Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên Huế trong tổng thể quy hoạch của tỉnh, của trung ương và kinh tế miền Trung

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 72 - 75)

- Phải tìm được điểm đột phá để phát triển kinh tế

3.1.3.Phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên Huế trong tổng thể quy hoạch của tỉnh, của trung ương và kinh tế miền Trung

quy hoạch của tỉnh, của trung ương và kinh tế miền Trung

Vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế (hoặc có thể gọi là tiểu vùng so với những vùng lớn của cả nước) nằm trong một tổng thể quy hoạch chung của trung ương cũng như của tỉnh. Do vậy về quy hoạch phải thực hiện theo đúng sự chỉ đạo của Bộ chính trị, của Thủ tướng chính phủ về xây dựng và quản lý quy hoạch. Trung ương lập tổng thể vùng, quy hoạch ngành, tỉnh lập quy hoạch vùng, tiểu vùng theo quy hoạch tổng thể chung. Tỉnh xây dựng chiến lược kinh tế - xã hội của vùng đầm phá phù hợp với quy hoạch chung của kinh tế miền Trung đồng thời khai thác được thế mạnh của vùng đầm phá Thừa Thiên -

Huế. Trong quá trình quy hoạch của tỉnh phải tìm ra được những mặt mạnh và mặt hạn chế để điều chỉnh bổ sung tạo sự thống nhất quy hoạch vùng đầm phá với quy hoạch của ngành thủy sản cũng như quy hoạch chung của các huyện và quy hoạch chung của tỉnh. Nghị quyết số 11 NQ/TU ngày 20/10/1998 của Đảng bộ tỉnh Thừa Thiên - Huế về phát triển kinh tế - xã hội vùng biển và đầm phá nêu rõ: "Từng bước hình thành một số tiểu vùng theo hướng đô thị hóa (theo quy hoạch của tỉnh) trở thành những vệ tinh công nghiệp hóa, tạo điều kiện để xây dựng nông thôn văn minh, có kết cấu hạ tầng hoàn thiện và trình độ sản xuất phát triển, đời sống nhân dân được cải thiện" [45, 3].

Những quan điểm cơ bản và những định hướng quy hoạch phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế trong tổng thể quy hoạch chung của tỉnh, thời kỳ 2001 - 2005:

- Quan điểm phát triển thủy sản thành một trong những ngành kinh mũi nhọn của

tỉnh, vùng đầm phá trở thành vùng kinh tế trọng điểm: Quan điểm này phù hợp với tiềm

năng thế mạnh của ngành, của vùng và với tương lai của ngành thủy sản Việt Nam trên trường quốc tế. Quan điểm phát triển thủy sản trên cơ sở phát huy những ưu thế riêng có của tự nhiên, bảo đảm sự cân bằng sinh thái, duy trì, bảo vệ môi trường ổn định bền vững. Xuất phát từ đặc thù sinh thái vùng đầm phá phải khai thác những tính chất riêng có độc đáo của vùng làm phong phú cho nền kinh tế của tỉnh. Quan điểm phát triển sản xuất thủy sản trên cơ sở phối hợp liên ngành trong hệ thống thống nhất. Phát triển thủy sản không thể biệt lập, tách rời các mối quan hệ kinh tế liên ngành giữa ngành thủy sản với ngành thủy lợi, ngành lâm nghiệp, công nghiệp, giao thông vận tải, du lịch, khoa học công nghệ môi trường... Phải đặt các yếu tố phát triển trong một hệ thống kinh tế, sinh thái thống nhất. Quan điểm phát triển nghề cá nhân dân liên hoàn tất cả các khâu khai thác, nuôi trồng với chế biến, tiêu thụ sản phẩm, hậu cần nghề cá phù hợp với đặc điểm kinh tế xã hội của vùng đầm phá cũng như của tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Định hướng quy hoạch phát triển: Đẩy mạnh khai thác và nuôi trồng thủy sản

phối hợp chặt chẽ với các ngành các cấp. Thực hiện quy hoạch lại vùng nuôi trồng thủy sản trên đầm phá, hạn chế việc lấn chiếm đầm phá, khuyến khích nuôi trồng thủy sản bằng lồng tre sáo, đăng chắn. Từng bước chuyển vùng đất nhiễm mặn ven đầm phá sang

nuôi trồng thủy sản, lấy phương thức nuôi quảng canh cải tiến làm phương thức nuôi chủ đạo với sự luân canh, xen canh, đa canh các đối tượng phong phú đa dạng theo đúng mùa thích hợp. Mở rộng nuôi bán thâm canh, thâm canh, tăng cường công tác dịch vụ kỹ thuật. Quản lý quy trình sản xuất, chất lượng con giống, quản lý chất lượng thức ăn. Thực hiện nghiêm ngặt các biện pháp kiểm tra, giám sát kiểm tra chất lượng môi trường. Mở rộng các mặt hàng chế biến, ngành nghề chế biến tạo việc làm tăng thu nhập thu hút nhiều lao động. Khuyến khích chế biến các mặt hàng truyền thống phục vụ nhu cầu tiêu dùng nội địa và xuất khẩu, quan tâm đến chế biến sản phẩm đặc sản của vùng. Nhằm phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá, những mục tiêu quy hoạch sản xuất thủy sản, các dự án quy hoạch nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản đã được Sở Thủy sản thông qua và trình UBND tỉnh.

Bảng 10: Mục tiêu quy hoạch sản xuất thủy sản 5 năm (2001 - 2005)

TT Tên mục tiêu Đơn vị tính Năm 2001 Năm 2005

1 Tổng sản lượng tấn 19.762 23.701

Trong đó:

- Khai thác biển " 15.750 19.114

- Khai thác đầm phá " 2.500 2.500

- Nuôi trồng thủy sản " 1.512 2.057

2 Diện tích nuôi trên đầm phá ha 2.000 2.500

3 Chế biến thủy sản tấn 2.150 3.140

4 Giá trị xuất khẩu 1 nghìn

USD

17.250 30.000

5 Nộp ngân sách triệu đồng 25.000 25.000

Trong đó:

- Lao động trên biển " 18.956 20.656

- Lao động khai thác đầm phá

" 7.072 6.272

- Lao động nuôi trồng thủy sản

" 6.650 10.150

- Lao động chế biến " 2.660 3.260

Nguồn: [41, 15].

Trong nuôi trồng thủy sản thực hiện việc xây dựng quy hoạch và triển khai các dự án theo chương trình phát triển nuôi trồng thủy sản. Xây dựng các vùng trọng tâm nuôi tôm công nghiệp, vùng nuôi trọng điểm. Đầu tư các cơ sở, trại giống, cơ sở sản xuất thức ăn tổng hợp. Tổng số vốn dự kiến cho nuôi trồng thủy sản trong 5 năm là 221 tỷ đồng bình quân 44,2 tỷ/năm. Sản lượng khai thác tự nhiên bị giới hạn, tỷ lệ tăng dân số tăng nhanh làm cho lao động không có việc làm tăng năm 2000 lao động dôi thừa 4.005 người; năm 2005 số lao động dôi thừa sẽ là 6.232 người. Giải quyết số lao động này cho vùng đầm phá cần tập trung thực hiện tốt chính sách định canh định cư. Trong chế biến thủy sản tiếp tục đầu tư đổi mới công nghệ, sản xuất các mặt hàng thủy sản xuất khẩu có giá trị cao, nâng dần tỷ trọng sản phẩm có chất lượng cao đi vào các siêu thị. Quy hoạch xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ cho phát triển kinh tế xã hội toàn vùng thúc đẩy sản xuất hàng hóa phát triển.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 72 - 75)