Sự tin tưởng đề nghị không thể huỷ bỏ

Một phần của tài liệu nhung-nguyen-tac-hop-dong-tmqt (Trang 25 - 26)

- Nếu một bên trong hợp đồng có nhiều nơi kinh doanh, thì sau khi xem xét những tình tiết đã biết hoặc dự liệu bởi các bên trong hợp đồng tại bất cứ thời điểm nào trướ c khi giao

b. Sự tin tưởng đề nghị không thể huỷ bỏ

Một ngoại lệ thứ hai trong các quy tắc chung liên quan đến việc huỷ bỏ một đề nghị, nghĩa là khi "việc người nhận có căn cứ để xem đề nghị là một đề nghị không thể huỷ bỏ", và khi "người nhận thực hiện đề nghị này do tin tưởng nó là một đề nghị không thể huỷ bỏ". Thực chất là sự áp dụng của nguyên tắc chung về thiện chí và trung thực được trình bày trong Điều 1.7. Việc tin tưởng của bên nhận đề nghị có thể xuất phát từ hành vi của bên đề nghị hoặc do tính chất của lời đề nghị đó (ví dụ một đề nghị mà việc chấp nhận yêu cầu người nhận đó phải được điều tra rộng lớn và tốn kém trong khi chờđợi giao kết hợp đồng hoặc một đề nghị cho phép bên nhận đề nghị lập một đề

nghị khác gửi cho bên thứ ba). Hành vi mà bên nhận đề nghị thực hiện trong khi tin tưởng và hiệu lực lời đề nghị có thể bao gồm việc chuẩn bị sản xuất, mua thuê thiết bị hoặc nguyên vật liệu, chi trả

các chi phí phát sinh, v.v... miễn là những hành vi này thường có trong các lĩnh vực thương mại có liên quan, hoặc được bên đề nghị biết hoặc dự liệu trước.

Ví d

3. A - nhà buôn bán đồ cổ - yêu cầu B phục chế lại mười bức danh hoạ với điều kiện là công việc phải được hoàn tất trong vòng ba tháng và giá cả không được vượt quá một số tiền nào đó. B thông báo cho A rằng, để biết có nên chấp nhận lời đề nghị này hay không, thì B cần phải bắt đầu phục chế một bức tranh và sẽ trả lời cụ thể trong vòng 5 ngày. A đồng ý, và B tin vào lời đề nghị của A và bắt đầu thực hiện công việc ngay lập tức. A không thể rút lại lời đề nghịđó trong vòng 5 ngày.

4. A đề nghị B thành lập một tập đoàn để tham gia đấu thầu một dự án sẽđược chỉ định trong một thời gian nhất định. B cung cấp một bản đề nghị mà A đã tin tưởng vào dự toán giá đấu thầu. Trước khi hết hạn ngày chỉđịnh đấu thầu, nhưng sau khi A đã lập xong giải trình kinh tế dựa trên bản giải trình của A, B thông báo với A rằng xin được huỷ bỏ lời đề nghị của mình. Đề nghị của

B là không thể huỷ bỏ cho đến ngày này vì A đã tin tưởng vào lời đề nghị của B.

Điều 2.5

(Từ chối đề nghị giao kết)

Đề nghị giao kết bị từ chối khi bên giao kết nhận được sự từ chối của bên được đề nghị

BÌNH LUẬN

1. Việc từ chối lời đề nghị có thểđược nêu rõ hoặc ngầm hiểu

Một đề nghị có thể bị từ chối bằng việc ghi rõ hoặc ngầm hiểu. Thông thường việc ngầm hiểu từ chối đề nghị có thể được thể hiện bằng cách gửi lời chấp nhận, nhưng kèm theo những điều kiện, những yêu cầu và những sửa đổi bổ sung khác (xem Điều 2.11(1)).

Khi các bên không nêu rõ việc từ chối phải được thực hiện bằng văn bản hay bằng hành vi, thì bên nhận đề nghị cần phải giải thích với bên đề nghị rằng họ không có ý định chấp nhận đề nghị

này. Câu trả lời của bên nhận đề nghị có thể chỉ thể hiện bằng cách hỏi về một khả năng khác để

giải quyết vấn đề (ví dụ "Liệu có cách nào giảm giá hơn nữa không?", hoặc "Liệu ngài có thể gửi hàng đến sớm hơn vài ngày không?") vốn không thểđược tạm coi là chấp nhận đề nghị.

Việc từ chối lời đề nghị sẽ làm chấm dứt mọi lời đề nghị, bất kể lời đề nghịđó có thểđược huỷ bỏ hay không theo Điều 2.4.

Ví d

A nhận được đề nghị của B, có ấn định thời hạn trả lời trong vòng hai tuần. A trả lời bằng thư

và hỏi có thểđưa một vài điều khoản khác mà B không chấp nhận. A không thể chấp nhận bản đề

nghị ban đầu của B nữa dù vẫn còn nhiều ngày trước thời hạn hai tuần, vì bằng cách trả lời bản đề

nghị A đã từ chối bản đề nghị ban đầu (và từ chối thời hạn ấn định hai tuần theo đó đề nghị không thểđược huỷ bỏ).

Một phần của tài liệu nhung-nguyen-tac-hop-dong-tmqt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(120 trang)