b. Quản lý đội nhân lực
4.3. NHỮNG KIẾN NGHỊ
4.3.1. Đối với chính phủ.
Bất cứ một doanh nghiệp nào, hoạt động ở lính vực nào đều chiu tác động của nhà nước. Nếu đó là lĩnh vực được nhà nước ưu tiên phát triển thì doanh nghiệp đó sẽ được nhà nước tạo điều kiện thuận lợi băng các chính sách ưu đãi. Trong định hướng phát triển kinh tế đất nước, Nhà nước ta có xác định rõ vai trò của ngành vận tải hàng không đó là một ngành kinh tế múi nhọn cần được quan tâm, là ngành thu hút nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước, là cửa ngõ giao thông, là bộ mặt của nền kinh tế. Vì vậy khi thấy được tầm quan trọng của vận tải hàng không thì nhà nước cần có chính sách, khuân khổ pháp lý chặt chẽ, đảm bảo được một môi trường kinh doanh ổn định, thuận lợi hấp dẫn được các nhà đầu tư trong và ngoài nước.
Trong giai đoạn vưa qua, hãng Hàng không Việt Nam đã có những nỗ lực phấn đấu, không trông chờ và ỷ lại vào nhà nước, tự cân đói vốn phục vụ phát triển. Tuy vậy, việc hạn chế và quy mô của vốn chủ sở hữu đã hạn chế nhiều khả năng huy động vốn cho hoạt động sãn xuất kinh doanh và phát triển của hãng. Để giúp đỡ Hãng chính phủ cần:
- Hỗ trợ vốn đầu tư ban đầu cho Hãng hàng không sao cho hãng ngang tầm với quy mô của một hãng hàng không quốc gia, tạo điều kiện tài chính lành mạnh để phát triển và huy động vốn trên các nguồn khác. Cho phép Hãng thực hiện chính sách khấu hao hợp lý, phù hợp với thông lệ quốc tế về máy bay và các tài sản chuyên dùng cho máy bay, nên bái bỏ quy định kết nối 50% ngoại tệ với Hãng.
- Áp dụng chính sách thuê ưu đãi đối với hãng hàng không, chủ yếu là chính sách thuê thu nhập, thuê giá trị gia tăng…..ưu đãi hơn đối với hãng hàng không để hãng có khả năng nâng cao tích luỹ để tái đầu tư.
- Phát triển quan hệ ngoại giao. Mở rộng quan hệ hàng không với các nước trên thế giới nhằm tạo điều kiện cho ngành hàng không Việt Nam có thể tiếp thu được các công nghệ tiên tiến, học hỏi được những kinh nghiệp quản lý, tăng khả năng huy động vốn quốc tế.
- Đứng ra bảo lãnh để hãng có thể vay vốn. Nhà nước đứng ra bảo lãnh thông qua Bộ Tài chính hoặc ngân hàng nhà nước để hãng có thể vay vốn của các tổ chức xuất nhập khẩu và miễn lệ phí bảo lãnh cho khoản vay nay.
- Cho phép Tổng công ty hàng không Việt Nam nghiên cứu các hình thức huy động vốn qua phát hành trái phiếu, bán cổ phần cho các thành phần kinh tế khác, kể cả cho đối tác nước ngoài ở mức độ nhất định.
- Do hoạt động vận tải hàng không có tính đặc thù riêng, Nhà nước cần xây dựng quy chế mua sắm đặc biệt cho việc đầu tư mua máy bay, vật tư phụ tùng và các thiết bị máy bay.
- Không ngừng đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng sân bay đáp ứng nhu cầu thị trường và có kế hoạch xây dựng Cảng hàng không sân bay Tân Sơn Nhất trở thành trung tâm trung chuyển (Hub) của khu vực, để có thể cạnh tranh với Singapore, Thái lan.