tộc đó có quyền cải tổ chính phủ ấy hoặc phế bỏ đi và thành lập chính phủ mới mà họ sẽ xây dựng trên những nguyên tắc nhất định. Và họ sẽ tổ chức quyền lực chính phủ này theo những hình thức mà họ xét thấy thích hợp để đảm bảo an ninh và hạnh phúc cho họ.

Ở vấn đề thứ hai, soạn thảo Tuyên ngôn viết: “Bởi thế, chúng tôi, các đại diện của Hợp

chủng quốc Mỹ châu họp thành Đại hội nghị:

- Có thượng đế của vạn vật suy xét tính chất thẳng thắn về cái ý định của chúng tôi. - Nhân danh và thừa lệnh dân tộc lương thiện của các thuộc địa này.

- Trịnh trọng công bố và tuyên bố rằng, các thuộc địa hợp nhất này là và đương nhiên phải là những quốc gia tự do và độc lập.

“Rằng các thuộc địa này được thoát ly khỏi mọi sự trung thuận với Anh hoàng và rằng: Mọi liên lạc chính trị giữa các thuộc địa này với quốc gia Anh cát lợi được và hoàn toàn bị thủ tiêu” và rằng, nhân danh những quốc gia được tự do và độc lập, các thuộc địa này có toàn quyền tuyên chiến, nghị hoà, kết giao, chủ trương những hành vi thương mại và mọi hành vi khác mà những quốc gia độc lập có quyền thi hành.

Và để ủng hộ tuyên ngôn này:

- Với một nền tư tưởng vững vàng và sự bảo vệ của Đấng tối cao tạo hoá.

- Chúng tôi cùng nguyện với nhau hy sinh tính mạng và tài sản và danh dự thiêng liêng của chúng tôi”.

Tóm lại, bản Tuyên ngôn này có thể tóm tắt như sau: Chính Thượng đế là đấng sáng tạo ra vạn vật và nhân loại trong vạn vật này. Tất cả mọi người đều được sinh ra bình đẳng. Từ sự bình đẳng nguyên thuỷ này phát sinh ra những quyền và cả những bổn phận, những bổn phận tuy không được vạch ra rõ rệt nhưng được bao hàm rõ rệt.

Những quyền được đặt ra trên hết là quyền sống, quyền tự do và quyền theo đuổi hạnh phúc.

Những bổn phận là bổn phận với Thượng đế vì Thượng đế một khi là tạo hoá có quyền được nhận sự tôn thờ của chúng ta vì Thượng đế một khi là thẩm phán có quyền thưởng và phạt.

Giá trị và công lý của bất cứ chế độ nào được thiết lập ra, tính cách hợp pháp cần thiết của những chế độ này được đánh giá tuỳ theo sự biết tuân theo trật tự thiên nhiên bất di, bất dịch của các chế độ. Trật tự của vạn vật là trước hết. Trật tự chính trị đi sau, lệ thuộc vào trật tự thiên nhiên. Trật tự chính trị chỉ đúng lý ở sự tuân theo trật tự tự nhiên. Do đó, nếu một chế độ chính trị, đáng lý phải duy trì trật tự tự nhiên, lại cản trở hoặc làm nguy hại đến trật tự này thì ta có quyền tối cao và nhiệm vụ thiêng liêng phải thay đổi và lật đổ chế độ này.

Sau khi bản Tuyên ngôn được Jefferson soạn thảo và gửi lên Quốc hội phê chuẩn. Nhìn chung bản Tuyên ngôn được Quốc hội phê chuẩn không khác nhiều so với bản thảo của Jefferson.

Nội dung các tư tưởng của Jefferson là những tư tưởng tiến bộ, góp phần to lớn trong cuộc đấu tranh giành độc lập của nhân dân Mỹ.

Một phần của tài liệu Lichsucachocthuyetchinh tri (Trang 35 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w