Tư tưởng chính trị pháp quyền của Rousseau

Một phần của tài liệu Lichsucachocthuyetchinh tri (Trang 26 - 29)

II. CÁC HỌC THUYẾT CHÍNH TRỊ PHÁP LUẬT Ở PHÁP THỜI KỲ CÁCH MẠNG TƯ SẢN CUỐI THẾ KỶ X

b. Tư tưởng chính trị pháp quyền của Rousseau

- Rousseau không chỉ đơn thuần phê phán các thiết chế phong kiến nào đó mà bác bỏ hoàn toàn cả hệ thống chế độ chính trị pháp quyền áp bức nhân dân.

- “ Khế ước xã hội ” là tên vắn tắt bản luận văn của Rousseau. Với luận văn này, ông

muốn gắn liền cái mà luật pháp cho phép làm với cái mà lợi ích thúc đẩy phải làm, khiến cho công lý và lợi ích không tách rời nhau.

+ Rousseau xuất phát từ giả thiết về trạng thái tự nhiên mà trong đó mọi người đều bình đẳng. Trạng thái ấy được gọi là thế kỷ hoàng kim, chưa có tư hữu và bất công xã hội. Trạng thái tự nhiên có đặc điểm là tự do, bình đẳng và chỉ tồn tại sự bất bình đẳng về thể chất như sức khoẻ, tuổi tác. Ông đặt vấn đề cần phải có một khế ước hay công ước xã hội khi con người thoát khỏi trạng thái tự nhiên để trở thành con người dân sự trong xã hội. Đối với người cai trị bao giờ cũng có khác biệt lớn giữa việc thống trị nhiều người và quản lý một xã hội. Sự thống trị nhiều người chưa phải là tổ hợp xã hội, không có phúc lợi chung mà cũng không có cơ thể chính trị vì quyền của người thống trị tách rời với mọi người. Ông khẳng định: phương pháp duy nhất để con người tự bảo vệ là họ phải kết hợp với nhau thành một lực lượng chung, được điều khiển bằng một động cơ chung, khiến mọi người đều bình đẳng một cách hài hoà. Tìm ra một hình thức liên kết với nhau để dùng sức mạnh chung mà bảo vệ mọi thành viên. Đó là vấn đề cơ bản của khế ước xã hội đề ra cách giải quyết. Các điều khoản của khế ước xã hội sẽ qui vào một điểm duy nhất là: Mỗi thành viên từ bỏ quyền riêng của mình để gộp hết vào quyền chung và không ai bị thiệt thòi khi tham gia vào khế ước xã hội. Thực chất của công ước xã hội có thể qui vào công thức sau đây: Mỗi người đặt mình và quyền lực của mình dưới sự điều khiển tối cao của ý chí chung và chúng ta tiếp nhận mỗi thành viên như một bộ phận không thể tách rời của toàn thể.

+ Với khế ước xã hội con người mất đi cái tự do thiên nhiên và quyền được làm những điều muốn làm nhưng mặt khác con người thu lại quyền tự do dân sự và quyền sở hữu những gì mà anh ta có được. Trong trạng thái dân sự, con người còn có quyền tự do tinh thần khiến anh ta trở thành người chủ thật sự của chính mình.

- Rousseau gắn bất bình đẳng trong xã hội với sự xuất hiện của chế độ tư hữu, nảy sinh trong quá trình hoàn thiện công cụ sản xuất cũng như với những lầm lạc của con người. Từ đó xuất hiện kẻ giàu người nghèo và cuộc đấu tranh giữa họ.

- Rousseau đưa ra tư tưởng chủ quyền thuộc về nhân dân. Ông khẳng định rằng chủ quyền nhân dân là một thực thể tập thể, nó không thể được đại diện bởi một cá nhân nào mà là quyền lực được tiến hành bởi ý chí chung hay đa số không thể phân chia. Chủ quyền không thể chuyển giao cho cá nhân, nó luôn luôn thuộc về nhân dân và thể thể bị hạn chế bởi bất kỳ đạo luật nào. Ông phê phán học thuyết đại diện nhân dân của Montesquieu, tư tưởng dân chủ xuyên suốt toàn bộ học thuyết của Rousseau là quyền lực thuộc về nhân dân.

- Rousseau chống lại tư tưởng phân quyền của Montesquieu. Theo ông, quyền hành phải hợp nhất trong tay chủ thể, nếu có phân ra các cơ quan nắm giữ các nhiệm vụ khác nhau cũng phải xem cơ quan đó là dụng cụ của chủ thể nhân dân và lệ thuộc vào chủ quyền nhân dân.

- Rousseau phân biệt quyền lập pháp và quyền hành pháp. Quyền lực thứ nhất là ý chí của tổ chức chính trị còn quyền lực thứ hai là sức mạnh của nó. Bởi lẽ quyền lập pháp chỉ có thể là của nhân dân cho nên nhân dân có quyền quyết định hình thức chính phủ. Chính quyền lập pháp được thiết lập do Khế ước xã hội, còn chính quyền hành pháp được thành lập bởi văn bản của quyền lực lập pháp có chủ quyền, điều này sẽ quy định vai trò phụ thuộc của chính phủ vào quyền lập pháp.

- Nhằm ngăn ngừa việc tiếm quyền từ phía chính phủ, ông đề nghị tiến hành định kỳ các đại hội nhân dân mà tại đó chính phủ phải có trách nhiệm báo cáo. Việc khai mạc các đại hội này bắt đầu bằng hai đề nghị được biểu quyết riêng rẽ. Nhân dân phải quyết định :

+ Họ có cần duy trì hình thức chính phủ hiện hành không ?

+ Có nên tiếp tục duy trì quyền quản lý trong tay những người đang thừa hành không ? Với việc đặt chính phủ dưới quyền kiểm tra của nhân dân, ông muốn ngăn ngừa việc tiếm quyền của nhân dân từ phía chính phủ. Ông còn đề nghị thiết lập tổ chức đặc biệt đó là Toà án là cơ quan bảo vệ luật pháp và quyền lập pháp

Rousseau thừa nhận quyền của nhân dân phản kháng chống bạo chúa. Cách mạng có ý nghĩa phúc lợi. Cách mạng có khả năng giúp nhân dân tránh chiến tranh, ông gắn trực tiếp vấn đề thiết chế nhà nước với việc đảm bảo hoà bình. Trong các điều kiện cầm quyền chuyên chế, hoà bình không thể đảm bảo được do vậy để có hoà bình phải tiêu diệt chế độ chuyên chế.

Tóm lại :

- Ảnh hưởng của Rousseau đối với những người đương thời, đặc biệt là vào thời kỳ cách mạng đã làm lu mờ ảnh hưởng của Voltaine và Montesquieu. Học thuyết của ông được các phái lập hiến, những người Girôngđanh và đặc biệt là Giacôbanh sử dụng rộng rãi. Tư tưởng của ông được ghi nhận về mặt pháp lý trong “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm 1789, 1793 cũng như trong các văn kiện cách mạng khác. Ông không chỉ đã chuẩn bị cho nhân dân tiến công vào chế độ phong kiến, vũ trang tư tưởng cho họ mà còn là ngọn cờ cho những lực lượng đưa cách mạng tới đỉnh cao của nó là nền chuyên chính Giacôbanh.

- Ảnh hưởng của Rousseau đã vượt qua giới hạn thế kỷ XVIII và ra ngoài phạm vi tư tưởng dân chủ tư sản. Các tư tưởng của ông về con người sinh ra tự nhiên là như nhau, nghĩa vụ lao động đối với tất cả mọi người, quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân…đã làm ông trở thành người tiên đoán tư tưởng xã hội chủ nghĩa, mặc dù bản thân ông chưa phải là nhà xã hội chủ nghĩa.

4.Tư tưởng chính trị - pháp luật của phái Giacôbanh và của Rôbexpie (Robespierre)

Cương lĩnh cải cách chính trị tiến bộ của Rousseau đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến trình cách mạng Pháp. Những người có công vận dụng tư tưởng của Rousseau là nhóm Giacôbanh và nhà tư tưởng đứng đầu nhóm này là Robespierre (1758-1794). Ông là lãnh tụ của phái Giacôbanh, ông đã biến những tư tưởng dân chủ tiểu tư sản Rousseau thành hệ tưởng chính thống của nền chuyên chính vô sản Giacôbanh.

- Trong báo cáo gửi hội nghị quốc ước ngày 25/12/1793 “Về những nguyên tắc cầm

quyền cách mạng” Robespierre không những chỉ ra phương tiện cần thiết để dẫn tới chiến thắng

của cách mạng mà còn xác định mục tiêu của cách mạng tức giới hạn mà những người Giacôbanh phải đạt tới. Đó là sử dụng hoà bình, tự do, bình đẳng và sự ngự trị của công lý vĩnh cửu. Tự do, bình đẳng phải đến với mọi công dân không loại trừ ai, không phụ thuộc vào tài sản của họ. Theo ông bình đẳng về tài sản là cái không thể có mà chỉ có thể là bình đẳng về chính trị.

- Robespiere đưa ra một chương trình dân chủ rộng lớn. Nguyên tắc cơ bản của nó thừa nhận chủ quyền vô hạn của nhân dân. Nhân dân là người cầm quyền tối cao, còn chính phủ thì phục tùng pháp luật. Chính phủ và các quan chức là người đại diện đơn thuần, những người thực hiện ý chí của nhân dân. Các chức vụ xã hội không phải là danh vọng mà là trách nhiệm xã hội. Trong dự thảo “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” ông viết: “Nhân dân là người có chủ quyền, còn chính phủ do nhân dân lập ra và là sở hữu của dân, các quan chức xã hội là đầy tớ của dân”. Nhân dân có quyền thay đổi chính phủ, có một quyền thiêng liêng là khởi nghĩa chống lại chính phủ đã vi phạm các quyền của mình, bởi lẽ “ việc chống lại áp bức là kết quả rút ra từ các quyền khác của con người và công dân ”. Hơn thế nữa, sự nổi dậy chống lại chính phủ như vậy còn là trách nhiệm thiêng liêng của công dân. Robespierre xác định những đảm bảo ngăn ngừa việc lạm quyền của các quan chức: các quan chức được bầu với thời hạn không quá 2 năm, họ có thể bị bãi chức vào bất kể lúc nào, không ai được giữ cùng một lúc hai chức vụ xã hội…

- Tính dân chủ trong cương lĩnh của những người Giacôbanh được thể hiện ở chỗ nó quy định việc giữ mọi chức vụ đều thông qua con đường bầu cử không tuỳ thuộc vào điều kiện tài sản. Từ 1789, ngay sau khi cách mạng bắt đầu, Robespierre đã đấu tranh chống lại việc hạn chế quyền bầu cử bởi điều kiện tài sản. Ông cho rằng trong chế độ bầu cử như vậy của cải sẽ biến thành đặc quyền chính trị. Theo ông, chế độ tổng tuyển cử là công cụ nhờ đó chống lại quyền lực của đồng tiền. Cũng như Rousseau, ông khẳng định pháp luật cần phải thể hiện ý chí chung do đó nếu nhân dân không tham gia vào việc lập ra nó, nhân dân bị tước quyền chính trị thì chủ quyền của nhân dân trở thành giả tạo, hiến pháp hạn chế quyền bầu cử theo điều kiện tài sản chỉ là hiến pháp của tầng lớp quí tộc giàu có.

- Cương lĩnh của Robespierre bảo vệ quyền tổng tuyển cử. Ông kịch liệt phê phán việc phân chia các công dân thành tích cực và thụ động do những người thuộc phái lập hiến đưa ra. Việc tước quyền tích cực của công dân là tội phạm nặng nhất, là sự sỉ nhục dân tộc. Xuất phát từ quan điểm trên “Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền” năm 1793 của những người Giacôbanh theo tinh thần của Rousseau đã tuyên bố rằng: “pháp luật là sự thể hiện một cách tự do và long trọng ý chí chung” và đã thiết lập chế độ tổng tuyển cử. Các quan chức có trách nhiệm báo cáo trước dân, có trách nhiệm tư pháp trước hoạt động xã hội của mình, quyền hạn của họ mạng tính tạm thời…bãi bỏ sự khác biệt giữa người cầm quyền và người bị trị.

- Robespierre đưa ra tư tưởng có giá trị là những kẻ áp bức một dân tộc nào đó là kẻ thù của mọi dân tộc. Nhân dân tất cả các dân tộc đều là anh em do vậy sự ủng hộ của nhân dân nước này đối với nhân dân nước khác trong sự nghiệp giải phóng khỏi ách chuyên chế là nghĩa vụ của mình.

- Tiếp tục tư tưởng của Rousseau, ông chống lại bất công sở hữu cực đoan, đòi hỏi hạn chế quyền tư hữu bằng cách thiết lập thuế luỹ tiến, sự trợ giúp của nhà nước đối với người nghèo. Xã hội có trách nhiệm tạo việc làm cho các thành viên, người giàu phải quan tâm đến người nghèo nhưng ông không chống lại tư hữu.

- Robespierre bênh vực cho nền cộng hoà, đó là nhà nước mà nhân dân làm chủ, là người chủ tối thượng, được tổ chức và hoạt động theo pháp luật do chính nhân dân thông qua. Nhân dân tự bản thân có thể làm tất cả những gì mà họ có thể làm được thông qua những đại biểu xứng đáng. Do vậy, quyền lập hiến là quyền tối cao chỉ thuộc về nhân dân, không một đại diện nào có quyền ngăn cản. Ông phân biệt luật và sắc lệnh và cho rằng sắc lệnh là những luật chỉ có thể được thông qua với điều kiện đã trưng cầu dân ý.

- Theo ông, chỉ những cử tri và những người được uỷ nhiệm mới có quyền thông qua pháp luật. Những thành viên hành pháp và các nhà quản lý chỉ đơn thuần là những công chức. Theo ông về bản chất nhân dân là tốt song những người được uỷ nhiệm có thể bị hủ hoá. Do đó, để hạn chế những rủi ro trên phải thành lập nhiều hội đồng bằng các cuộc trưng cầu dân ý, duy trì sự tiếp xúc thường xuyên giữa người được uỷ nhiệm với người uỷ nhiệm, nhiệm kỳ với thời gian ngắn của người được uỷ nhiệm và thường xuyên báo cáo trước nhân dân.

Những tư tưởng của Robespierre có giá trị to lớn trong cách mạng Pháp, là tư tưởng chính trong nền chuyên chính Giacôbanh và là cơ sở cho Hiến pháp 1793. Đó là hiến pháp thể hiện sự tiến bộ hơn so với hiến pháp đầu tiên năm 1791. Hiến pháp 1793 quy định thành lập Hội đồng hành pháp gồm 24 người do quốc hội lập pháp cử ra và hàng năm một nửa số thành viên của uỷ ban này phải thay đổi.

Một phần của tài liệu Lichsucachocthuyetchinh tri (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(52 trang)
w