Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 75 - 81)

- Phải tìm được điểm đột phá để phát triển kinh tế

3.2.1.Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên Huế

vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế

3.2.1. Nhóm giải pháp về quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế

Để thực hiện chiến lược phát triển kinh tế vùng đầm phá thành vùng kinh tế hàng hóa phát triển, ổn định và vững chắc, cần phải tổ chức hợp lý các tiểu vùng. Thực hiện

việc quy hoạch dựa trên những số liệu điều tra cơ bản về đất đai, địa hình, thổ nhưỡng, nguồn lợi, tình hình dân sinh, kinh tế xã hội và thế mạnh tiềm năng của từng tiểu vùng và của cả vùng đầm phá. Đồng thời phải thực hiện chiến lược tiếp nhận và triển khai khoa học, công nghệ tiên tiến tạo ra ưu thế vượt trội trong sản xuất chế biến sản phẩm phục vụ đời sống, cũng giống như những vùng kinh tế khác đã được Thủ tướng Phan Văn Khải kết luận tại hội nghị vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Phát triển kinh tế hàng hóa của vùng phải có quy hoạch sản xuất sản phẩm xuất khẩu, phát huy tiềm năng về lao động, đất đai, tài nguyên của vùng, thu hút và sử dụng có hiệu quả nguồn chất xám của vùng cũng như của toàn tỉnh phục vụ cho vùng. Quy hoạch phát triển các ngành thương mại, dịch vụ du lịch, kết cấu hạ tầng... tạo ra những yếu tố, điều kiện cho sự phát triển bền vững của vùng theo hướng sản xuất hàng hóa. Phải thực hiện quy hoạch bảo đảm giữ gìn cảnh quan, xử lý không để môi trường bị ô nhiễm; giải quyết trong mối quan hệ chung về phát triển kinh tế xã hội của vùng với từng huyện, từng xã. Để thực hiện giải pháp này cần phải:

- Xác định thế mạnh của vùng: Trong quy hoạch kế hoạch phát triển kinh tế hàng

hóa vùng đầm phá, xác định thế mạnh của vùng là giải pháp quan trọng để đầu tư phát triển đúng hướng. Thế mạnh của vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế là phát triển ngư nghiệp bao gồm khai thác, nuôi trồng và chế biến thủy sản. Đây là ngành có điều kiện tăng trưởng nhanh của vùng có khả năng phát triển ổn định và bền vững. Giải pháp đối với nghề khai thác đầm phá là sắp xếp lại nghề khai thác phù hợp với việc tái tạo và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Yêu cầu phải điều tra lại số lượng từng ngành nghề nhất là đối với các nghề cấm. Có kế hoạch hỗ trợ giúp đỡ về vốn tạo điều kiện cho ngư dân hoạt động trong các nghề này có thể mua sắm lại ngư cụ để hoạt động nghề khác hoặc chuyển sang nuôi trồng thủy sản. Quản lý tốt việc khai thác đầm phá phục hồi năng suất, sản lượng tự nhiên vốn có trước đây trong khoảng thời gian từ nay đến năm 2005, duy trì mức tăng trưởng sản lượng hàng năm để đến năm 2010 đạt sản lượng khai thác 4.500 đến 5000 tấn. Việc bố trí thuyền nghề, lao động khai thác đầm phá sẽ cân đối với mức hợp lý về sản lượng cho phép theo hướng giảm lượng thuyền hiện có, chuyển một số lao động đầm phá sang khai thác biển. Giải pháp đối với nuôi trồng thủy sản: quy hoạch vùng nuôi thủy sản

thủy lực, thủy văn trên từng vùng của đầm phá. Xác định rõ dòng chảy thoát lũ, ranh giới thủy lợi với vùng ao đầm nuôi trồng thủy sản. Xác định yêu cầu khối lượng nước trao đổi giữa sông với đầm phá, đầm phá với biển để bảo đảm trạng thái cân bằng sông biển của thủy vực. Sau trận lụt thế kỷ, 5 cửa biển mới hình thành làm cho môi trường sinh thái, chất nước, độ mặn có sự biến đổi cần có sự phối hợp với Sở Khoa học công nghệ và môi trường khảo sát đánh giá lại môi trường nước để từ đó xác định quy mô diện tích các vùng nuôi trồng thủy sản trong đầm phá cho phù hợp với điều kiện môi trường sinh thái. Phát triển diện tích nuôi trồng thủy sản với mức độ hợp lý bảo đảm vấn đề môi trường sinh thái và dòng chảy của đầm phá. Sử dụng mặt nước đầm phá, diện tích đất nhiễm mặn, bãi cao triều vào nuôi trồng thủy sản. Xây dựng theo quy hoạch các vùng nuôi tôm, cá, sò, cua... đặc sản có giá trị kinh tế cao tạo nguồn nguyên liệu cho sản phẩm hàng hóa xuất khẩu. Khảo sát quy hoạch cụ thể để tiến hành thực hiện dự án nuôi tôm công nghiệp ở các xã trọng điểm trong vùng đầm phá như: xã Phú Diên, Quảng Công, Vinh Hưng, Lộc Vĩnh, Phú Xuân. Trên cơ sở mở rộng diện tích nuôi trồng để thực hiện chuyển đổi cơ cấu kinh tế vùng đầm phá, thực hiện nuôi trồng thủy sản kết hợp với định canh định cư.

Trong chế biến sản phẩm thực hiện quy hoạch các cơ sở chế biến lớn tiếp tục đổi mới công nghệ, đẩy nhanh tốc độ phát triển của công nghiệp chế biến thủy sản theo hướng đa dạng hóa các mặt hàng, đồng thời nâng cao chất lượng sản phẩm. Tăng dần tỷ trọng sản phẩm chất lượng cao thay cho sản phẩm thô dưới dạng nguyên liệu như hiện nay. Nâng cao tỷ trọng xuất khẩu thủy sản tươi, nhất là thủy sản như: cua, tôm hùm, tôm sú, cá chình, cá mú... Thực hiện chế biến thủy sản tại chỗ, bảo quản thủy sản phục vụ nhu cầu tiêu dùng hàng ngày của nhân dân trong tỉnh cũng như trong khu vực miền Trung.

Tạo điều kiện về vốn, kỹ thuật khuyến khích chế biến sản phẩm truyền thống tiêu thụ trên thị trường trong nước và phục vụ khách du lịch như: nước mắm, tôm chua, mắm sò huyết, ruốc quết, cá muối, cá khô... nâng cao chất lượng các loại hình dịch vụ. Quy hoạch vùng chế biến sản phẩm, kiểm tra bảo đảm vệ sinh môi trường, bảo đảm điều kiện làm việc cho người lao động chế biến.

- Xác định ngành mũi nhọn, lĩnh vực trọng điểm của vùng: Kinh tế vùng đầm phá

số vùng đã thực hiện xóa đói, giảm nghèo. Tuy nhiên quá trình phát triển đó vẫn chưa tương xứng với tiềm năng thế mạnh vốn có của vùng. Những kết quả đạt được chưa thể hiện vai trò vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Vì vậy xác định ngành mũi nhọn, lĩnh vực trọng điểm của vùng có ý nghĩa quan trọng trong việc tạo điều kiện cho ngành mũi nhọn phát triển, thúc đẩy kinh tế hàng hóa của vùng phát triển. Qua thực tế phát triển kinh tế vùng đầm phá cho thấy ngành mũi nhọn là nuôi trồng thủy sản. Sản lượng nuôi trồng thủy sản tăng bình quân 12,5% (từ 1995-2000), sản lượng khai thác giảm 1%. Diện tích nuôi trồng thủy sản tăng 17,4%, điều đó cho thấy khả năng nuôi trồng phát triển tốt. Giá trị xuất khẩu thủy sản nuôi trồng gần bằng 50% giá trị xuất khẩu thủy sản. Trong nuôi trồng thủy sản lĩnh vực trọng điểm là nuôi tôm, sản lượng tôm chiếm 80%. Ngư dân tỏ rõ quyết tâm với nghề nuôi tôm và đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm trong nuôi tôm như: chọn mùa vụ, chọn giống, chọn phương pháp nuôi có hiệu quả, chính những yếu tố đó đã góp phần cho nuôi tôm thắng lợi. Người dân ngày càng phấn khởi an tâm sản xuất, mạnh dạn đầu tư.

Bảng 11: Hiệu quả sản xuất tôm năm 1999

Danh mục Số lượng hộ Tỷ lệ %

Tổng số hộ nuôi 1.820 100%

Trong đó: - Hộ lãi 1.445 80

- Hộ hòa vốn 268 15

- Hộ lỗ 89 5

Qua điều tra 1820 hộ nuôi tôm ở ba huyện Phú Lộc, Phú Vang, Quảng Điền cho thấy số hộ lãi đạt khá cao, một số hộ hòa vốn chiếm 15%. Còn lại 5% hộ lỗ. Theo ý kiến của các hộ nuôi tôm thì những hộ hòa vốn hoặc lỗ đa số là những hộ mới nuôi trồng tôm thiếu kinh nghiệm, thả nuôi không đúng thời điểm, thu hoạch muộn, áp dụng quy trình kỹ thuật nuôi chưa đúng, chưa tính toán được lượng tôm thả và lượng tôm còn sống, lượng tôm bị chết trong từng thời kỳ của quá trình nuôi do đó lỗ vì thức ăn nuôi. Có hộ có tư

tưởng nóng vội thả nuôi không theo lịch thời vụ mà ngành đã quy định đã dẫn đến dịch bệnh. Năm 2000 là năm vùng đầm phá có được một mùa tôm bội thu ở hầu hết các xã. Trong đó xã Quảng Công huyện Quảng Điền là xã cách đây 10 năm đã khởi đầu nuôi tôm ở vùng đầm phá, năm 2000 với 71 ha đã thu được 4 tỷ đồng lãi trên 2 tỷ đồng. Trong khi đó 225 ha lúa của toàn xã chỉ thu được 1,2 tỷ đồng và mức lãi của lúa rất thấp.

Từ việc xác định tôm là lĩnh vực mũi nhọn, trọng điểm của vùng đòi hỏi tăng cường vốn đầu tư, kỹ thuật chế biến, tìm thị trường tạo điều kiện cho nuôi trồng tôm phát triển. Mức đầu tư bình quân 35 triệu đồng/1 ha là rất thấp (so với vùng đầm phá của các tỉnh khác như Khánh Hòa, Thái Bình thì mức đầu tư này mới chỉ bằng 1/2). Nhà nước và tỉnh cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ giúp đỡ, bảo hộ cho việc nâng cao mức đầu tư bình quân (huyện Quảng Điền dự kiến cho vay 60 triệu đồng/ha) cho nghề nuôi tôm phát triển khai thác thế mạnh của vùng.

- Tìm điểm đột phá để từ đó tác động đến nội lực phát triển của vùng: Từ thực

trạng xác định được tiềm năng thế mạnh của vùng, ngành mũi nhọn, lĩnh vực trọng điểm của vùng, cần xác định tìm điểm đột phá để từ đó tác động đến nội lực phát triển của vùng; nhằm thúc đẩy sản phẩm hàng hóa phát triển. Đối với vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế, tôm là ngành mũi nhọn là lĩnh vực trọng điểm trong quá trình nuôi tôm phải thông qua các khâu: giống, thức ăn, kỹ thuật nuôi, công tác thú y, vấn đề về vốn, thị trường, chế biến. Đối với vấn đề giống: qua nuôi trồng cho thấy giống tại chỗ phù hợp với môi trường nuôi, ít dịch bệnh được người tiêu dùng chấp nhận. Hiện nay số lượng và chất lượng giống chưa đáp ứng nhu cầu thực tế, sản xuất tự phát thiếu kế hoạch, các hộ nuôi ươm giống với quy mô nhỏ. Do vậy cần phải tăng cường sản xuất tôm giống khuyến khích, tạo điều kiện về vốn, về cơ chế để thu hút đầu tư của các tổ chức, cá nhân vào nuôi ươm giống. Phải xây dựng trại tôm giống do doanh nghiệp nhà nước đảm nhận, hoạt động công ích nhằm cung cấp giống cho ngư dân. Trong khi nguồn giống tại chỗ chưa đủ cần tìm thị trường giống đáp ứng đúng yêu cầu và thời điểm thả nuôi tạo điều kiện cho thị trường giống phát triển và cạnh tranh lành mạnh. Đối với sản xuất và cung ứng thức ăn hiện nay trong tỉnh chưa có xí nghiệp chế biến thức ăn. Nguồn thức ăn chủ yếu hiện nay là của Thái Lan, Đà Nẵng, thức ăn tự chế biến. Để đáp ứng nhu cầu nuôi trồng thủy sản tỉnh đã có kế hoạch xây dựng nhà máy chế biến thức ăn tổng hợp cho nuôi trồng thủy

sản. Cần sớm đưa dự án vào xây dựng giúp ngư dân giảm thức ăn tự chế biến gây ô nhiễm môi trường cho năng suất không cao.

+ Công tác thú y: tổ chức kiểm dịch các loại tôm giống với độ tin cậy cao, có thông tin kịp thời và biện pháp xử lý khi có dịch bệnh tôm. Đòi hỏi phải theo dõi tình hình diễn biến của môi trường sinh thái, cải tạo môi trường trước khi nuôi.

+ Công tác khuyến ngư: tăng cường đội ngũ cán bộ khuyến ngư hướng dẫn kỹ thuật cho ngư dân; tư vấn cho ngư dân những điều cần biết trong nuôi trồng tôm. Giúp ngư dân có trình độ hiểu biết nắm bắt kỹ thuật công nghệ mới đưa vào sản xuất, nâng cao chất lượng tôm nuôi.

+ Vốn: là điều kiện không thể thiếu đối với sản xuất; vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế là vùng nghèo, vì vậy phải có sự giúp đỡ hỗ trợ của nhà nước. Tạo điều kiện cho dân vay vốn với lãi suất ưu đãi, lãi suất thấp, thủ tục vay đơn giản không thế chấp thực hiện tín chấp. Kêu gọi vốn trong dân, khuyến khích động viên những người có nguồn tiền nước ngoài gửi về đầu tư vào sản xuất.

+ Thị trường tiêu thụ: đối với mặt hàng tôm tương đối ổn định thị trường đầu ra do có Công ty chế biến thủy sản mua thường xuyên. Nhưng trong chế biến cần đổi mới công nghệ tăng giá trị của tôm chế biến, tìm thị trường tiêu thụ tốt hơn để từ đó nâng giá mua cho ngư dân nuôi trồng tạo điều kiện kích thích nuôi trồng thủy sản hàng hóa phát triển.

Trong tất cả các khâu, quy trình nuôi và tiêu thụ tôm hàng hóa tìm khâu, điểm đột phá cho nuôi tôm phát triển nhằm phát huy nội lực của vùng, theo chúng tôi đó là vấn đề khoa học kỹ thuật, công nghệ mới đưa vào nuôi trồng thủy sản. Bên cạnh đó chúng ta không thể xem nhẹ các khâu các yếu tố khác. Tìm hiểu thực tế nuôi tôm ở một số xã trong huyện Phú Vang, Phú Lộc, Quảng Điền cho thấy nếu không bị thiên tai lụt bão thì hầu hết là có lãi, lãi cao hay thấp tùy thuộc vào ngư dân nắm kỹ thuật đến mức độ nào, một số hộ hòa vốn, hoặc lỗ do kỹ thuật yếu, nhờ có khoa học kỹ thuật làm cho năng suất sản lượng tăng. Như vậy với diện tích có khả năng đưa vào sử dụng từ nay đến năm 2005 nếu được đầu tư khoa học kỹ thuật tốt sẽ huy động được mọi nguồn lực tham gia vào phát triển sản xuất, phát huy nội lực của vùng thúc đẩy kinh tế hàng hóa phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 75 - 81)