Thực trạng vai trò quản lý của nhà nước

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 51 - 59)

- Thực trạng thu nhập bình quân đầu ngườ

2.1.2.Thực trạng vai trò quản lý của nhà nước

Trong cơ chế thị trường mọi hoạt động của các đơn vị, các thành phần kinh tế đều chịu sự tác động của quy luật kinh tế riêng. Bên cạnh tính thống nhất của các thành phần kinh tế còn có những khác nhau và mâu thuẫn, khiến cho nền sản xuất hàng hóa ở nước ta có khả năng phát triển theo những phương hướng khác nhau. Các thành phần kinh tế tư nhân, kinh tế cá thể tiểu chủ tuy có vai trò quan trọng trong phát triển sản xuất, giải quyết việc làm đáp ứng nhu cầu về vốn, hàng hóa, dịch vụ cho xã hội. Do dựa trên chế độ sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, các thành phần kinh tế này không tránh khỏi tính tự phát chạy theo lợi nhuận đơn thuần nảy sinh những hiện tượng tiêu cực làm tổn hại đến lợi ích chung của toàn xã hội. Vì vậy cùng với sự khuyến khích làm giàu chính đáng của các doanh nghiệp kinh tế tư nhân, các đơn vị kinh tế cá thể tiểu chủ, Nhà nước ta phải sử dụng nhiều biện pháp để ngăn chặn và hạn chế những khuynh hướng tự phát, những hiện tượng tiêu cực hướng sự phát triển của các thành phần kinh tế theo định hướng XHCN. Đồng thời xây dựng kinh tế nhà nước đủ mạnh để làm tốt vai trò chủ đạo. Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ VIII nêu rõ "Tăng cường hiệu lực quản lý vĩ mô của nhà nước, khai thác triệt để vai trò tích cực đi đôi với việc ngăn ngừa, khắc phục và hạn chế những tác động tiêu cực của cơ chế thị trường. Bảo đảm sự bình đẳng về quyền và nghĩa vụ trước pháp luật của mọi doanh nghiệp và cá nhân không phân biệt thành phần kinh tế" [18, 93].

Những năm gần đây việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và việc sử dụng hợp lý tài nguyên thủy sản đã được nhà nước quan tâm. Hệ thống văn bản pháp quy về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản đã được ban hành để quản lý về môi trường, các hệ sinh thái

và quản lý mối quan hệ giữa khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Hệ thống tổ chức bảo vệ nguồn lợi thủy sản và thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản cũng đã được triển khai ở Trung ương và các tỉnh ven biển đầm phá trong cả nước. Trong những năm vừa qua cùng với sự kích thích của nền kinh tế thị trường, hoạt động khai thác thủy sản phát triển mạnh mẽ. Bên cạnh những chuyển biến tích cực có định hướng trong khai thác vẫn còn tồn tại nhiều phương pháp khai thác lạc hậu. Thực tế phát sinh nhiều loại nghề khai thác bất hợp lý gây tác hại đến nguồn lợi thủy sản và môi trường sinh thái vùng biển đầm phá Thừa Thiên - Huế. Vì vậy, nâng cao hiệu lực quản lý của nhà nước trong khai thác nuôi trồng thủy sản là rất cần thiết. Để thực hiện vai trò quản lý của Nhà nước, một số văn bản về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của nhà nước, của ngành thủy sản đã được ban hành đó là:

- Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn thủy sản của Hội đồng Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày 25 tháng 4 năm 1989.

- Nghị định của Hội đồng Bộ trưởng về việc thi hành Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản số 195/HĐBT ngày 2 tháng 6 năm 1990.

- Thông tư hướng dẫn thực hiện Pháp lệnh ngày 25/4/1989 của Hội đồng Bộ trưởng và Nghị định số 195/HĐBT về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản của Bộ Thủy sản số 04 TS/TT ngày 30/8/1990.

- Quyết định của Bộ Thủy sản về việc ban hành Quy chế về quản lý giống nuôi trồng thủy sản số 116 TS/QĐ ngày 12/6/1991.

- Quyết định số 773-TTg ngày 21 tháng 12 năm 1994 về chương trình khai thác, sử dụng đất hoang hóa, bãi bồi ven sông, ven biển và mặt nước ở các vùng đồng bằng.

- Hướng dẫn của Bộ Thủy sản số 114 TS/KHĐT ngày 27 tháng 1 năm 1995 về thực hiện Quyết định 773/TTg.

- Nghị định số 85-CP ngày 22/11/1993 quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực quản lý bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Chỉ thị 01/1998 CT-TTg ngày 2/1/1998 của Thủ tướng Chính phủ về việc nghiêm cấm sử dụng chất nổ, xung điện, chất độc để khai thác thủy sản.

Ngoài ra, còn một số văn bản chỉ thị khác liên quan đến khai thác, nuôi trồng thủy sản như giao mặt nước nuôi trồng thủy sản, thuế, tín dụng...

Để thực hiện văn bản, pháp lệnh của Nhà nước, tỉnh Thừa Thiên - Huế và ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế cũng đã có các văn bản hướng dẫn, quy định cụ thể về việc bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Quyết định số 1577/QĐ ngày 12/7/1995 của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc ban hành quy định về quản lý, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên - Huế.

- Chỉ thị số 01 CT/UB của UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế về việc tăng cường chống sử dụng chất nổ, chất xung điện và hóa chất độc để khai thác thủy sản.

Ngành thủy sản và các ban ngành khác có liên quan cũng đã có các văn bản khác liên quan đến bảo vệ và phát triển thủy sản ở Thừa Thiên - Huế.

Pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, các văn bản chỉ thị đã nêu rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan thực hiện quản lý nhà nước đối với việc khai thác, nuôi trồng thủy sản theo từng vùng, từng khu vực có các đại diện của Bộ Thủy sản phụ trách.

Đối với vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế việc quản lý nguồn lợi thủy sản hiện nay đang là một vấn đề rất khó khăn và phức tạp. Nguồn lợi thủy sản ở đây còn mang tính "sở hữu công" nên trong tư tưởng của dân cư ven vùng đầm phá là triệt để khai thác bằng mọi hình thức để mang lại lợi ích cho mình. Trước đây hệ đầm phá Tam Giang được liệt kê vào dạng thủy điền thuộc quyền sở hữu nhà nước; nhưng giao cho các làng nông nghiệp quản lý. Các làng này tổ chức cho ngư dân đấu thầu từng phần để khai thác. Những người trúng thầu trong thời gian quản lý mặt nước có quyền trực tiếp khai thác, thuê người khai thác hay cho ngư dân thuê lại. Điểm đặc biệt trong lệ đấu thầu là có sự ưu tiên cho những ngư dân đã đấu thầu trên mặt nước đó. Vì vậy ngư dân đã sử dụng mặt nước nào đó thì họ thường khai thác suốt đời họ và sang cả đời con đời cháu. Để đảm bảo cho đời họ và đời sau, chính họ là người trước hết tuân thủ và thực hiện đầy đủ các quy định của nhà nước ban hành. Mặt khác họ thực hiện khai thác một cách hợp lý nhất đảm bảo sự sinh tồn và phát triển của nguồn lợi.

Sau năm 1975 đến nay, đầm phá Tam Giang thuộc quyền sở hữu của nhà nước ta. Chính quyền đã giải thể cấu trúc hành chính cũ, tiến hành sáp nhập các "vạn chài" vào các xã đất liền, giao vùng đầm phá cho 31 xã thuộc 5 huyện quản lý. Hình thức quản lý này thực sự gây khó khăn cho ngư dân. Do quản lý không chặt chẽ mặt nước nên khai thác tự nhiên tăng, quy định sử dụng nghề không chịu ràng buộc về mặt kinh tế. Quy chế khai thác chưa rõ ràng, cơ chế quản lý thiếu đồng bộ dẫn đến tình trạng ngư dân mạnh người nào người đó làm dẫn đến sự gia tăng ồ ạt các nghề trên vùng đầm phá. Mặc dù sau năm 1998 nhà nước đã ban hành Nghị định 64/CP về giao quyền sử dụng mặt nước, mặt nước nuôi trồng thủy sản đã được giao cho từng hộ gia đình. Tuy vậy mới chỉ giải quyết cơ bản về mặt nước nuôi trồng thủy sản, còn khai thác tự nhiên vẫn mang tính tự phát gây nên mâu thuẫn, tranh chấp giữa ngư dân khai thác tự nhiên và ngư dân nuôi trồng thủy sản.

Chi cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh Thừa Thiên - Huế được thành lập vào cuối năm 1992. Đây là đơn vị trực tiếp quản lý nhà nước đối với vùng đầm phá; giúp Sở Thủy sản quản lý giám sát các hoạt động nghề cá nói chung, nuôi trồng thủy sản nói riêng. Chi cục đã cùng với phòng thủy sản các huyện cố gắng thực hiện được nhiều công việc trong công tác quản lý nguồn lợi thủy sản bằng pháp luật. Cán bộ chi cục thường xuyên thay nhau cắm chốt tại các điểm được xem là điểm nóng trong khai thác, thường xuyên tuần tra trên các tuyến vùng đầm phá. Chi cục cũng đã phối hợp với các huyện, xã tổ chức tuyên truyền giáo dục ngư dân nhận thức được tầm quan trọng và ý nghĩa của việc khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Cho đến nay 80% số xã ven biển và đầm phá đã được tổ chức tuyên truyền.

Tổ chức thanh tra bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thành lập năm 1994 phối hợp với UBND các huyện, xã, các lực lượng công an, biên phòng kiểm tra, kiểm soát các hoạt động nghề khai thác làm cho các tệ nạn sử dụng các nghề cấm như dùng chất nổ, xung điện, te quệu... để khai thác thủy sản có xu hướng giảm.

Mặc dù công tác quản lý bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản được triển khai một cách rất tích cực, có hiệu quả nhưng cũng còn rất nhiều những hạn chế, cần được khắc phục và giải quyết kịp thời. Khai thác thủy sản là điều kiện sinh tồn của ngư dân

sống dựa vào nghề này, vì vậy dù biết nghề cấm họ vẫn làm. Quyết định 1577 QĐ/UBND của UBND tỉnh quy định về quản lý bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản trên địa bàn tỉnh. Quy định ghi rõ: "Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản là yêu cầu cấp bách trước mắt và lâu dài; là trách nhiệm của toàn dân, của các ngành các cấp các lực lượng vũ trang nhân dân nhằm bảo đảm lợi ích lâu dài của nhân dân và hiệu quả kinh tế của toàn xã hội". Điều 4 của Quy định cũng nêu rõ: "Nghiêm cấm mọi hành vi gây tác hại trực tiếp hoặc gián tiếp làm hủy hoại nguồn lợi thủy sản, gây ô nhiễm môi trường sống của các loài thủy sản" [50, 1].

Quyết định này vẫn chưa được các địa phương thực hiện một cách sâu rộng, đều khắp và thường xuyên. Trên thực tế các tổ chức cá nhân khai thác, nuôi trồng thủy sản trên đầm phá đều chưa có giấy phép. Việc quản lý chỉ dừng lại ở cấp xã nhằm thu thuế và các lệ phí khác. Chính điều đó đã dẫn đến tình trạng phát triển mạnh về số lượng các nghề khai thác cố định theo hướng tự phát. Việc nuôi trồng thủy sản hoàn toàn đang bị buông lỏng, hiệu lực của các văn bản pháp luật liên quan đến công tác quản lý chưa được phát huy tác dụng.

Tổ chức quản lý theo địa phương từ UBND tỉnh xuống UBND 5 huyện và đến 31 UBND các xã. Việc quản lý này là sự chỉ đạo từ trên xuống bằng văn bản quản lý, bằng sự hỗ trợ giúp đỡ về tài chính, có các chính sách nhằm tạo điều kiện cho việc đánh bắt, nuôi trồng thủy sản phát triển. Một trở ngại lớn trong quản lý đó là bộ máy chính quyền địa phương (cấp xã) thay đổi theo nhiệm kỳ. Vì vậy phần lớn cán bộ quản lý thủy sản cấp xã thiếu hiểu biết chuyên môn, thiếu kinh nghiệm trong quản lý. Đặc biệt do chế độ không chuyên trách, tiền lương thấp nên một số cán bộ không nhiệt tình vì công việc. Một số ít cán bộ tha hóa đi ngược lại quyền lợi của cộng đồng mưu tìm lợi ích riêng.

Thực trạng các chính sách để phát triển kinh tế vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế thành vùng sản xuất hàng hóa:

- Chính sách đầu tư: đầu tư là một trong những yếu tố quan trọng nhất đối với sự

tăng trưởng và khuyến khích phát triển kinh tế hàng hóa vùng. Nhà nước đã ban hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, Luật đầu tư trong nước cùng các biện pháp chính sách khác thúc đẩy môi trường đầu tư thuận lợi hơn. Để giúp cho kinh tế vùng phát triển

cần gắn chặt với các vấn đề chuyển dịch cơ cấu gắn với nền công nghiệp thành thị. Thay đổi nhận thức, tập quán trong việc sử dụng tiền tiết kiệm trong dân cư nhằm phát huy nội lực phục vụ cho phát triển kinh tế hàng hóa. Thực trạng chính sách đầu tư từ ngân sách nhà nước cho vùng đầm phá chủ yếu đầu tư cho việc xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật như: xây dựng đường giao thông, điện, bưu điện, giáo dục, y tế, văn hóa - xã hội... Quá trình đầu tư này đã góp phần tạo điều kiện, khuyến khích, định hướng cho các nguồn vốn đầu tư khác phát huy tác dụng. Đó là nguồn vốn cho công tác khuyến ngư, nguồn vốn cho chương trình 773, nguồn vốn cho xóa đói giảm nghèo... Nguồn vốn đầu tư của nhà nước cho khai thác và nuôi trồng thủy sản vùng đầm phá còn quá thấp. Các nguồn vốn khác ngư dân vay với lãi suất thấp từ 0,4 đến 0,6%/tháng. Toàn bộ các nguồn vốn này chỉ đáp ứng được khoảng 30% còn lại là vốn tự có của dân và đi vay dưới mọi hình thức. Chính sách đầu tư đối với vùng đang còn là vấn đề rất nan giải. Quá trình đầu tư chậm, ảnh hưởng đến sản xuất.

- Chính sách khoa học công nghệ: xu thế mở cửa và hội nhập thị trường khu vực,

thị trường thế giới đang diễn ra. Đồng thời hoạt động chuyển giao chất xám và chuyển giao công nghệ cũng diễn ra nhộn nhịp. Vấn đề đặt ra không chỉ là sản xuất cái gì, mà còn là sản xuất bằng cách nào với phương tiện gì để cho sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao. Chính vì vậy chất xám và công nghệ trở thành một trong những yếu tố quyết định sự phát triển và cạnh tranh của mỗi nước, mỗi vùng cũng như của các ngành nghề khác nhau. Đối với vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế vẫn là một trong những trọng điểm cần sự hỗ trợ đắc lực của chính sách khoa học và công nghệ. Thực trạng cho thấy chính sách này đối với vùng còn rất nhiều hạn chế. Chương trình khuyến ngư mới được đưa vào ở một số ít mô hình nuôi tôm thịt nhưng cũng đã thấy rõ được tác dụng của chương trình. Chính sách này đang cần được nhân rộng trong vùng nhưng cũng phải cần đến sự hỗ trợ của chính sách vốn. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chính sách kinh tế nhiều thành phần: thực hiện chính sách kinh tế nhiều thành

phần nhằm phát triển nền kinh tế, phát huy tính chủ động sáng tạo của nhân dân lao động, trên cơ sở thừa nhận và bảo đảm khuyến khích lợi ích, trước hết là lợi ích kinh tế của mỗi chủ thể kinh tế, mỗi người lao động, làm cho lợi ích kinh tế thực sự trở thành động lực

vùng đầm phá tạo điều kiện cho các thành phần kinh tế phát triển, trong đó đặc biệt là hình thức hợp tác của các tổ hợp, nghiệp đoàn nuôi trồng thủy sản, hình thức kinh tế hộ trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản. Một số mô hình của kinh tế hộ đang phát triển theo kiểu kinh tế trang trại nuôi trồng thủy sản nhưng còn rất hạn chế về nhiều mặt. Đối với vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế chính sách kinh tế nhiều thành phần đặc biệt là thành phần kinh tế nhà nước, kinh tế hợp tác và kinh tế cá thể đang phát triển mạnh, cần có sự định hướng giúp đỡ để kinh tế cá thể đi vào làm ăn tập thể mang tính hợp tác ngày càng cao. Chính sách này tác động tích cực đến quá trình phát triển kinh tế hàng hóa của vùng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 51 - 59)