Vấn đề quy hoạch, kế hoạch để phát triển toàn diện vùng đầm phá của tỉnh Thừa Thiên Huế

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 59 - 60)

hóa vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế

- Vấn đề quy hoạch, kế hoạch để phát triển toàn diện vùng đầm phá của tỉnh Thừa Thiên - Huế Thừa Thiên - Huế

Hiện nay tốc độ phát triển kinh tế vùng đầm phá còn chậm so với yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Quy mô, diện tích nuôi trồng phát triển nhưng năng suất, sản lượng, chất lượng chưa tương xứng với tiềm năng và chưa đáp ứng so với nhu cầu phát triển của các địa phương. Công tác quy hoạch kế hoạch chưa được chú trọng, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự án đầu tư của từng xã, từng huyện chưa gắn kết chặt chẽ với quy hoạch phát triển chung của vùng đầm phá. Sự phối hợp giữa tỉnh, các huyện và các xã trong vùng đầm phá còn chưa hài hòa, chưa rõ ràng, chưa thống nhất. Điều đó cho thấy sự phối hợp chưa thể hiện sự tập trung cao để thực sự tạo nên vùng kinh tế trọng điểm của tỉnh. Quy hoạch của ngành và quy hoạch của vùng cũng chưa có sự thống nhất. Cho đến nay công tác quy hoạch tổng thể đánh bắt và nuôi trồng thủy sản còn thiếu. Trong khai thác thủy sản chưa quy hoạch được cả về diện tích mặt nước, cả về dân cư thủy diện đầm phá. Dân cư thủy diện trình độ thấp, mang nặng tính huyết thống dòng họ, cộng đồng, tâm linh, tín ngưỡng sâu đậm, sống lênh đênh trên mặt nước "theo đuôi con cá" trên khắp vùng đầm phá. Do đó quy hoạch cụm dân cư là rất cần thiết. Công tác quản lý nguồn lợi thủy sản đang gặp rất nhiều khó khăn do nạn khai thác bừa bãi, khai thác cạn kiệt, khai thác mang tính hủy diệt chưa được ngăn chặn kịp thời. Cụm dân cư được quy hoạch sẽ quản lý vấn đề này chặt chẽ hơn.

Trong nuôi trồng thủy sản: quy mô phát triển nhanh nhưng phương thức canh tác chủ yếu là quảng canh, quảng canh cải tiến. Chưa quy hoạch cụ thể nên dẫn đến việc phát triển bừa bãi gây ảnh hưởng đến vấn đề bảo vệ môi trường nuôi trồng thủy sản, môi trường sinh thái hệ đầm phá và phát triển nuôi trồng thủy sản bền vững. Hệ thống hồ nuôi bán thâm canh và thâm canh chưa được quy hoạch một cách hoàn chỉnh, việc cấp đất kiểm tra đào hồ thiếu chặt chẽ dẫn đến tình trạng tranh chấp gây ách tắc hệ thống mương thoát và dẫn nước khu vực hồ nuôi tôm. Thực hiện quy trình nuôi tôm thiếu nghiêm túc, một số người nuôi tôm có tư tưởng chủ quan, nóng vội, bộc phát thiếu am hiểu về kỹ

thuật nhất là thời vụ thả, mật độ thả nuôi; thức ăn, thú y chưa bảo đảm đem lại hiệu quả thấp và dễ xảy ra thất bại, ô nhiễm nguồn nước.

Công tác kiểm dịch, phòng dịch, quản lý giống, sản xuất thức ăn tổng hợp để đáp ứng cho nhu cầu phát triển nuôi trồng thủy sản đang còn rất hạn chế.

Trong chế biến thủy sản các doanh nghiệp chế biến thủy sản chưa có chiến lược gắn liền chế biến sản phẩm với mở rộng và phát triển nguồn nguyên liệu. Các cơ sở chế biến cần có sự đầu tư ứng trước cho ngư dân nuôi trồng thủy sản và mua sản phẩm do ngư dân sản xuất ra.

Thị trường tiêu thụ tôm hiện nay tương đối ổn định, giá cả tương đối phù hợp. Thị trường tiêu thụ cua, cá... đang là vấn đề được đặt ra do ngư dân bị ép giá bán, làm thiệt hại cho ngư dân. Các sản phẩm khác như sò huyết, vẹm xanh thị trường tiêu thụ còn hạn hẹp.

Kinh tế hàng hóa của vùng phát triển nhưng còn rất chậm do quá trình quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng chưa được chú ý xây dựng. Quy hoạch kết cấu hạ tầng, quy hoạch phát triển nông nghiệp và nông thôn, quy hoạch phát triển dịch vụ còn chậm ảnh hưởng đến quá trình phát triển sản xuất hàng hóa của vùng. Do thiếu quy hoạch dẫn đến tình hình ô nhiễm môi trường và hủy diệt nguồn lợi thủy sản đang có nguy cơ báo động, du lịch đầm phá chậm phát triển. Cho đến nay vấn đề quy hoạch vẫn là vấn đề bức xúc được đặt ra mặc dù Nghị quyết số 11 NQ/TU của Tỉnh ủy ngày 20 tháng 10 năm 1998 đã nêu rõ: "Đây là vùng kinh tế chậm phát triển, phần lớn dân cư còn nghèo, đời sống khó khăn, trình độ dân trí không đều, tỷ lệ sinh đẻ cao, mật độ dân cư lớn. Kết cấu hạ tầng phát triển chậm. Chưa có quy hoạch tổng thể về phát triển kinh tế xã hội toàn vùng" [45, 2].

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 59 - 60)