GIẤY CHỨNG NHẬN

Một phần của tài liệu Tổ chức Kế toán tiền lương và các khoản trích trích theo lương tại Công ty Cổ phầnTPS Tri – Vision (Trang 43 - 48)

Quyển sổ: 153 Số: 35

Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh

Đơn vị công tác: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Lý do nghỉ viêc: cảm sốt

Số ngày nghỉ: 4 ngày (từ ngày 13/09/2010 đến hết ngày 18/09/2010) Xác nhận của phụ trách đơn vị

Số ngày thực nghỉ là 4 ngày

Ngày 18/09/2010 Thủ trưởng đơn vị Bác sĩ khám chữa bệnh (Ký tên, đóng dấu) (Ký tên, đóng dấu)

Trên cơ sở “Giấy chứng nhận” của chị Nguyễn Thị Ánh, kế toán sẽ tính mức trợ cấp BHXH mà chị được hưởng sau đó chuyển cho Ban chấp hành công đoàn và thủ trưởng kí duyệt

Vậy khoản trợ cấp BHXH mà chị Ánh được tính là: Mức hưởng trợ

cấp BHXH =

Hệ số lương cấp bậc * mức lương tối thiểu

* Số ngày nghỉ 22 (ngày)

= 780.000*2,34/22*4 = 331.854 đ

PHIẾU THANH TOÁN TRỢ CẤP BHXH

Họ và tên: Nguyễn Thị Ánh

Nghề nghiệp: Nhân viên phòng Hành chính

Đơn vị công tác: Công ty Cổ phần TPS Tri – Vision Thời gian đóng BHXH : 4 năm

Thời gian nghỉ: 4 ngày Mức trợ cấp : 331.854 đồng

(Ba trăm ba mươi mốt nghìn tám trăm năm mươi bốn đồng) Người lĩnh tiền Kế toán BCH công đoàn Thủ trưởng đơn vị (Ký tên) (Ký tên) (TM ký tên) (Ký tên và đóng dấu)

Theo quy định chung của công ty, hàng tháng Phòng Kế toán căn cứ vào danh sách cán bộ công nhân viên tham gia đóng bảo hiểm do phòng Hành chính lập và đăng ký với cơ quan bảo hiểm để xác định mức trích BHXH vào chi phí sản xuất kinh doanh là 22%, còn số tiền BHXH 8.5% thu của cán bộ công nhân viên được khấu trừ vào tiền lương hàng tháng, hàng quý. Sau đó kế toán tiền lương sẽ tiến hành kiểm tra đối chiếu, quyết toán số tiền tham gia đóng BHXH của cán bộ công nhân viên với cơ quan bảo hiểm.

2.2.3.3. Các khoản trích theo lương BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN

Theo quy định hiện nay hàng tháng Công ty căn cứ vào tiền lương cơ bản của công nhân viên để trích 26.5% lương cơ bản nộp cho quỹ BHXH cấp trên. Trước kia BHXH chỉ tính 17% trên lương cơ bản, còn BHYT tính 3.5% trên lương cơ bản; nhưng theo quy định hiện nay, công ty sẽ khấu trừ vào lương tháng của công nhân viên là 8.5% và tính vào chi phí sản xuất trong tháng mà công ty chịu là 22%; thực chất công ty tính gộp quỹ BHXH và BHYT như trước đây thành quỹ BHXH.

Còn KPCĐ, hàng tháng được kế toán căn cứ vào tiền lương thực tế của công nhân viên để trích 2% KPCĐ trên tiền lương thực tế của công nhân viên trong tháng, trong đó

0,8% công ty giữ lại để phục vụ cho việc chi tiêu hoạt động công đoàn tại doanh nghiệp: chi phí cho kỷ niệm những ngày lễ tết; tổ chức thăm hỏi nhân viên khi ốm đau, bệnh tật hay tổ chức cho cán bộ đi tham quan…

2.3. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương tại công ty2.3.1. Chứng từ và các tài khoản sử dụng 2.3.1. Chứng từ và các tài khoản sử dụng

Sổ kế toán của công ty Cổ phần TPS Tri – Vision được sử dụng là hình thức Nhật ký chung, để tính lương phải trả cho người lao động trước hết căn cứ vào các chứng từ chủ yếu sau:

- Sổ sách theo dõi lao động - Bảng chấm công

- Biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành - Phiếu thanh toán BHXH

Từ các chứng từ ban đầu, kế toán đã thu thập, kiểm tra đối chiếu với chế độ quy định của Nhà nước, và những quy định áp dụng riêng cho công ty cùng những thoả thuận trong hợp đồng lao động; kế toán tiến hành xác nhận các chứng từ sau đó chuyển cho kế toán tiền lương làm căn cứ lập “ Bảng thanh toán tiền lương”, “ Bảng thanh toán BHXH” Trên cơ sở đó, kế toán tiền lương sẽ tiến hành tính ra số lương phải trả cho người lao động. Sau đó , căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương, kế toán tổng hợp tiền lương chi trả theo từng đối tượng sử dụng, các khoản trích theo lương tương ứng với tỷ lệ quy định vào chi phí của các bộ phận sử dụng lao động và phản ánh trên “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH”.

Công tác kế toán tiền lương tại Công ty vẫn được tính và lập, phân bổ tiền lương theo phương pháp thủ công. Việc tính lương cho công nhân viên do phòng Hành chính thực hiện. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Trong việc hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương (BHXH, BHYT, KPCĐ), kế toán mở các loại tài khoản tổng hợp và chi tiết. Cụ thể có các tài khoản sau:

- TK 334: Phải trả công nhân viên - TK 338: Phải trả, phải nộp khác Trong đó chi tiết:

TK 3382: Kinh phí công đoàn TK 3383: Bảo hiểm xã hội

TK 3384: Bảo hiểm y tế TK 3389: Bảo hiểm xã hội

- TK 622: Chi phí nhân công trực tiếp - TK 627: Chi phí sản xuất chung - TK 642: Chi phí quản lý doanh nghiệp Trong đó chi tiết:

TK 6421: Chi phí nhân viên quản lý TK 6427: Chi bằng tiền khác

2.3.2. Kế toán tiền lương và các khoản trích theo lương

Tiền lương phải trả cho người lao động và các khoản trích theo lương: BHXH, BHYT, KPCĐ, BHTN hợp thành chi phí nhân công trong tổng chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ. Vì vậy, đối với tất cả các doanh nghiệp nói chung cũng như đối với công ty Cổ phần TPS Tri – Vision nói riêng tiền lương phải trả là một khoản chi phí luôn có trong bất kỳ bộ phận tính giá thành nào. Thấy được tầm quan trọng của tiền lương trong khoản mục chi phí sản xuất, yêu cầu đặt ra đối với mỗi kế toán tiền lương là phải tính lương và các khoản trích theo lương như: BHXH, BHYT, KPCĐ và BHTN một cách chính xác, đầy đủ đảm bảo đúng chi phí tiền lương trong chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ, giúp cho các nhà quản lý của công ty tính ra được đúng giá thành sản phẩm của mình làm ra. Từ đó có những quyết định quan trọng cho việc đổi mới phát triển sản xuất kinh doanh tại công ty phù hợp với điều kiện thực tại.

Bảng thanh toán tiền lương Bảng tổng hợp tiền lương, tiền Chế độ tính, trích các khoản theo lương

Bảng phân bổ tiền lương & BHXH

Sơ đồ 2.5: Quy trình lập chứng từ về chi phí lao động

Cuối mỗi tháng, điều mà bất kể người lao động nào đều muốn biết thành quả lao động mình sẽ được hưởng là bao nhiêu tức tiền lương trả cho họ là bao nhiêu. Để đáp ứng nhu cầu này và cũng là nhu cầu của các nhà quản lý, kế toán tiền lương sẽ tiến hành lập “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” trên cơ sở các bảng thanh toán tiền lương của toàn công ty. “Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” cung cấp những thông tin đầy đủ về mức lương nhân viên được hưởng.

Để có được “ Bảng phân bổ tiền lương và BHXH” thì kế toán tiền lương căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của các bộ phận để lập. Dưới đây là bảng phân bổ tiền lương tháng 10/2010 của công ty.

Một phần của tài liệu Tổ chức Kế toán tiền lương và các khoản trích trích theo lương tại Công ty Cổ phầnTPS Tri – Vision (Trang 43 - 48)