Đầu tư phát triển máy bay vận chuyển hàng hoá.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không Việt Nam đến năm 2015 (Trang 49 - 52)

Như đã nêu trên, thị trường hàng hoá Việt Nam có nhiều tiềm năng, nhưng chưa có sự phát triển ổn định, các luồng vận chuyểnvà chủng loại

hàng hoá chưa đa dạng, tính vụ mùa của thị trường càng cao. Ngoài ra, các chính sách, thủ tục của nhà nước và các cán bộ ngành liên quan liên quan đến hoạt động xuất nhập khẩu, trung chuyển hàng hoá tại các sân bay quốc tế của Việt Nam còn nhiều điểm chưa thực sự hợp lý, cơ sở hạ tầng sân bay phục vụ hàng hoá chưa hiện đại.

Trong bối cảnh đó, Hãng xác định đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá trong nước và quốc tế trên chuyến bay chở khách kết hợp chơ hàng là chính, và tận dụng các cơ hội hợp tác khác. Về mặt kinh tế, sự kết hợp đó sẽ cho phép hãng có một nguồn doanh thu từ hàng hoá ở mức 10-15% tổng doanh thu vận chuyển. Đây là một yếu tố quan trọng đảm bảo cho hiệu quả của hoạt động khai thác các đường bay hàng khách thường lệ. Tuy nhiên, nhằm củng cố, tăng cường thị trường vận chuyển hàng hoá ra vào Việt Nam, nâng cao chất lượng phục vụ khách hàng với những loại hình vận chuyển hàng hoá chuyên dụng, với khối lượng, thể tich lớn không thể cung ứng được trên các chuyến bay chở khách hoặc đi những nơi hãng không có đường bay chở khách thường lệ, trong giai đoạn đến 2010 Hãng phải đầu tư thêm máy bay vận chuyển hàng hoá như bảng sau:

BẢNG 9

KẾ HOẠCH ĐẦU TƯ MÁY BAY CHỞ HÀNG

Đơn vi: chiếc

Năm Sức chở 30-50 tấn Sức chỏ 60- 100 tấn Tổng máy bay 2006 2 2 4 2007 2 2 4

2008 3 2 52009 3 3 6 2009 3 3 6 2010 3 3 6 2011 4 4 6 2012 4 4 7 2013 5 4 7 2014 5 5 7 2015 5 6 8

Tuy nhiên do khả năng về nguồn vốn còn hạn chế, nên hình thức mua của Hãng trong thơi gian tới vẫn chủ yếu là kết hợp cả máy bay chở hàng và máy bay chở khách.

4.2.3. Giải pháp sử dụng vốn cho phát triển nguồn nhân lực.

a.Mục tiêu phát triển nguồn nhân lực của hãng trong thời gian tới.

Hãng cần phải xây dựng đội ngu lao động đử về số lượng, hợp lý về cơ cấu, đạt tiêu chuẩn quốc tế về trình độ đối với các loại hình lao động đặc thu hàng không, phát triển đội ngũ cán bộ quản lý có bản lĩnh có bản lĩnh chính trị vững vàng, lấy đức làm gốc, được đào tạo cơ bản và có trình độ nghiệp vụ tốt, giỏi ngoại ngư tin học, nắm vững khoa học và kinh nghiệm quản lý, biết làm việc trong cơ chế thị trường. Có chính sách phù hợp để gắn người lao động với hãng, phát huy cao nhất yếu tố con người, làm việc vì hãng và khách hàng.

Tổng số lao động của Tổng công ty HKVN tính đến 31/12/2004 là 13.514 người. Trong đó, lao động là người Việt nam là 13.157 và 357 người là lao động người nước ngoài, được phân ra như sau:

Theo lĩnh vực hoạt động

- Sản xuất, kinh doanh, dịch vụ khác: 5.766 người

Theo trình độ đào tạo (tính lao động là người Việt nam)

- Trên đại học: 120 người

- Đại học: 4.344 người

- Cao đẳng, trung cấp: 1.959 người - Công nhân kỹ thuật: 1.553 người - Sơ cấp và tương đương: 3.440 người - Chưa qua đào tạo: 1.741 người

Nhìn chung lực lượng lao động của Tổng công ty HKVN đã lớn mạnh cả về số lượng và chất lượng, cở bản đáy ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh. Cơ cấu lao động được chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng lao động được đào tạo chuyên ngành, lao động có trình độ chuyên môn nghiệp vụ. Lao động đặc thù như người lái, tiếp viên, kỹ sư và kỹ thuật máy bay được chú trọng phát triển, từng bước giảm số lao động phải thuê nước ngoài, đặc biệt là người lái.

Một phần của tài liệu Các giải pháp thu hút và sử dụng các nguồn vốn đầu tư cho phát triển ngành hàng không Việt Nam đến năm 2015 (Trang 49 - 52)