Sự phát triển tư tưởng chính trị pháp luật Marxits giai đoạn từ 1848 đến Công xã Pari.

Một phần của tài liệu Lichsucachocthuyetchinh tri (Trang 43 - 44)

I. TƯ TƯỞNG NHÀ NƯỚC VÀ PHÁP LUẬT CỦA K.MARX VÀ F.ENGEL 1 Sự ra đời của chủ nghĩa Marx và bước ngoặt cách mạng trong lý luận về nhà

d. Sự phát triển tư tưởng chính trị pháp luật Marxits giai đoạn từ 1848 đến Công xã Pari.

Pari.

1.d. Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh cách mạng 1848-1851, phát triển lý luận cách mạng XHCN và CCVS.

Từ kinh nghiệm cách mạng 1848 ở Pháp, Đức, Áo, Marx và Engel đã tiếp tục phát triển lý luận về cách mạng XHCN và CCVS:

- Tư tưởng về CCVS đã được cụ thể hóa hơn. Trong tác phẩm “Đấu tranh giai cấp ở

Pháp”“Ngày 18 tháng sương mù của Lui Bonapacter” Marx nghiên cứu các sự kiện ở Pháp,

còn trong “Chiến tranh nông dân ở Đức”, “Cách mạng và phản cách mạng ở Đức” Engel tập trung nghiên cứu tình hình ở Đức. Tư tưởng lớn nhất trong các tác phẩm này là: Vấn đề có tính nguyên tắc của CCVS là cần phải thiết lập nhà nước CCVS, khẳng định việc đập tan bộ máy nhà nước tư sản là điều kiện tất yếu của thắng lợi vô sản, để giai cấp vô sản giành chính quyền. Marx cũng chỉ rõ cuộc đảo chính về mặt nhà nước của Bonapacter là chiến thắng của quyền lực hành pháp đối với quyền lập pháp, dẫn tới sự xuất hiện của bộ máy quan liêu quân sự, nó là con đẻ của chế độ chuyên chế và càng trở nên chuyên chế trong quá trình đàn áp phong trào cách mạng của công nhân.

- Marx đã đưa ra tư tưởng về liên minh công nông. Ông chỉ ra rằng lợi ích của nông dân ngày càng trở nên mâu thuẫn với lợi ích tư sản. Nông dân vì vậy đã tìm thấy người đồng hành và lãnh đạo tất nhiên của mình ở vô sản thành thị.

- Tổng kết kinh nghiệm đấu tranh giai cấp, Marx rút ra những kết luận khoa học về CCVS:

+ Sự tồn tại của các giai cấp liên quan chỉ với các giai đoạn lịch sử nhất định của sự phát triển sản xuất.

+ Đấu tranh giai cấp tất yếu dẫn tới CCVS.

+ CCVS chỉ là bước quá độ để đi đến xóa bỏ mọi giai cấp và đi đến một hội không có giai cấp.

- Marx và Engel tiếp tục phát triển tư tưởng về vai trò, sứ mệnh lịch sử của giai cấp công nhân. Các ông coi giai cấp vô sản là lực lượng cách mạng quyết định trong quá trình cách mạng XHCN và chính họ là người thực hiện chuyên chính. Giai cấp vô sản không chỉ là người dẫn dắt

nhân dân trong quá trình cách mạng mà còn cả trong quá trình tổ chức xây dựng xã hội mới, điều đó là vì:

+ Giai cấp vô sản đại diện cho PTSX ổn định và tiến bộ hơn do họ có phương pháp và kiểu cách sản xuất tốt hơn.

+ Giai cấp công nhân không có sở hữu cá thể khác với giai cấp nông dân. Khi con người có sở hữu cá nhân dù là nhỏ họ có xu hướng muốn tăng sở hữu đó. Xã hội tương lai phải xóa bỏ sở hữu cá thể, việc này chỉ có giai cấp vô sản mới thực hiện được, giai cấp công nhân là người luôn bảo vệ lý tưởng giải phóng xã hội bóc lột khỏi sự phân chia giai cấp.

+ Đặc điểm của giai cấp công nhân đó là giai cấp mà vị trí khách quan và ý thức của họ đã không cho họ trở thành giai cấp ích kỷ. Đối với các giai cấp có sở hữu cá thể thì họ luôn hướng đến việc tăng cường sở hữu, dẫn đến xung đột về lợi ích với các giai cấp khác. Giai cấp tư sản chống phong kiến thì họ làm như vì lợi ích của toàn dân nhưng sau khi được nhân dân giúp đỡ lật đổ được phong kiến thì họ lại dặt quyền lợi của mình đối lập với lợi ích của nhân dân. Giai cấp công nhân thì khác, quyền lợi của họ luôn phù hợp với quyền lợi chung của xã hội kể cả trong và sau khi cách mạng vô sản thành công. Giai cấp công nhân là động lực của tiến bộ xã hội, không thể tiến lên CNXH nếu thiếu vai trò lãnh đạo của giai cấp công nhân.

- Trong những nước mà chưa có lực lượng vô sản lớn mạnh, Marx cho rằng để đi lên CNXH thì vấn đề quan trọng là các lực lượng xã hội chống phong kiến, chống tư sản phải dựa vào tư tưởng tiến bộ của giai cấp vô sản. Trong những điều kiện đó thắng lợi của cách mạng XHCN, của công cuộc xây dựng CNXH sẽ phức tạp và kéo dài hơn.

- Tư tưởng đặc biệt quan trọng mà Marx, Engel nêu ra là nhà nước tư sản là bộ máy thống trị, bóc lột con người, đó là bộ máy quan liêu để bảo vệ lợi ích cho chúng. Giai cấp công nhân nắm chính quyền không chỉ ở việc xác lập quyền thống trị mà công việc của nhà nước của giai cấp công nhân cần đi theo một hướng hoàn toàn mới đó là đập tan bộ máy nhà nước cũ, xây dựng nhà nước kiểu mới nhằm xóa bỏ sự bóc lột và bất công.

2.d. Vấn đề pháp luật trong tác phẩm kinh tế của Marx và Engel.

Từ những năm 50, thế kỷ XIX, Marx và Engel bắt đầu nghiên cứu tiền đề của cách mạng XHCN, trong đó Marx tập trung nghiên cứu vấn đề này gắn với nghiên cứu vấn đề kinh tế.

- Trong tác phẩm “Tư bản” Marx đã chỉ rõ mối liên hệ giữa nhà nước và kinh tế thể hiện tính chất chung giữa kiến trúc thượng tầng và cơ sở hạ tầng. Nhà nước và pháp luật chỉ là kết quả của sự phát triển kinh tế xã hội, trong đó nhà nước thể hiện lợi ích của giai cấp thống trị về kinh tế. Kết luận này hoàn toàn khác với các nhà kinh tế trước Marx coi nhà nước là lực lượng đứng trên kinh tế, trên xã hội, không nêu được mối liên hệ bên trong của nhà nước.

- Trong “Tư bản”, Marx cũng đã chỉ rõ kinh tế và các QHSX quyết định sự phát triển của nhà nước và pháp luật nhưng nhà nước và pháp luật lại có thể tác động ngược trở lại quá trình phát triển kinh tế, tức là chỉ ra khả năng nhà nước lãnh đạo kinh tế. Đó là một nhận xét sâu sắc.

- Trong lĩnh vực pháp luật cần thiết phải chú ý đến sự tương quan giữa kinh tế và pháp luật. Marx đã chỉ ra những quan hệ pháp lý, quan hệ kinh tế và quan hệ buôn bán hàng hóa ở thị trường không tách rời nhau trên cơ sở đó chỉ ra nguồn gốc thấp kém của khẩu hiệu tự do tư sản, thực tế đó chỉ là tự do, bình đẳng trong trao đổi hàng hóa.

- Một đóng góp to lớn của Marx là đã chỉ ra rằng sự phát triển pháp luật không hoàn toàn trùng với phát triển kinh tế, tuy rằng phát triển kinh tế quyết định phát triển pháp luật. Dưới tác động của một số điều kiện khách quan và chủ quan, người làm luật và luật lệ có thể tách rời ra khỏi thế giới kinh tế tức là pháp luật cũng có tính độc lập tương đối với kinh tế.

Một phần của tài liệu Lichsucachocthuyetchinh tri (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w