IV. Phân theo ngành kinh tế 100 100 100 100 100
3.3.2. Tạo lập và hoàn thiện môi trường pháp lý
Nền kinh tế chuyển sang hoạt động theo cơ chế thị trường, các hoạt động kinh tế đòi hỏi tính pháp lý cao và hết sức chặt chẽ. Một hệ thống các văn bản pháp lý được ban hành, đảm bảo tính đồng bộ, rõ ràng không chỉ tạo được niềm tin cho dân chúng vào khuôn khổ pháp luật, mà với những quyết định khuyến khích của Nhà nước sẽ có tác động trực tiếp đến việc điều chỉnh mối quan hệ kinh tế - xã hội. Ngược lại, sự thiếu đồng bộ của hệ thống pháp luật sẽ làm cho pháp luật không thực hiện được vai trò tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho các hoạt động kinh tế - xã hội, không khuyến khích các doanh nghiệp và các tầng lớp dân cư huy động vốn và bỏ vốn ra để đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh.
Hệ thống pháp luật ở nước ta hiện nay còn có nhiều bất cập. Hệ thống chính sách pháp luật thuộc lĩnh vực thu hút, huy động vốn mới được xây dựng nhưng chưa đồng bộ và đang trong thời kỳ hoàn thiện, tính hiệu lực và hiệu quả còn thấp, xa rời thực tế, khó hướng dẫn thực hiện. Nguyên nhân là do chúng ta còn thiếu kinh nghiệm, thiếu các điều kiện để xây dựng các chế tài mới cho phù hợp với tình hình biến đổi của nền kinh tế. Do vậy, việc hoàn thiện môi trường pháp luật ở nước ta hiện nay là quá trình vừa làm vừa rút kinh nghiệm, vừa xây dựng mới, vừa sửa đổi, bổ sung và hoàn thiện, vừa chú ý tổng kết kinh nghiệm ở trong nước, vừa tham khảo học tập kinh nghiệm ở nước ngoài.
Để hoàn thiện hệ thống các văn bản pháp luật nhằm tạo ra môi trường pháp lý thuận lợi, đảm bảo đối xử công bằng, đảm bảo lợi ích lâu dài đối với mọi đối tượng tham gia các hoạt động đầu tư. Trong thời gian tới Nhà nước cần nâng cao trình độ của các chuyên gia trong nước về luật pháp, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức quốc tế và Chính phủ các nước phát triển để bổ sung và hoàn thiện hệ thống pháp luật kinh tế, kết hợp các luật khác nhau hòa nhập lại trong hệ thống pháp luật thống nhất của Việt Nam.