Để đánh giá được đặc điểm, tình hình sử dụng các kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 ở Thái Nguyên, tác giả đã làm một số phiếu thăm dò và điều tra dành cho giáo viên và học sinh THPT như sau:
Phiếu 1: Phiếu thăm dò ý kiến về việc tích hợp kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 THPT (dành cho giáo viên Địa lý THPT).
Phiếu 2: Phiếu khảo sát về thực trạng tích hợp kiến thức địa lý địa phương của giáo viên vào các bài học địa lý lớp 10 THPT (dành cho giáo viên Địa lý THPT).
Phiếu 3: Phiếu khảo sát việc nắm kiến thức địa lý địa phương của học sinh lớp 10 THPT (dành cho học sinh lớp 10 THPT).
Các phiếu này được gửi tới 5 trường THPT trong tỉnh bao gồm: 1. Trường THPT Ngô Quyền (thành phố Thái Nguyên); 2. Trường THPT Lương Thế Vinh (thành phố Thái Nguyên); 3. Trường THPT Đồng Hỷ (huyện Đồng Hỷ); 4. Trường THPT Phú Lương (huyện Phú Lương); 5. Trường THPT Phú Bình (huyện Phú Bình)
Số phiếu phát ra là 600 phiếu, trong đó: Phiếu 1 là 50 phiếu; Phiếu 2 là 50 phiếu; Phiếu 3 là 500 phiếu. Số phiếu thu về: 471 phiếu, trong đó: Giáo viên là 56 phiếu (mỗi loại: 28 phiếu); Học sinh là 415 phiếu.
Trên cơ sở p hân tích, tổn g hợp các ph iếu thăm dò và điều tra thu được, chúng tôi rút ra một số nhận xét sau đây: Các giáo viên đều đồng ý cho rằng cần phải dạy địa lý địa phương cho học sinh bởi nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc giáo dục thế hệ trẻ. Nội dung kiến thức địa lý địa phương mà các giáo viên đưa vào bài học địa lý lớp 10 hiện nay đã phần nào đáp ứng được yêu cầu cung cấp, bổ sung kiến thức địa phương cho học sinh cũng như tiếp thu kiến thức địa lý của các em. Tuy nhiên, ngoài các tiết địa lý địa phương theo quy định thì hầu hết các giáo viên thừa nhận việc dạy địa lý địa phương chưa thường xuyên, chưa hiệu quả. Việc dạy học hiện nay còn phụ thuộc nhiều vào SGK. Đa số giáo viên thường lấy các ví dụ có sẵn trong SGK để minh hoạ, giải thích cho các nội dung kiến thức bài học. Vì thế, hầu hết các ví dụ cho bài giảng đều là những sự vật, hiện tượng điển hình, nổi tiếng trên thế giới và ở Việt Nam, nên các kiến thức địa lý địa phương không có cơ hội được tích hợp. Do đặc điểm của SGK mà nhiều bài người ta không có điều kiện đưa ra các ví dụ cụ thể. Cho nên, người giáo viên phải thực hiện nhiệm vụ này khi hình thành các khái niệm cho học sinh và đó cũng là điều kiện để giáo viên thể hiện trình độ chuyên môn và sự sáng tạo của mình trong quá trình dạy học. Để cho thuận tiện giáo viên thường lấy lại các sự vật, hiện tượng địa lý đã trình bày ở bài trước để làm ví dụ minh hoạ. Hoặc chỉ lấy những sự vật, hiện tượng địa lý chung chung, không đặc trưng cho một địa phương cụ thể, ở xa học sinh và trên phạm vi rộng để minh hoạ cho các bài
giảng. Trong khi đó các sự vật, hiện tượng tương tự có rất nhiều ở địa phương thì hầu như không bao giờ được nhắc tới. Nếu như số ít giáo viên sáng tạo, lấy ví dụ ngoài SGK thì vẫn dừng lại ở phạm vi cả nước, các thí dụ là địa lý địa phương rất ít.
Cũng qua điều tra thấy rằng đa số giáo viên không sử dụng các kiến thức này thường xuyên trong các bài lên lớp, một số nhỏ còn không bao giờ đưa vào các bài giảng. Số ví dụ về các sự vật, hiện tượng địa lý địa phương giáo viên đưa vào trong bài thường từ 1 - 2 ví dụ và hầu như chỉ dừng lại ở đơn vị hành chính cấp tỉnh, còn cấp huyện (quận), xã (phường) rất hiếm khi được nhắc tới. Bởi nguồn tài liệu để tìm kiếm và thu thập kiến thức địa lý địa phương của giáo viên hiện nay vẫn là các loại tài liệu địa lý địa phương cấp tỉnh. Các nguồn tài liệu khác ít được quan tâm sử dụng, ngay cả vốn kiến thức thực tế về địa phươn g của b ản thân giáo viên cũng không được huy động nhiều trong khi dạy học. Các phương pháp thường dùng để đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài giảng tập trung trong nhóm các phương pháp dùng lời như: giảng thuật, giảng giải, đàm thoại… [xem bảng 1.2]. Mặc dù, địa lý lớp 10 có nhiều thuận lợi để đưa các sự vật, hiện tượng có ở địa phương vào dạy học, nhưng các giáo viên dạy địa lý lớp 10 tỏ ra gặp nhiều khó khăn khi sử dụng loại kiến thức này, nhất là đối với các bài tự nhiên đại cương. Thí dụ:
dạy về phong hoá hoá học tạo nên các hang động cacxtơ ở bài 9 “Tác động của ngoại lực đến địa hình bề mặt Trái Đất”, các giáo viên quen lấy ví dụ là động Thiên Cung, Hang Dấu Gỗ ở Quảng Ninh, Phong Nha - Kẻ Bàng ở Quảng Bình, trong khi đó ở Thái Nguyên, nhất là huyện Võ Nhai và Đồng Hỷ có rất nhiều hang động như hang Phượng Hoàng, động Người Xưa… Hoặc giảng về các nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông ở bài 15 “Một số nhân tố ảnh hưởng tới chế độ nước sông. Một số sông lớn trên Thế giới”, giáo viên hay nêu ví dụ là sông Nin ở châu Phi, sông Amadôn ở Nam Mỹ, sông Hồng, sông Cửu Long ở Việt Nam, trong khi đó sông Cầu chảy qua tỉnh Thái Nguyên cũng rất nổi tiếng thì không lấy. Nó là một phụ lưu lớn và quan trọng
của hệ thống sông Thái Bình. Và bản thân nó là cũng một hệ thống sông, bao gồm nhiều phụ lưu là các con sông ở cấp thấp hơn. Chế độ nước sông Cầu cũng chịu sự chi phối của các nhân tố: chế độ mưa, địa thế, thực vật, hồ đầm.
Những thí dụ vừa nêu chứng tỏ việc sử dụng các kiến thức địa lý địa phương trong dạy học địa lý lớp 1 0 chưa được nhiều, khả năng vận dụng của giáo viên chưa tốt. Nguyên nhân của những tồn tại này là do các giáo viên cho rằng chỉ cần sử dụng các dẫn chứng như bài học trong SGK là đủ, hoặc không có thời gian, không có tài liệu, đặc biệt là các tài liệu viết về địa lý địa phương cấp quận (huyện), phường (xã). Tất nhiên những lý do trên là không xác đáng, cần được nhìn nhận khách quan hơn, nhất là từ phía các giáo viên. Thứ nhất là vai trò của địa lý địa phương từ trước đến nay vẫn chưa được các giáo viên coi trọng đúng mức. Thứ hai là sự hạn chế về vốn kiến thức địa lý địa phương của bản thân mỗi giáo viên. Cũng vì lý do quan trọng này càng làm cho phần lớn giáo viên ít đưa các kiến thức địa lý địa phương vào các bài học địa lý.
Bảng 1.2: Tổng hợp kết quả thăm dò tình hình sử dụng kiến thức địa lý địa phương vào dạy học địa lý lớp 10 ở các trường THPT tỉnh Thái
Nguyên
STT Nội dung lấy ý kiến thăm dò Phương án trả lời Ý kiến GV (%)
1 Anh (chị) lấy ví dụ minh hoạ cho bài học ĐL lớp 10 chủ yếu từ nguồn kiến thức nào?
- Sách giáo khoa 50
- Sách tham khảo 40
- Thực tế địa phương 10 2 Anh (chị) thường lấy ví dụ cho
minh hoạ bài học ĐL lớp 10 là những sự vật, hiện tượng địa lý ở phạm vi lãnh thổ nào?
- Thế giới 65
- Việt Nam 25
- Địa phương 15
3 Theo anh (chị), việc đưa kiến thức ĐLĐP vào bài học ĐL lớp 10 có ý nghĩa như thế nào?
- Cần thiết 90
4 Anh (chị) đưa các kiến thức ĐLĐP vào bài học ĐL lớp 10 chủ yếu nhằm mục đích gì?
Giải thích, minh hoạ cho bài học 35 - Bổ sung kiến thức ĐLĐP cho học sinh 30 - Làm cho bài giảng có tính thuyết phục 20
- Giáo dục tình yêu quê hương cho HS
15
5 Theo anh (chị) đánh giá thì việc đưa kiến thức ĐLĐP vào bài học ĐL lớp 10 có ảnh hưởng như thế đối với tâm lý của học sinh?
- Hứng thú 70
- Bình thường 20
- Phân tán 10
6 Anh (chị) đưa kiến thức ĐLĐP vào các bài học ĐL lớp 10 ở mức độ nào?
- Thường xuyên 25
- Đôi khi 65
- Không bao giờ 10
7 Anh (chị) thường sử dụng biện pháp nào để đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài học ĐL lớp 10?
- Lồng ghép 70
- Tích hợp 30
8 Anh (chị) thường lấy bao nhiêu ví dụ là kiến thức ĐLĐP để minh hoạ cho một bài học ĐL lớp 10?
- Dưới 2 45
- Từ 2 - 4 40
- Trên 4 15
9 Anh (chị) thường lấy các ví dụ đưa vào bài học ĐL lớp 10 là những kiến thức ĐLĐP cấp nào?
- Cấp tỉnh 60
- Cấp quận (huyện) 25 - Cấp phường (xã) 15 10 Anh (chị) thường sử dụng nguồn
tài liệu nào nhất để thu thập kiến thức ĐLĐP đưa vào bài học ĐL
- Sách và các tài liệu ĐLĐP
60
lớp 10? hình, báo chí - Các website và phần mềm trên Internet 10 - Kiến thức thực tế của bản thân 20 11 Anh (chị ) thường sử dụng nhóm phương pháp nào để đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài học ĐL lớp 10? - Nhóm các phương pháp truyền thống, dùng lời để trình bày 65 - Nhóm các phương pháp hướng dẫn HS tích cực, chủ động khai thác tri thức ĐL với các phương tiện trực quan 35 12 Anh (chị) thường sử dụng hình thức dạy học nào để đưa kiến thức địa lý địa phương vào bài học ĐL lớp 10?
- Nội khoá 55
- Ngoại khoá 20
- Tự học 25
Học sinh cũng cho biết ngoài các giờ giảng về địa lý địa phương thì hầu như các kiến thức địa lý địa phương ít được thầy (cô) giáo nhắc đến. Kiến thức về quê hương của những công dân tương lai thường nghèo nàn. Bản thân học sinh chưa có quan niệm đầy đủ về sự cần thiết phải hiểu biết kiến thức địa phương, quê hương mình, thậm chí nhiều em không nói được học địa lý địa phương có tác dụng gì đối với bản thân và đa số không có khả năng tự học để tích luỹ thêm kiến thức cho mình ngoài nguồn cung cấp của giáo viên. Những bất cập này là nguyên nhân khiến cho học sinh phổ thông hiện nay bị thiếu hụt kiến thức địa lý địa phương nghiêm trọng. Thí dụ: khi được hỏi “Khí hậu Thái Nguyên chịu ảnh hưởng của những loại gió mùa nào?”, chỉ có 30% trả
lời được đầy đủ 2 loại gió là gió mùa Đông Bắc và gió mùa Đông Nam, 60% trả lời được một loại gió, 10% không trả lời đúng một loại gió nào. Và có 20% trả lời chính xác dân tộc Tày là dân tộc thiểu số chiếm tỉ lệ nhiều nhất, còn lại 80% trả lời sai khi được hỏi “Dân tộc thiểu số nào đang chiếm tỉ lệ nhiều nhất trong kết cấu dân tộc của tỉnh Thái Nguyên?”. Có tới 65% trả lời sai và chỉ có 35% trả lời được ngành luyện kim đang là ngành công nghiệp giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh khi đặt câu hỏi “Ngành công nghiệp nào đang giữ vị trí chủ đạo trong cơ cấu công nghiệp của tỉnh Thái Nguyên”. Thực trạng học sinh lơ mơ, hoặc không biết về địa lý địa phương như vừa nêu là hồi chuông cảnh báo về mức độ kém hiểu biết về địa phương của học sinh hi ện nay. Đã đến lúc chúng ta cần phải nhìn nhận và đánh giá một cách chính xác vấn đề này, đồng thời tìm ra các giải pháp cụ thể và có tính hiệu quả để khắc phục thực trạng đó. Nói như vậy, không có nghĩa giáo viên lại quá lạm dụng hình thức tích hợp kiến thức vào dạy học để lấy ví dụ ở tất cả các phường (xã), quận (huyện) nhằm cung cấp, bổ sung kiến thức địa lý địa phương cho học sinh. Bởi vì thời gian của một một tiết học không cho phép chúng ta làm như vậy và đó cũng không phải là mục đích chính của bài học. Nếu không sẽ gây ra sự quá tải, gò bó, miễn cưỡng đối với quá trình nhận thức của học sinh, cũng như làm mất đi tính chất khái quát, đại cương của nội dung bài học địa lý lớp 10. Điều đó đặt ra vấn đề là giáo viên phải lựa chọn những ví dụ địa lý địa phương thật cụ thể, thật hay để đưa vào bài giảng, tránh kiểu nói chung chung hoặc lấy những ví dụ không liên quan chặt chẽ với nội dung bài học và cũng không thật tiêu biểu cho điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của một tỉnh, một huyện, một xã...
Thái Nguyên là tỉnh trung du, nơi chuyển tiếp giữa đồng bằng và miền núi, nơi thiên nhiên, cảnh quan, đời sống dân cư, kinh tế - xã hội phong phú, đa dạng nên giáo viên có thể lấy bất cứ sự vật, hiện tượng địa lý nào làm ví dụ minh hoạ cho bài học. Song chính sự phong phú, đa dạng ấy cũng gây ra một số khó khăn nhỏ trong quá trình sử dụng kiến thức địa lý địa phương vào dạy
học như: giáo viên nhớ kiến thức không chính xác, lấy các đối tượng, quá trình địa lý chưa thật điển hình cho địa phương hoặc là chưa sát với nội dung bài học… Thí dụ: hình thành khái niệm “lớp vỏ Trái Đất” ở bài 7 “Cấu trúc của Trái Đất. Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng”, giáo viên cần phải cho học sinh nắm được lớp vỏ này được cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau: trên cùng là tầng trầm tích, ti ếp đến là tầng granit, cuối cùng là tầng bazan. Thái Nguyên có rất nhiều núi và chúng cũng được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau như: gabrô núi Chúa (Phú Lương), Bát Pút (Định Hoá); granit núi Pháo (Đại Từ), riôlit Tam Đảo (Đại Từ); đá vôi núi Voi (Đồng Hỷ), La Hiên (Võ Nhai); đá trầm tích phổ biến ở núi của các huyện còn lại… nhưng hầu hết giáo viên không biết Thái Nguyên có những loại đá nào và chúng nằm ở đâu chứ chưa nói đến việc phải lựa chọn những sự vật, hiện tượng điển hình, tiêu biểu của địa phương để đưa vào bài học; học về thổ nhưỡng ở bài 17 “Thổ nhưỡng quyển. Các nhân tố hình thành thổ nhưỡng”, giáo viên không biết Thái Nguyên có bao nhiêu loại đất, chúng được hình thành từ những nhân tố nào, phân bố ở đâu trong tỉnh, loại cây nào thích hợp với đặc điểm, tính chất của chúng thì làm sao có thể tìm ra được các ví dụ về các loại đất của địa phương để minh hoạ cho bài học. Trước tình hình này, mỗi giáo viên cần phải tích cực tìm tòi, họ c hỏi, trau d ồi kiến th ức, n hất là kiến th ức địa lý địa phương để tích hợp vào bài giảng, khuyến khích học sinh tìm tòi, khám phá các nguồn tri thức ở trong thực tế cuộc sống. Điều đó sẽ giúp ích rất nhiều cho học sinh trong quá trình tiếp thu các kiến thức khoa học địa lý và làm giàu thêm vốn kiến thức địa lý địa phương của các em.
Chương 2:
TÍCH HỢP KIẾN THỨC ĐỊA LÝ ĐỊA PHƯƠNG VÀO DẠY HỌC ĐỊA LÝ LỚP 10 THPT. LẤY VÍ DỤ Ở TỈNH THÁI NGUYÊN