Đường bay quốc tế.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không Việt Nam đến năm 2015 (Trang 44 - 45)

Hiện nay mạng đường bay quốc tế của hãng hàng không Việt Nam có đường bay đến nhiều khu vực trên thế giới như: Đông Nam Á, Đông Bắc Á, Châu Âu, Bắc Mỹ (liên danh)…

Các mạng đường bay khu vực tầm ngắn- trung đến Năm 2015 về cơ bản sẽ dựa trên cấu trúc đường bay hiện nay, sẽ được bổ sung thêm một số đường bay thứ cấp đến các điểm du lịch ở Indonesia, nam Trung Quốc, Mianma, Thái Lan… các đương bay đi đến các khu vực Đông Nam Á sẽ tiếp tục tăng chuyến, khai thác chủ yếu bằng loại máy bay trung bình (150- 180 ghế). Khi tần suất bay đạt 2 chuyến một ngày có thể kết hợp khai thác các loại máy bay thân rộng lớn hơn 250 ghế nhằm giảm hệ số ghế hoà vốn tăng khả năng chở hàng.

Mạng đường bay tầm trung- xa từ 3-6 giờ bay từ Việt Nam chủ yếu được phát triển đẻ đi đến Đài Loan, Nhật Bản, Hàn Quốc, Bắc Trung Quốc,

đặt trọng tâm vào các yếu tố cạnh tranh bằng bay thẳng, tần suất bay tối thiêu 1 chuyến/ngày. Kết hợp khai thác tốt thị trường hành khách và hàng hoá chất lượng dịch vụ đảm bảo đủ tính cạnh tranh.

Mạng đường bay quốc tế xuyên lục địa sẽ được phát triển một cách thận trọng, trên cơ sở hiệu quả toàn mạng, giúp ổn định các đường bay khu vực nội địa với các thị trương lớn ở Chât Âu, Bắc Mỹ….Trước mắt cho tới năm 2010 tâp trung củng cố, phát triển một số đường bay hiên có đi đến Châu Âu và Úc trên cơ sở chi phí thấp phục vụ đối yượng khách du lịch, thăm thân nhân và hỗ trợ đường bay khu vực. Ưu tiên củng cố các đường bay tới Pháp đạt 1 chuyến/ngày, và Úc đạt tần suất 5-6 chuyến/tuần, tiến tới cân bằng thu chi rồi có lãi. Các yếu tố đảm bảo thành công cho các đường bay tới Pháp và Úc là lợi thế chi phí khai thác thấp và khả năng gom tụ tốt (khách, hàng). Đến khoảng năm 2015 thì sẽ tấp trung phát triển mở thêm các đường bay mới đến các nước Châu Âu.

Việc mở rộng các đường bay xuyên Thái Bình Dương tới bờ tây của Mỹ, Canada sẽ được nghiên cữu kỹ và thận trọng. Đây là thị trường có sức cạnh tranh rất lớn và rủi ro. Vietnam Airlines chỉ có thể tham gia khai thác trực tiếp khi đã phát triển đến một quy mô lớn tương đối, đã được chuẩn bị kỹ về tiềm lực tài chính và đặc biệt là đã có đội ngũ cán bộ dày dạn kinh nghiệm, một hệ thông điều hành, quản trị thực sự theo cơ chế thi trường các điềh kiện nay chỉ có thê đạt được ít nhất là ngoài năm 2010.

Chương trình khai thác trực tiếp đến Bắc Mỹ được xác định cho giai đoạn 2006-2010. ngay cả khi đó hiệu quả khai thác dự kiến vẫn rất kém, không co khả năng hoà vốn cho đến năm 2010-2015. điều này sẽ làm giảm đáng kể hiệu quả kinh doanh của toàn mạng đường bay khac bù lỗ cho đường bay tới Băc Mỹ.

4.2.2. Giải pháp sử dụng vốn cho đội bay.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không Việt Nam đến năm 2015 (Trang 44 - 45)