Vi tảo (Đọc thêm)

Một phần của tài liệu noi dung on tap vi sinh vat hoc thuc pham (Trang 39 - 40)

Vi tảo là những vi sinh vật đã có màng nhân, có khả năng tổng hợp các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ nhờ có diệp lục tố để quang hợp.

Tảo nói chung và vi tảo nói riêng có vai trò rất quan trọng trong tự nhiên và trong đời sống nhân loại. Chúng ta biết rằng đại dương chiếm 71% diện tích bề mặt Trái đất. Một số tác giả Hoa Kỳ cho rằng hàng năm, tảo có thể tổng hợp ra trong đại dương 70-280 tỷ tấn chất hữu cơ. Trong các thủy vực nước ngọt tảo cung cấp oxy và hầu hết thức ăn sơ cấp cho cá và các động vật thủy sinh khác. Tảo góp phần bảo vệ môi trường nuôi thủy sản bằng cách tiêu thụ bớt lượng muối khoáng dư thừa. Canh tác biển là nhằm trồng và thu hoạch các tảo sinh khối lớn và có hàm lượng dinh dưỡng cao. Nhiều tảo biển còn khai thác để sản xuất thạch (agar), alginate, sản phẩm giàu iod... Nhiều tảo đơn bào được nuôi trồng công nghiệp để tạo ra những nguồn thức ăn cho ngành nuôi tôm hay thuốc bổ trợ giàu protein, vitamin và vi khoáng dùng cho người. Một số vi tảo được dùng để sản xuất carotenoid, astaxanthin, các acid béo không bão hòa... Tảo silic tạo ra các mỏ diatomid, đó là loại nguyên liệu xốp, nhẹ, mịn được dùng trong nhiều ngành công nghiệp.

Tảo phân bố hết sức rộng rãi khắp mọi nơi, từ đỉnh núi cao đến đáy biển sâu. Những tảo sống ở lớp nước phía trên được gọi là Tảo phù du (Phytoplankton) còn những tảo sống bám dưới đáy thủy vực, bám trên các vật sống hay thành tàu thuyền được gọi là Tảo đáy (Phytobentos).

Dạng tảo cộng sinh với nấm thành Địa y cũng là dạng phân bố rất rộng rãi và nhiều loài đã được khai thác dùng làm dược phẩm, nước hoa, phẩm nhuộm và các mục đích kinh tế khác (hiện đã biết tới 20 000 loài Địa y thuộc 400 chi khác nhau).

Vi tảo (Microalgae) là một nhóm vi sinh vật có diệp lục tố và có khả năng quang năng tự dưỡng tạo các hợp chất hữu cơ từ các hợp chất vô cơ.

Vi tảo được chia thành 10 ngành:

1. Cyanophyta Ngành Tảo lam hay vi khuẩn lam 2. Prochlorophyta Ngành Tảo tiền lục

3. Rhodophyta Ngành Tảo đỏ

4. Heterokontophyta Ngành Tảo lông roi lệch 5. Haptophyta Ngành Tảo lông roi bám 6. Eustigmatophyta Ngành Tảo hạt

7. Cryptophyta Ngành Tảo hai lông roi 8. Dinophyta Ngành Tảo hai rãnh 9. Euglenophyta Ngành Tảo mắt 10.Chlorophyta Ngành Tảo lục

Mỗi ngành này đều có đặc điểm tiến hóa riêng. Chúng phân bố rộng, trong biển, sông, suối , ao, hồ, …

Một phần của tài liệu noi dung on tap vi sinh vat hoc thuc pham (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(66 trang)