- Con đường diễn dịch: là quá trình hình thành khái niệm đi từ việc nêu khái quát khái ni ệm, sau đó tìm và phân tích các dấu h iệu bản chất có
2.4.1. Kiến thức địalý địa phương tỉnh Thái Nguyên: nội dung và nguồn tài liệu thu thập
nguồn tài liệu thu thập
*Kiến thức địa lý địa phương tỉnh Thái Nguyênphong phú và đa dạng
Qua các công trình nghiên cứu của nhiều nhà khoa học, người ta thấy rằng kiến thức địa lý tỉnh Thái Nguyên hết sức phong phú và đa dạng nên rất thuận tiện cho giáo viên tích hợp vào các bài giảng địa lý ở trường phổ thông.
I. Vị trí địa lý, phạm vi lãnh thổ
Thái Nguyên là một tỉnh trung du - miền núi, nằm ở trung tâm vùng Đông Bắc, có giới hạn từ 20020’B đến 220
03’B và 105028’Đ đến 106014’Đ. Phía Bắc giáp Bắc Kạn, phía Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Đông giáp các tỉnh: Lạng Sơn, Bắc Giang, phía Tây giáp Tuyên Quang và Vĩnh Phúc. Với diện tích tự nhiên toàn tỉnh là 3532,6 km2
, dân số 1127,1 nghìn người. II. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
*Địa hình: có nhiều dạng địa hình song địa hình chủ yếu là đồi núi thấp (chiếm 2/3 diện tích toàn tỉnh) chạy theo hướng Bắc - Nam, với mức độ thấp dần từ Bắc xuống Nam. Núi không cao lắm, đều là phần nam của cánh cung Đông Bắc như Tam Đảo, Ngân Sơn, Bắc Sơn. Tuy nhiên, chúng đều là các dãy núi hình cánh cung nên khi gió mùa về kết hợp với địa hình đón gió gây ra mưa lớn. Vùng đồi thấp ở phía Nam và Tây Nam (độ cao <100m), xen kẽ với đồng bằng phù sa của sông Cầu và sông Công, thuận lợi cho phát triển nông, lâm nghiệp và xây dựng các công trình công nghiệp. Địa hình Thái Nguyên được cấu tạo bằng nhiều loại nham thạch, chúng có lịch sử hình thành khác nhau: vùng đồi thấp cấu tạo bằng s a phiến thạch, địa hình đ ược cấu tạo bằng các đá mắc ma ở dãy Tam Đảo, Núi Chúa, Núi Pháo…, địa hình được cấu tạo bằng đá vôi ở huyện Võ Nhai, Đồng Hỷ, địa hình cấu tạo bởi phù sa cổ và đệ tứ ở khu vực ven sông Cầu, sông Công.
*Khoáng sản: Thái Nguyên rất giàu khoáng sản, có thể liệt kê một số nhóm khoáng sản chính sau đây:
- Than đá: tập trung nhiều ở Đại Từ, Phú Lương và thành phố Thái Nguyên. Đặc biệt có các mỏ than mỡ chất lượng tốt, chuyên dùng để luyện gang thép, đó là các mỏ Làng Cẩm, Phấn Mễ, Âm Hồn.
- Khoáng sản kim loại: Kim loại đen tiêu biểu có quặng sắt, gồm 41 mỏ và điểm quặng, lớn nhất là mỏ sắt Trại Cau. Ngoài ra, còn có titan (Phú Lương), mangan (Định Hoá). Kim loại màu có: thiếc, vonf ram (Đại Từ); chì, kẽm (Đại Từ), nhôm, đồng (Võ Nhai), vàng (Võ Nhai)…
- Khoáng sản vật liệu xây dựng có: sét xi măng, đá vôi (Võ Nhai, Đồng Hỷ); cát, sỏi (sông Cầu, sông Công).
*Khí hậu: chia làm 2 mùa rõ rệt, mùa mưa từ tháng V đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến tháng IV năm sau, nhiệt độ trung bình năm là 200
C. Nhiệt độ trung bình tháng nóng nhất là tháng VI (28,90
C), tháng lạnh nhất là tháng I (15,20C). Tổng số giờ nắng trong năm do động từ 1.300 - 1.750 giờ, phân bố tương đối đồng đều các tháng trong năm. Lư ợng mưa trung bình hàng năm 2.000 - 2.500mm, khoảng 87% lượng mưa tập trung vào mùa lũ (từ tháng V đến tháng X). Do đặc điểm địa hình thấp dần từ vùng núi xuống trung du và đồng bằng nên có sự phân hoá khí hậu theo độ cao.
*Thuỷ văn: mạng lưới sông ngòi tương đối dày đặc, mật độ trung bình 0,93km/km2, hướng chảy của các sông theo hướng địa hình Tây Bắc - Đông Nam. Sông Cầu là sông lớn nhất chảy qua địa phận tỉnh. Nó nằm trong hệ thống sông Thái Bình, với diện tích lưu vực 3.480km2
, bắt nguồn từ Chợ Đồn (Bắc Kạn) chảy theo hướng Bắc - Đông Nam. Phụ lưu của sông Cầu, hữu ngạn có sông Chợ Chu, sông Đu, sông Cầu, sông Công; tả ngạn có sông Nghinh Tường, sông Huống Thượng. Trong số các phụ lưu của sông Cầu, sông Công là phụ lưu lớn nhất, bắt nguồn từ vùng núi Ba Lá (huyện Định Hoá - Thái Nguyên), chảy dọc theo chân núi Tam Đảo. Dòng sông đã được ngăn lại tạo thành hồ Núi Cốc có mặt nước rộng khoảng 25km2
chứa được 175 triệu m3 nước. Ngoài hồ Núi Cốc, Thái Nguyên hiện có một số hồ lớn (nguồn gốc nhân tạo) như hồ Bảo Linh, hồ Quán Chẽ, hồ Phú Xuyên… *Thổ nhưỡng: có nhiều loại đất khác nhau được hình thành bởi quá trình feralit hoá.
- Đất feralit núi: chiếm phần lớn diện tích tự nhiên của tỉnh, phân bố ở độ cao trên 200m, hình thành do sự phong hoá trên các loại đá mắcma, đá biến chất và đá trầm tích. Đất có màu đỏ vàng, chưa phân tầng do địa hình dốc, còn lớp phủ thực vật hoặc mới bị tàn phá.
- Đất feralit đồi: chiếm một phần không nhỏ diện tích tự nhiên của tỉnh, chủ yếu hình thành trên đá cát kết, bột kết, phiến sét và một phần phù sa cổ kiến tạo. Đất có màu vàng đỏ nghèo kiệt, bị rửa trôi mạnh, phân hoá tầng rõ rệt, nhiều chỗ xuất hiện đá ong.
- Đất đá vôi (terarôtxa): đất được hình thành ở khu vực núi đá vôi, là loại đất tốt, có màu đỏ sẫm, cấu tượng tốt, lượng mùn cao.
- Đất đầm lầy: được hình thành ở trong các thung lũng núi khó thoát nước, đất thiếu oxy, thừa nước, xuất hiện quá trình glây.
- Đất ruộng lúa: có nguồn gốc từ feralit, đất đá vôi hoặc đất phù sa các sông Cầu, sông Công, sông Chợ Chu… Đặc điểm chung của đất ruộng lúa là có tầng canh tác dày 20 - 30 cm, dưới tầng canh tác là tầng dế cầy gồm những hạt sét mịn, có tác dụng không cho nước ngấm xuống sâu.
*Sinh vật: Ở độ cao dưới 600m, có rừng chí tuyến chân núi với các kiểu điển hình sau đây:
- Rừng chân núi ưa nhiệt ẩm: tập trung ở phía tây bắc tỉnh (Tam Đảo, Định Hoá). Rừng rậm rạp, có nhiều loại cây quý như chò nâu, chò xanh, táu mật… Động vật có nhiều loài giống với vùng Vân Nam - Trung Quốc, có các loài đặc hữu như vẹc mũi hếch, trĩ đỏ rất quý hiếm.
- Rừng đồi núi thấp: rừng còn ít, phần lớn là rừng thứ sinh phục hồi. Trong rừng có nhiều cây họ vang như lim xanh (chiếm ưu thế), thành ngạnh,
sau sau, lộng bàng. Động vật nghèo hơn khu tây bắc tỉnh, có ít thú quý, loại đặc hữu có hươu xạ, chó sói.
- Rừng núi đá vôi: rừng có nhiều gỗ quý như trai, nghiến nhưng rất khó phục hồi. Loại rừng này có nhiều ở Võ Nhai, Đồng Hỷ, song do địa hình hiểm trở và giao thông trở ngại nên việc khai thác, bảo vệ gặp nhiều khó khăn.
Ở độ cao trên 600m, cây rừng phát triển mạnh. Từ 700 - 800m có rừng táu, 1.000 - 1.600m có rừng sồi, dẻ mọc xen với một số cây lá kim như pơ mu, kim giao, vân sam. Đ ộng vật tự nhiên cũng phong phú, nhất là thú và chim.
III. Dân cư và lao động *Dân số và kết cấu dân số
Thái Nguyên là tỉnh có dân số tương đối đông. Hiện nay, số dân của Thái Nguyên đã là 1.127,1 nghìn người, với tốc độ gia tăng là 1,5%. Kết cấu dân số trẻ nên nguồn lao động rất dồi dào. Nhóm tuổi 0 - 14 chiếm 27%; nhóm tuổi 15 - 59 chiếm 66% và trên 60 tuổi chỉ chiếm 6%. Tỷ lệ nam giới chiếm 50,04% dân số, còn lại là nữ giới.
Trên địa bàn tỉnh có rất nhiều dân tộc anh em sinh sống, trong đó có 9 dân tộc chủ yếu: Kinh, Tày, Nùng, Dao, Sán Dìu, Cao Lan, Sán Chỉ, H’Mông, Hoa. Người Kinh chiếm số đông (75,47%), sống tập trung ở thành phố, thị xã và miền trung du, các dân tộc khác sống ở miền trung du và núi cao của tỉnh.
Dân cư Thái Nguyên có trình độ văn hoá tương đối cao, với 98,7% số người từ 15 tuổi trở lên biết đọc và biết viết. Số người có trình độ chuyên môn kỹ thuật chiếm tỷ lệ 19,12%. Trong đó, trình độ cao đẳng , đại học chiếm 3,4%, trình độ trung cấp chiếm 5,36%, trình độ công nhân kỹ thuật 5,8%.
*Phân bố dân cư và lao động
Mật độ dân số trung bình của tỉnh Thái Nguyên là 319 người/km2
(năm 2006). Dân cư phân bố không đều. Mật độ dân cư thấp nhất là ở huyện Võ Nhai (76 người/km2
), cao nhất là thành phố Thái Nguyên 1366 người/km2
. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế quốc dân chiếm 79,5% số người trong độ tuổi lao động. Cơ cấu sử dụng lao động có s ự
chuyển dịch theo hướng phát triển dịch vụ (21,5%) công nghiệp và xây dựng (13,4%), giảm dần tỷ trọng trong nông lâm ngư nghiệp (65,1%).
*Đô thị hoá
Hình 2.11. Khung cảnh thành phố Thái Nguyên trong đêm
Nguồn: www.thainguyen.gov.vn
Mạng lưới đô thị ở Thái Nguyên phân bố tương đối đều trên khắp lãnh thổ của tỉnh. Tỉnh Thái Nguyên có các đô thị sau: 1 thành phố, 1 thị xã, 18 thị trấn và hàng chục thị tứ nằm trong các huyện. Tuy nhiên, hệ thống đô thị của tỉnh quy mô còn nhỏ, cơ sở hạ tầng chưa phát triển. Thái Nguyên có 77% dân số sống ở nông thôn, 23% dân số sống ở thành thị.
*Tình hình phát triển văn hoá, giáo dục, y tế
Thái Nguyên vừa là cái nôi, vừa là điểm hội tụ văn hoá đặc sắc của các dân tộc thiểu số vùng Việt Bắc, tạo cho tỉnh có một nền văn hoá phong phú, đa dạng và đậm đà bản sắc dân tộc.
Thái Nguyên là trung tâm giáo dục và đào tạo lớn cả nước (chỉ sau Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh). Tại đây có Đại học Thái Nguyên và hàng chục trường cao đẳng, trung cấp chuyên nghiệp. Một năm đào tạo ra hàng nghìn kỹ sư, bác sĩ, giáo viên và công nhân lành nghề cho vùng Đông Bắc.
Mạng lưới y tế được chú ý đầu tư xây dựng và nâng cấp, đáp ứng tốt nhu cầu khám chữa bệnh của người dân. Toàn tỉnh có 218 cơ sở y tế với 3.353 giường bệnh. Máy móc khám chữa bệnh được trang bị đầy đủ, hiện đại.
*Đặc điểm chung
Nền kinh tế Thái Nguyên có mức tăng trưởng kinh tế khá. Năm 2006, GDP của tỉnh là 7.809,8 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng đạt hơn 8,5%/năm, GDP bình quân đầu người đạt 6,6 triệu đồng. Cơ cấu tỉnh Thái Nguyên đã có bước chuyển biến rõ nét. Tỷ trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đang có xu hướng tăng lên nhanh chóng, còn nông lâm ngư nghiệp đang có xu hướng giảm mạnh. [xem bảng 2.1]
Bảng 2.1. Cơ cấu GDP tỉnh Thái Nguyên qua các năm (đơn vị:%)
Năm 1998 2002 2006
Nông nghiệp 40,4 35,2 24,7
Công nghiệp 29,2 32,7 38,7
Dịch vụ 30,4 32,1 36,6
Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Thái Nguyên 2006
*Công nghiệp
Tổng giá trị sản xuất công nghiệp (năm 2006) là 9.998,1 tỷ đồng; trong đó khu vực công nghiệp trong nước chiếm 93,71% và khu vực có vốn đầu tư nước ngoài chiếm 6,29%. Trong khu vực công nghiệp trong nước, công nghiệp quốc doanh chiếm 65,71%, còn lại là khu vực ngoài quốc doanh. Trên địa bàn tỉnh có 8.768 cơ sở sản xuất công nghiệp, thì có tới 8.760 cơ sở thuộc khu vực kinh tế trong nước. Trong số đó có 8 nhà máy xí nghiệp công nghiệp lớn do TW quản lý. Ngành công nghiệp của tỉnh đã có một cơ cấu tương đối hoàn chỉnh với sự có mặt hầu hết các ngành công nghiệp. Các ngành công nghiệp chủ yếu của tỉnh là luyện kim đen, luyện kim màu, khai thác than, chế tạo máy, vật liệu xây dựng.
- Công nghiệp luyện kim đen, sản xuất thép xây dựng và phôi thép là ngành công nghiệp quan trọng nhất của Thái Nguyên. Được xây dựng từ năm 1958, khu công nghiệp gang thép Thái Nguyên được coi như là những viên gạch đầu tiên đặt nền móng cho ngành công nghiệp cơ khí cả nước, cũng như
cho ngành công nghiệp của tỉnh. Hiện nay, mỗi năm công ty sản xuất được 11.500 tấn gang và 250.000 tấn thép.
- Công nghiệp luyện kim màu: gồm khai thác và chế biến các kim loại màu như: đồng, chì, kẽm, thiếc, vàng, bạc… nhưng quy mô sản xuất còn nhỏ, sản lượng còn thấp, trung bình năm ở mức 1.100 - 1.300 tấn.
- Công nghiệp khai thác than : Thái Ng u yên có 2 lo ại than ch ín h là than Angtraxit và than mỡ, tron g đ ó than mỡ là lo ại than rất cần th iết cho ngành luyện gang thép. Than tập trung nhiều ở huyện Đại Từ và Phú Lương.
- Công nghiệ p cơ khí: Ngành cơ khí Thái Nguyên đa dạng với đầy đủ cả hai nhánh: cơ khí sửa chữa và cơ khí chế tạo, gồm các nhà máy cơ khí của khu công nghiệp Gang thép, Sông Công, Phổ Yên và các nhà máy Z quân đội.
- Công nghiệp vật liệu xây dựng: Thái Nguyên có nhiều nhà máy, xí nghiệp khai thác và sản xuất vật liệu xây dựng như sản xuất đá hoa, tấm lợp, gạch ngói, gốm sứ, đặc biệt là sản xuất xi măng ở La Hiên, Quang Sơn...
Ngoài các ngành công nghiệp nêu trên, Thái Nguyên còn một số ngành công nghiệp như chế biến nô ng lâm sản, sản xuất hàng tiêu dùng, hoá chất. Tuy nhiên các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh phân bố không đồng đều, 85% tập trung ở thành phố Thái Nguyên và thị xã Sông Công.
*Nông, lâm, ngư nghiệp
Đặc điểm khí hậu, đất đai của Thái Nguyên thích hợp với nhiều loại cây trồng. Với ưu thế đó, những năm gần đây sản xuất nông nghiệp của tỉnh phát triển theo hướng sản xuất hàng hoá, nhiều sản phẩm nổi tiếng được tiêu thụ khắp cả nước, nhất là sản phẩm chè. Giá trị sản xuất nông nghiệp đạt 3.063,1 tỷ (năm 2006), tốc độ tăng trưởng của ngành trong thời gian qua ở mức 4 - 5%/năm. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp tính theo sản phẩm như sau: chăn nuôi 31,36%, trồng trọt 64,99% và dịch vụ nông nghiệp 3,65%.
- Trồng trọt: Diện tích cây lương thực của tỉnh hàng năm đều tăng, năm 2006 là 85.435 ha, tập trung chủ yếu ở các huyện Phú Bình, Phổ Yên, Đại Từ. Sản lượng cây lương thực quy thóc đạt 380.501 tấn. Bình quân lương thực đầu người ở mức 390 kg/người. Ngoài cây lương thực còn một số cây công nghiệp. Quan trọng hơn cả là cây chè, có thị trường khá ổn định và là một trong những nông sản xuất khẩu chủ yếu của Thái Nguyên. Diện tích chè của tỉnh chiếm 13,6% diện tích chè cả nước, cho sản lượng chè búp tươi là 129.913 tấn. Bên cạnh cây chè, một số loại cây ăn quả và cây công nghiệp ngắn ngày cũng đem lại thu nhập kinh tế cao.
Chăn nuôi: các vật nuôi chủ yếu là các gia súc lớn dùng làm sức kéo: trâu, bò ngựa. Năm 2006, trên địa bàn tỉnh, đàn trâu có 110.279 con, đàn bò có 56.531 con, đàn lợn có 498.473 con.
- Lâm nghiệp: Tổng di ện tích rừng tự nhiên và rừng trồng là 165 nghìn ha (trong đó rừng tự nhiên là 101,7 nghìn ha), độ che phủ rừng thấp chỉ đạt 46% (năm 2006). Giá trị sản xuất lâm nghiệp đạt 73.521 triệu đồng.
- Ngư nghiệp: Sản lượng thuỷ sản phát triển nhanh từ 3.374 tấn năm 2002 lên 3772 tấn năm 2006, chủ yếu là nuôi trồng trên cơ sở tận dụng diện tích ít ỏi các ao, hồ, sông, suối cho nên quy mô còn nhỏ.
*Dịch vụ
- Thương mại: Thành phố Thái Nguyên là trung tâm thương mại lớn nhất của tỉnh, ngoài ra mạng lưới chợ phát triển tương đối đồng đều ở các huyện, thị xã. Về ngoại thương, xuất nhập khẩu của Thái Nguyên quy mô còn nhỏ bé, giá trị xuất khẩu năm 2006 là 51,8 triệu đôla. Các mặt hàng xuất khẩu chủ yếu là thiếc, kẽm, bạc, nhôm, giấy, chè búp và một số sản phẩm may mặc. Giá trị nhập khẩu là 164,9 triệu đôla. Các mặt hàng nhập khẩu chủ yếu là thực phẩm chế biến, phụ liệu hàng may mặc, phôi thép, ô tô, xe máy các loại.
- Đầu tư trực tiếp của nước ngoài:Năm 2006, đầu tư nước ngoài có 30 dự án được cấp giấy phép với tổng số vốn đăng ký là 232,56 triệu đôla Mỹ,
trong đó vốn pháp định là 84,45 triệu đôla Mỹ. Các dự án này chủ yếu tập trung vào sản xuất công nghiệp thép xây dựng, cốp pha thép, kim tiêm y tế,