Chiến lược phát triển của Hãng HKVN được đặt trong bối cảnh Đảng và nhà nước sẽ tiếp tục đổi mới quản lý kinh tế nhằm phát huy nội lực của các thành phần kinh tế để thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá, tăng cường hiệu qủa và vai trò chủ đạo của hệ thống các doanh nghiệp Nhà
nước, thúc đảy cổ phần hoá, tiếp tục cải tổ một cách hoan thiện các lĩnh vực luật pháp, hành chính tái chính ngân hàng.
Đồng thời việc ngày càng nâng cao uy tín và ảnh hưởng trong hiệp hội ASEAN, tham gia APEC, gia nhập WTO. Việt Nam tiếp tục khẳng định đường lối hội nhập, tăng cường quan hệ đa phương trong khuân khổ khu vực và toàn cầu phù hợp với su thế toàn cầu của nền kinh tế thế giới. Trước tình hình hiện nay, đã đặt ra yêu cầu đối với hãng phải tăng cường năng lực cạnh tranh không những đối với vận tải hàng không, dịch vụ đồng bộ mà còn đối với các lĩnh vực kinh doanh khác.
Môi trường đầu tư trong nước tiếp tục hoàn thiện. việc khuyến khích các đề án có quy mô vừa và nhỏ, các ngành nghề sử dụng nhiều lao động địa phương, cấp phép cho các dự án đầu tư 100% vốn nước ngoài, cho phép các nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần của các doanh nghiệp Việt Nam, đơn giản các thủ tục cấp giấy phép đầu tư….sẽ giúp các nhà đầu tư nước ngoài yên tâm hơn khi đầu tư vào Việt Nam. Liên quan đến dự báo thị trường vận tải hàng không, Hãng dự báo mức tăng FDI vào khoảng 5- 7% trong giai đoạn 2001-2010. và khoảng 7-8,5% trong giai đoạn 2010-2015.
Hiện nay Chính Phủ vưa kí quyết định cho phép thành lập hàng không tư nhân, điều nay cho phép mở ra một cơ hội mới cho các nhà đầu tư muốn tham gia vào lĩnh vực nay. Cho đến nay, đã có rất nhiều thông tin về những hãng hàng không mới xin thành lập, nhưng hiện Cục Hàng không dân dụng chỉ chính thức tiếp nhận hồ sơ của VietJet. Nếu được cấp phép, VietJet sẽ trở thành hãng hàng không thứ tư của Việt Nam, sau Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco.
Vế du lịch, dự báo trong những năm tới nguồn khách du lịch quốc tế sẽ tăng trưởng ở mức 6-9%/năm, và đạt khoảng 4,2 triệu lượt khách vào năm 2010, khoảng 6,5 triệu lượt khách vào năm 2015. Ngành du lịch cũng đang thực hiên chương trình hành động quốc gia về phát triển du lịch theo hướng biến Việt Nam thành “điểm đến của thiên niên kỉ mới”. bên cạnh lượng khách quốc tế đó thì cùng với sự phát triển của nền kinh tế thì nhu cầu đi du lich của người dân cũng cân thiết hơn, đăc biệt là đi du lịch bằng máy bay.
d.Giao thông vận tải.
Giao thông là một lĩnh vực rất quan trọng trong chiến lược phát triển đât nước, bởi lẽ giao thông có phát triển thì mới kéo theo sự phát triển của các ngành nghề khác ở các địa phương khác nhau. Do vậy, trong thời gian tới Đảng và nhà nước sẽ tiếp tục đầu tư mạnh mẽ vào lĩnh vực giao thông, đặc biệt là lĩnh vưc giao thông vận tải bằng đường hàng không. Tiếp tục mở các đường bay mới đến nhiêu nơi trên thế giới và khắp các vùng trong cả nước.
3.3. DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN.3.3.1. Phân theo giai đoạn. 3.3.1. Phân theo giai đoạn.
a. Giai đoạn 2006- 2010.
Trong giai đoạn này Hãng cần khoảng hơn 38.000 tỷ đồng trong đó: - Đầu tư phát triển đội máy bay là 21.000 tỷ đồng, nhằm sở hữu ít nhất 50% máy bay trên 50 ghế.
- Đầu tư cho hạ tầng kỹ thuật khai thác và khí tài khoảng 16.500 tỷ đồng, chủ yếu nâng cấp và sây dựng các cơ sở bảo dưỡng sửa chữa máy bay.
- Đầu tư mở rộng các loại hình kinh doanh dịch vụ và đầu tư mới đa dạng hoá ngành nghề khoảng 500 tỷ đồng.
- Đầu tư tăng cường trang thiết bị, phụ tùng dự trữ và các nhu cầu đầu tư khác của các đơn vị thành viên khoảng 700 tỷ đồng.
b. Giai đoạn 2010- 2015.
Dự kiến đến năm 2015 ngành hàng không cần khoảng 123.000 tỷ đồng, tương đương 7,6 tỷ USD, trong đó riêng giai đoạn từ 2010-2015 cần có 85.000 tỷ đồng (khoảng 5,3 tỷ USD).
3.3.2.Phân theo đối tượng sử dụng vốn.
Để thấy rõ được nhu cầu sử dụng vốn của ngành hàng không trong thời gian tới, để đầu tư cho từng đối tượng sử dụng vốn như sau:
BẢNG 8
BẢNG DỰ BÁO NHU CẦU SỬ DỤNG VỐN
Đơn vị: tỷ đồng Giai đoạn 2006- 2010 Giai đoạn 2010- 2015 Tổng Đầu tư cho
máy bay
21.000 48.000 69.000
Đầu tư cho hạ tầng
16.500 32.000 48.500
Đầu tư cho nhân lực
500 5.000 5.500
Vốn đầu tư cho đội máy bay khoảng 69.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 4,3 tỷ USD. Trong đó: giai đoạn từ nay đến 2010 cần khoảng 21.000 tỷ đồng ( khoảng 1,3 tỷ USD). Và giai đoạn 2010-2015 là 48.000 tỷ đồng ( 3 tỷ USD).
- Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng cụm cảng hàng không khoảng 48.500 tỷ đồng ( khoảng3 tỷ USD). Trong đó giai đoạn 2006-2010 là 16.500 tỷ đồng ( 1 tỷ USD), và giai đoạn 2010-2015 là 32.000 tỷ đồng (2 tỷ USD).
- Vốn đầu tư cơ sở hạ tầng quản lý bay cần khoảng 2.600 tỷ đồng, trong đó giai đoạn từ nay đến 2010 là 1000 tỷ đồng, và đến 2015 là khoảng 1600 tỷ đồng.
- Vốn đầu tư phát triển công nghiệp hàng không là 2.800 tỷ đồng. Để có được số vốn như trên ngành hàng không cần huy động từ ngân sách nhà nước là 4.700 tỷ đồng, ODA do nhà nước vay cấp lại cho Hãng là khoảng 12.000 tỷ đồng và do doanh nghiệp vay trực tiếp là 500 tỷ đồng, vốn của doanh nghiệp và huy động là khoảng 81.300 tỷ đồng, vốn liên kết Bot, BOO, PPP là 20.000 tỷ đồng.