Thực trạng về phân công lao động xã hộ

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 32 - 35)

Bàn về sự phân công lao động xã hội Các Mác viết: "Nếu chỉ xét riêng bản thân lao động thì người ta có thể gọi sự phân chia nền sản xuất xã hội thành những ngành lớn như nông nghiệp, công nghiệp ... là sự phân công lao động chung và sự phân chia những ngành sản xuất ấy thành loại và thứ, là sự phân công lao động đặc thù, còn sự phân công lao động trong xưởng thợ là sự phân công lao động cá biệt " [30, 77].

Như vậy sự phân công lao động xã hội là sự chuyên môn hóa sản xuất thành những ngành nghề khác nhau. Do có phân công lao động xã hội, mỗi người chỉ có thể sản xuất một hoặc vài thứ sản phẩm. Thậm chí một ngành, một vùng cũng chỉ sản xuất một hoặc vài thứ sản phẩm. Song nhu cầu để phục vụ cuộc sống của con người trong xã hội lại đòi hỏi nhiều thứ sản phẩm của xã hội. Chính vì vậy trong xã hội xuất hiện sự trao đổi sản phẩm và các hoạt động cho nhau dưới hình thức trao đổi hàng hóa. Có thể hiểu sự phân công lao động xã hội phát sinh từ sự trao đổi giữa lĩnh vực sản xuất, vốn từ đầu đã khác nhau nhưng không phụ thuộc vào nhau. Do đó xuất hiện sự so sánh, sự chấp nhận và thải loại sản phẩm, đồng thời xuất hiện cạnh tranh trong sản xuất. Kết quả của việc phân chia các ngành sản xuất xã hội là hàng hóa làm ra được tốt hơn. Nhờ có phân công lao động xã hội mà cả sản phẩm lẫn người sản xuất đều được cải tiến. Bàn về vấn đề này Lênin đã khẳng định "sự phân công xã hội là cơ sở của kinh tế hàng hóa" [28, 21] nội dung đó được thể hiện thông qua sự tồn tại và phát triển của cơ cấu kinh tế và thị trường.

Vùng đầm phá Thừa Thiên - Huế sản xuất mang tính tự cung tự cấp đầu tư thâm canh ít, đất nghèo dinh dưỡng năng suất thấp. Thực trạng phân công lao động xã hội của vùng hiện nay vẫn còn ở trình độ thấp. Một hộ gia đình còn làm nhiều nghề vừa đánh bắt nuôi trồng thủy sản, vừa làm nông nghiệp, vừa chế biến thủy sản. Hoặc một hộ làm nghề thủy sản kiêm thêm một ngành nghề khác. Tuy vậy sự phân công lao động xã hội trong vùng cũng đã có những chuyển biến tích cực, hiện nay đang có xu hướng chuyển dịch dần cơ cấu kinh tế từ sản xuất nông - lâm nghiệp sang khai thác nuôi trồng thủy sản, một số địa phương nội vùng việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng này đã đạt được nhiều khả quan, phát huy được lợi thế của vùng. Trong quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế một số hộ chuyên nuôi trồng thủy sản đặc biệt là nuôi tôm, nuôi vẹm xanh, sò huyết, cá nước lợ ... đã đúc kết rút kinh nghiệm trong sản xuất tạo điều kiện để thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất. Ví dụ trong nuôi tôm sú hiện nay một số người lao động đã có kinh nghiệm trong sản xuất từ việc chọn giống, thả giống, cho ăn, chăm sóc phòng bệnh cho đến khâu thu hoạch. Vì vậy số hộ nuôi tôm có lãi đạt 80%, hộ hòa vốn 15%, hộ lỗ 5%. Điều đó cho thấy việc thực hiện chuyên môn hóa trong sản xuất sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao. Quá trình phân công lao động, chuyên môn hóa sản xuất trong nuôi trồng thủy sản đã giúp người lao động chuyển từ nuôi quảng canh sang quảng canh cải tiến, nuôi bán thâm canh và thâm canh từ đó nâng cao năng suất lao động trong nuôi trồng.

Bằng nghề thủy sản đầm phá đang trực tiếp nuôi sống 12% dân số toàn tỉnh Thừa Thiên - Huế. Nếu so với lao động sống bằng nghề thủy sản toàn tỉnh thì đầm phá có ý nghĩa cực kỳ quan trọng đối với ngành thủy sản Thừa Thiên - Huế.

Bảng 2: Phân công lao động thủy sản vùng đầm phá TT Chỉ tiêu Ngành thủy sản toàn tỉnh Riêng vùng đầm phá Tỷ trọng % 1 Tổng số lao động (người) 33.084 25.726 77,76 2 Tổng số hộ 17.034 14.577 85,6 - Hộ khai thác 11.902 10.487 88,11 - Hộ nuôi trồng thủy sản 2.730 2.730 100 - Hộ chế biến 455 321 70,5 - Hộ kiêm nghề thủy sản 1.947 1.039 53,6 Nguồn: [54, 30].

Tất cả các chỉ tiêu cho thấy lao động vùng đầm phá chiếm trên 70% so với lao động toàn ngành thủy sản. Sự phân công lao động cho các ngành nghề: khai thác, nuôi trồng, chế biến, đều chiếm tỷ lệ cao. Điều này cho thấy đã có sự phân công lao động rõ rệt đối với các ngành nghề. Một bộ phận dân cư làm nông nghiệp kiêm nghề thủy sản. Trong lao động thủy sản có một bộ phận vừa làm nghề trên đầm phá vừa làm nghề biển. Sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong sản xuất đã tạo điều kiện cho sản xuất của vùng đầm phá phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Tuy nhiên, sự phân công lao động và chuyên môn hóa trong đánh bắt, nuôi trồng thủy sản còn có những hạn chế thể hiện: Nuôi trồng phát triển còn ở mức độ thấp, thiếu quy hoạch từ kiến trúc ao, đầm, khu vực nuôi đến mối quan hệ với môi trường đầm phá. Kỹ thuật nuôi trồng còn lạc hậu, manh mún và tự phát. Chưa thực hiện chuyên môn hóa trong khâu ươm tôm giống. Các dịch vụ hỗ trợ thức ăn, phòng trừ và trị bệnh chưa được tốt. Mạng lưới cơ sở công nghiệp liên quan đến thủy sản xét về trình độ thiết bị và công nghệ còn nhỏ bé, sản xuất thủ công là chủ yếu, năng lực sản xuất yếu, năng suất lao động không cao. Đó là hệ thống cơ sở

đóng tàu thuyền và một bộ phận lớn chế biến thủ công. Việc phân công lại lao động tại chỗ và điều chuyển lao động chưa đạt hiệu quả cao. Hiện nay sản lượng khai thác bị giới hạn, yêu cầu mức sống lại tăng lên, nên số lượng lao động khai thác thủy sản sẽ dôi thừa rất nhiều.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Thực trạng và giải pháp để phát triển kinh tế hàng hóa vùng đầm phá pot (Trang 32 - 35)