Những sửa đổi không làm biến đổi nội dung của sự chấp nhận

Một phần của tài liệu nhung-nguyen-tac-hop-dong-tmqt (Trang 30 - 31)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

2.Những sửa đổi không làm biến đổi nội dung của sự chấp nhận

Trên nguyên tắc chấp nhận phải là tấm gương phản chiếu về nội dung của đề nghị, vì vậy một sự thay đổi nhỏ giữa đề nghị và chấp nhận cũng có thể làm cho mỗi bên đặt nghi vấn về sự tồn tại của hợp đồng. Để tránh trường hợp một bên viện cớđể yêu cầu vô hiệu hợp đồng chỉ vì có sự

khác nhau giữa đề nghị và chấp nhận, khi các điều kiện trên thị trường thay đổi theo chiều hướng bất lợi cho họ, Khoản (2) quy định một trường hợp ngoại lệđược trình bày trong Khoản (1) rằng nếu những điều khoản bổ sung hoặc sửa đổi nằm trong lời chủ nghĩa không làm thay đổi "đáng kể" các

điều khoản trong đề nghị, thì hợp đồng vẫn được giao kết với những sửa đổi nhỏđó, trừ khi bên đề

nghị từ chối nó ngay khi nhận được thư chấp nhận.

Việc xác định xem thay đổi có được coi là "đáng kể"5 hay không không thểđược xác định một cách trừu tượng, mà tuỳ thuộc vào hoàn cảnh cụ thể của từng trường hợp. Thông thường những điều khoản bổ sung hoặc thay đổi về giá cả và phương thức thanh toán, địa điểm và thời hạn thực hiện nghĩa vụ thực hiện một công việc, quy định trách nhiệm của một bên đối với bên kia hoặc việc giải quyết tranh chấp, được coi là những thay đổi "đáng kể" của đề nghị. Một yếu tố quan trọng khác cần được xem xét là những điều khoản bổ sung hoặc thay đổi này có thường được sử

dụng trong lĩnh vực thương mại có liên quan hay không, và nó có gây bất ngờ cho bên đề nghị hay không.

Ví d

1. A đặt mua một thiết bị của B và yêu cầu được sử dụng thử. Khi chấp nhận đơn đặt hàng, B thông báo rằng sẽ chấp nhận các điều khoản của đề nghị, nhưng thêm rằng mình muốn có mặt tại buổi chạy thử máy. Điều kiện thêm này không phải là một thay đổi "đáng kể" của đề nghị giao kết, vì thế nó trở thành một phần của hợp đồng, trừ khi A phản đối điều này.

2. Tương tự như trường hợp 1, chỉ khác là trong khi chấp nhận đơn đặt hàng, B yêu cầu ghi thêm điều khoản tranh chấp bằng trọng tài. Trừ trường hợp có quy định khác, điều khoản này được xem là một thay đổi "đáng kể" của các điều khoản trong đề nghị giao kết, dẫn đến việc chấp nhận của B được coi như là một đề nghị giao kết mới.

3. A đặt mua một số lượng lúa mì của B. Khi chấp nhận đơn đặt hàng, B yêu cầu quy định thêm điều khoản tranh chấp bằng trọng tài. Việc quy định điều khoản này đã trở thành tập quán giữa các thương nhân trong việc mua bán lúa mì. A không thể không biết vềđiều khoản này, nên

điều khoản này không phải là một thay đổi "đáng kể" của các điều khoản trong đề nghị giao kết và do đó điều khoản trọng tài trở thành một phần của hợp đồng, trừ khi A phản đối điều khoản này ngay sau khi nhận được thư chấp nhận của B.

Điều 2.12

(Văn bản xác nhận)

Nếu văn bản nhằm xác nhận lại hợp đồng, bao gồm một vài điều khoản bổ sung, được gửi đi trong một thời hạn hợp lý sau khi giao kết hợp đồng, thì các điều khoản ghi trong văn bản sẽ trở thành một phần của hợp đồng, trừ trường hợp nội dung của văn bản xác nhận lại hợp đồng làm thay đổi "đáng kể" nội dung của hợp đồng đã được giao kết hoặc người nhận phản đối không chậm trễ những thay đổi này.

BÌNH LUẬN

1. "Xác nhận bằng văn bản"

Điều 2.12 này được áp dụng khi một hợp đồng đã được giao kết hoặc bằng miệng hoặc bằng văn bản trong giới hạn các điều khoản chủ yếu mà hai bên đã thoả thuận, sau đó một bên gửi cho bên kia một văn bản xác nhận những gì đã được thoả thuận cho đến lúc đó, nhưng kèm thêm những điều khoản mới hoặc khác với những điều khoản mà hai bên đã thoả thuận trước. Về lý thuyết thì trường hợp này khác hẳn với trường hợp được đề cập đến ởĐiều 2.11, khi một hợp đồng chưa được giao kết và những điều khoản bổ sung được ghi trong bản chấp nhận của bên nhận đề

nghị. Tuy vậy, trên thực tế, rất khó hoặc không thể phân biệt được sự khác nhau giữa hai trường hợp. Vì thế, việc xác nhận lại cần phải được giải quyết tương tự như trường hợp đã được quy định trong Điều 2.11. Tuy nhiên, điều khoản này cũng chỉđược áp dụng đối với những điều khoản sửa

đổi được xác nhận lại bằng văn bản. Nói cách khác, tương tự như những sửa đổi có trong văn bản xác nhận đơn đặt hàng, những điều khoản mới được bổ sung hoặc khác với những điều khoản mà trước đây hai bên đã thoả thuận, được xác nhận lại bằng văn bản, sẽ trở thành một phần của hợp

đồng, nếu như những điều khoản này không thay đổi "đáng kể" so với thoả thuận và bên nhận văn bản không phản đối chúng ngay lập tức.

Tương tự như trường hợp xác nhận bằng văn bản, vấn đề xem xét việc thay đổi hay bổ sung những điều khoản mới có làm thay đổi "đáng kể" đến những điều khoản mà trước đây hai bên đã thoả thuận hay không phải được giải đáp dựa trên từng trường hợp cụ thể. Mặt khác, điều khoản này đương nhiên không áp dụng cho những trường hợp khi một bên gửi văn bản xác nhận và yêu cầu bên kia gửi lại cho họ một bản và ký xác nhận là đã chấp nhận. Trong những trường hợp như

vậy, bất kể văn bản có những sửa đổi gì, và những sửa đổi này có làm thay đổi "đáng kể" hay không, thì trong bất kỳ trường hợp nào văn bản cũng cần được sự chấp nhận của bên nhận văn bản trước khi nó trở thành một hợp đồng.

Ví d

1. B đã chấp nhận yêu cầu đặt mua thiết bị của A qua điện thoại. Hôm sau, A nhận được một lá thư của B xác nhận những điều khoản đã được hai bên thoả thuận miệng, nhưng ghi thêm là B muốn có mặt tại buổi thử máy tại trụ sở của A. Điều khoản bổ sung này không phải là một sửa đổi "đáng kể" so với những điều khoản đã được hai bên thoả thuận trước đây, và sẽ trở thành một phần của hợp đồng trừ khi A phản đối điều khoản này ngay khi nhận thư của B.

2. Tương tự trường hợp 1, chỉ khác là trong văn bản xác nhận của B có ghi thêm một điều khoản trọng tài. Trừ khi hoàn cảnh yêu cầu khác, điều khoản này sẽđưa đến một thay đổi "đáng kể" so với những điều khoản đã được hai bên thoả thuận trước đây, và vì thế nó sẽ không trở thành một phần của hợp đồng.

3. A đặt hàng bằng telex để mua một lượng lúa mì và B ngay lập tức chấp nhận cũng bằng telex. Sau đó cùng ngày, B gửi một lá thư cho A xác nhận lại những điều khoản hai bên đã thoả

thuận và có ghi thêm điều khoản giải quyết tranh chấp bằng trọng tài, mà điều khoản này trở thành quy ước giữa các thương nhân trong việc mua bán ngũ cốc. Vì A không thể không biến đến điều khoản này, nên nó sẽ không làm thay đổi "đáng kể" những điều khoản đã được hai bên thoả thuận trước đây. Trừ khi A phản đối điều khoản này kịp thời, điều khoản trọng tài đó sẽ trở thành một phần của hợp đồng.

Một phần của tài liệu nhung-nguyen-tac-hop-dong-tmqt (Trang 30 - 31)