Trách nhiệm xin giấy phép từ các cơ quan có thẩm quyền.

Một phần của tài liệu nhung-nguyen-tac-hop-dong-tmqt (Trang 80 - 81)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

3.Trách nhiệm xin giấy phép từ các cơ quan có thẩm quyền.

a. Bên có địa điểm kinh doanh tại nơi yêu cầu phải có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền.

Qui định trong Mục (a) nêu rõ rằng bên có địa điểm kinh doanh tại nước yêu cầu giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền phải xin các giấy phép này. Qui định này là thích hợp và phản ánh

đúng các tập quán thương mại quốc tế hiện hành vì bên này ở vị thế tốt nhất để có thể xin giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền nhanh chóng, và vì họ có thể quen thuộc với các yêu cầu và thủ tục xin giấy phép hơn.

Nếu mỗi bên cần thêm thông tin từ bên kia để lập hồ sơ xin phép ( ví dụ các thông tin liên quan đến nơi đến của hàng hoá, hoặc các thông tin như mục đích hoặc nội dung của hợp đồng ), bên kia phải cung cấp các thông tin đó, tuân theo nguyên tắc về nghĩa vụ hợp tác của các bên trong hợp đồng (Điều 5. 3). Nếu bên đó từ chối cung cấp thông tin, họ không thể yêu cầu nghĩa vụ xin phép của bên thứ nhất. Nghĩa vụ hợp tác giữa các bên còn áp dụng ngay cả khi hợp đồng có qui

định rõ ràng một trong các bên sẽ có nghĩa vụ xin phép các cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, nếu các bên đã ghi trong hợp đồng theo điều khoản "giao tại xưởng" mà điều khoản này ràng buộc nhiều nghĩa vụ cho người mua (kể cả nghĩa vụ xin giấy phép), người bán vẫn buộc phải cung cấp cho người mua," theo yêu cầu của người mua, và do người mua chịu phí tổn và rủi ro, giúp đỡ

người mua để xin được giấy phép xuất khẩu hoặc các giấy phép chính thức khác cần thiết cho việc xuất khẩu hàng" (INCOTERMS 1990, A2, cũng xem thêm N2).

b. Bên yêu cầu phải có giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng.

Mục (b) của Điều 6.1.14. dự liệu các trường hợp không bên nào có địa điểm kinh doanh tại nơi yêu cầu giấy phép. Nó cũng dự tính một hợp đồng thương mại quốc tế mặc dù cả hai bên có cùng địa điểm kinh doanh tại một vùng. Trong cả hai trường hợp trên, để thực hiện nghĩa vụ của mình bên yêu cầu giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền cũng có nghĩa vụ thực hiện các biện pháp cần thiết để xin các giấy phép đó.

Ví dụ:

1. A, một nhà thầu có địa điểm kinh doanh đặt tại nước X, bán một nhà máy theo điều kiện chìa khoá trao tay cho B, có địa điểm kinh doanh đặt tại nước Y. A phải xin tất các giấy phép mà quốc gia Y yêu cầu cũng như tất cả các giấy phép được yêu cầu tại nước thứ ba (chuyển tải, các chuyến giao hàng phụ v.v...). Mặt khác, B phải xin phép nhập khẩu, cũng như tất cả các giấy phép có liên quan, các giấy phép được sử dụng các dịch vụđịa phương, và các giấy phép chấp thuận cho các hợp đồng chuyển giao công nghệđược nhập vào nước Y. Theo nguyên tắc, A cũng có nghĩa vụ phải cung cấp các thông tin và chứng từ, mà B cần, để xin phép nhập khẩu và các giấy phép khác có liên quan đến việc thực hiện của B, A không có nghĩa vụ về việc xin các giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền tại quốc gia Y, trừ khi điều này được thoả thuận trong hợp đồng hoặc có yêu cầu, rõ ràng hoặc ngầm hiểu, bởi luật áp dụng hay hoàn cảnh bắt buộc A phải xin phép (ví dụ luật áp dụng có thể yêu cầu một số giấy phép về kỹ thuật tại quốc gia Y phải được người giao công nghệ xin).

Mục đích của Điều 6.1.14 là xác định bên nào phải xin giấy phép của các cơ quan có thẩm quyền, trong trường hợp khi hợp đồng không qui định rõ. Đây là một qui định bổ sung được áp dụng, khi trong hợp đồng cũng như trong luật yêu cầu về giấy phép không qui định bên nào có nghĩa vụ xin phép theo yêu cầu.

Ví dụ:

2. Luật của nước X phải cấp giấy phép xuất khẩu máy vi tính trong đó có khai rõ nước nhập khẩu. Tuy nhiên, trong hợp đồng và trong luật của quốc gia X không có chỉđịnh bên nào chịu trách nhiệm xin phép. Do tính hợp lý của giảđịnh rằng chỉ có bên mua biết những gì họ dựđịnh làm với các máy tính là hợp lý, cho nên, dựa vào các nguyên tắc về xin giấy phép, hoàn toàn có thể kết luận rằng bên mua là người phải nộp hồ sơ xin phép.

4. Bản chất của nghĩa vụ phải thực hiện "các biện pháp cần thiết".

Bên xin giấy phép phải thực hiện "các biện pháp cần thiết" để lấy được giấy phép, nhưng không chịu trách nhiệm về kết quả của việc xin phép. Họ buộc phải dùng tất cả các phương cách có

để lấy được giấy phép (trong việc xin phép) và chỉ phải dùng các phương cách hợp lý xét trong trường hợp đó (ví dụ như trị giá của thường vụ, các thúc ép về thời gian v.v...).

Việc xác định sẽ áp dụng những phương pháp nào phụ thuộc vào những qui định và phù hợp với các cơ chế, thủ tục hiện có tại nơi cấp giấy phép. Nghĩa vụ này nằm trong bản chất của một nghĩa vụ phương tiện. Xem Điều 5.4(2).

Ví dụ:

2. A. một nhà doanh nghiệp có địa điểm kinh doanh tại nước X, giao kết một hợp đồng với B, một đại lý độc lập có địa điểm kinh doanh tại nước Y, B không có thẩm quyền ký kết các hợp đồng, chỉ có thể làm đại diện cho A tại nước Y và Z. Trong số các nghĩa vụđược hai bên thoả thuận, B phải trưng bày hàng hoá của A tại một hội chợ được tổ chức tại nước Z, B phải xin tất các giấy phép theo yêu cầu cho việc thực hiện các hợp đồng chuyên nghiệp tại nước Y và Z. Nghĩa vụ của B là thực hiện "các biện pháp cần thiết" bao gồm việc xin giấy phép theo yêu cầu của các cơ quan có thẩm quyền để tạm nhập hàng hoá của A vào quốc gia Y và Z, cũng như các giấy phép của các cơ

quan có thẩm quyền khác để B tham gia hội chợ. Tuy nhiên, từ khi có thoả thuận khác, B không có nghĩa vụ phải xin các giấy phép các cơ quan có thẩm quyền cho số hàng được nhập khẩu của các khách hàng tại quốc gia Y và Z của các khách hàng A.

Điều 6.1.15

(Thủ tục xin phép)

Một phần của tài liệu nhung-nguyen-tac-hop-dong-tmqt (Trang 80 - 81)