Tính lương và các khoản phải trả cho người lao động

Một phần của tài liệu Tổ chức Kế toán tiền lương và các khoản trích trích theo lương tại Công ty Cổ phầnTPS Tri – Vision (Trang 28 - 31)

Vào cuối mỗi tháng, căn cứ vào quy chế trả lương mà Công ty đã quy định kết hợp với những số liệu hạch toán về thời gian lao động, kết quả lao động của từng nhân viên, kế toán sẽ tiến hành tính tiền lương và các khoản trợ cấp BHXH phải trả cho công nhân viên.

Công ty tính lương hàng tháng cho công nhân viên trong đơn vị, được cụ thể cho từng đối tượng. Quy chế trả lương áp dụng phù hợp với những quy định hiện hành. Các chứng từ làm cơ sở trả lương và các khoản phải trả cho người lao động là: bảng chấm công, phiếu nghỉ hưởng BHXH, giấy vận chuyển, giấy biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành ….

Để hiểu rõ cách tính lương, ta cần tìm hiểu về cách tính lương của từng bộ phận đối tượng sẽ được trình bày dưới đây.

* Tính lương cho lập trình viên

Căn cứ vào biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành, đồng thời căn cứ vào bảng chấm công để xác định tổng mức lương của lập trình viên tham gia hoàn thiện hợp đồng, sau đó phân bổ tổng mức lương cho từng lập trình viên. Thông qua mẫu biên bản bàn giao sản phẩm hoàn thành ta xác định được khối lượng công việc hoàn thành.

Phòng kế toán căn cứ vào giá trị của đơn đặt hàng và chi phí kinh doanh để tính mức lương khoán cho mỗi ngày công cho từng nhân viên.

Căn cứ vào bảng chấm công của phòng kỹ thuật, kế toán xác định đơn giá một công và tiền lương mỗi lập trình viên được hưởng. Lương thời gian đuợc tính là 50.000đ/ 1 ngày công cho mỗi lập trình viên.

Đơn giá 1 ngày công được kế toán căn cứ vào tình hình doanh thu và chi phí sản xuất kinh doanh của năm trước và kế hoạch sản xuất kinh doanh của năm nay để tiến hành định mức lương khoán, đảm bảo thu nhập ổn định cho mỗi lập trình viên.

Đơn giá một công = Tổng số lương khoánTổng số công Lương 1 lập

trình viên

= Đơn giá 1 công

* Số công

Ngoài mức lương chính nhận được các lập trình viên còn được khoản phụ cấp (ăn trưa: 600.000 đ/ người/ tháng, xăng xe: 200.000 đ/ người/ tháng). Trưởng, phó phòng được nhận thêm phụ cấp trách nhiệm. Trưởng phòng là 10% lương thực tế, phó phòng là 5%.

Minh hoạ cho cách tính lương trên, sau đây là cách tính lương tháng 10/2010 của phòng kỹ thuật.

Tiền lương được phân bổ trong năm 2010 của bộ phận kỹ thuật là 1.100.000.000đ (đã bao gồm tiền phụ cấp ăn trưa và xăng xe, chưa bao gồm phụ cấp trách nhiệm). Nên tiền công 1 tháng sẽ là:

Đơn giá một công =

Đơn giá một công này đã bao gồm lương thời gian (50.000 đ/người/ ngày). Tổng số công của lập trình viên trong tháng 10/2010 là 210 công.

Như vậy 91.666.667 – 10x(600.000 + 200.000) Đơn giá 1 công =

210 = 398.412 đ

Ví dụ: Tính lương cho trưởng phòng Đặng Xuân Vinh.

Lương tháng 10/2010 = (398.412 x 21 + 800.000) x (1 + 10%) = 10.083.317 đ

Hệ số lương theo quy định trưởng phòng Vinh là 2.34 nên khoản BHXH, BHYT và BHTN khấu trừ là: 2.34 * 780.000 * 7.5% + 10.083.317* 1% = 236.923 đ

Vậy số tiền lương trưởng phòng Vinh được hưởng là : 10.083.317 – 236.923 = 9.766.394 đ

Dựa trên cách tính như vậy kế toán đơn vị sẽ tiến hành lập bảng thanh toán lương tháng 10/2010 cho Phòng kỹ thuật như sau:

Tổng tiền lương tháng – Tổng chi phí ăn trưa, xăng xe Tổng số công 1 tháng

Tri – Vision

Bộ phận: Phòng Kỹ thuật

(Đã ban hành theo QĐ số: 19/2006/QĐ- BTC ngày 30/03/2006 của Bộ trưởng BTC)

Một phần của tài liệu Tổ chức Kế toán tiền lương và các khoản trích trích theo lương tại Công ty Cổ phầnTPS Tri – Vision (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(65 trang)
w