Những vấn đề còn hạn chế trong quá trình thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay docx (Trang 65 - 69)

IV. Phân theo ngành kinh tế 100 100 100 100 100

2.2.2.Những vấn đề còn hạn chế trong quá trình thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp

Bên cạnh những kết quả đã đạt được, việc thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Hưng Yên vẫn còn một số hạn chế, cụ thể là:

- Thu ngân sách nhà nước của tỉnh còn hạn chế, vì những lý do sau:

+ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa còn chậm, quy mô GDP còn nhỏ bé: Hưng Yên trước đây vốn là một tỉnh nông nghiệp. Trong những năm qua, cơ cấu kinh tế đã có sự thay đổi tích cực theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp và dịch vụ, giảm tỷ trọng nông nghiệp trong tổng GDP, nhưng tốc độ chuyển dịch cơ cấu kinh tế còn chậm, nông nghiệp vẫn còn chiếm tỷ trọng lớn trong tổng GDP, năm 2000 chiếm 41% đến năm 2005 giảm xuống còn 30,5%, trong khi đó công nghiệp và dịch vụ còn nhỏ bé chưa chiếm vị trí then chốt, chủ đạo trong nền kinh tế của Hưng Yên [26, tr. 50].

Biểu 2.6: Cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của tỉnh Hưng Yên

Đơn vị: %, theo giá hiện hành

Chỉ tiêu Năm 2000 Năm 2001 Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Năm 2005 2005/ 2000 GDP 100 100 100 100 100 100

1. Nông, ngư nghiệp 41,0 38,0 35,6 33,5 31,9 30,5 - 10,5 2. C.nghiệp, xây

dựng

30,5 32,4 34,4 36,0 37,0 38,0 + 7,5 3. Dịch vụ 28,5 29,5 30,0 30,5 31,1 31,5 + 3,0

Nguồn: Cục Thống kê tỉnh Hưng Yên năm 2005

Mặt khác, nền kinh tế của tỉnh Hưng Yên tuy có tăng trưởng nhưng quy mô GDP còn nhỏ bé, năm 2005 mới chỉ đạt được 8.239 tỷ đồng, bằng 32% so với GDP của tỉnh Đồng Nai. Điều đó dẫn đến số thu ngân sách nhà nước của tỉnh cũng bị hạn chế, năm 2005 thu ngân sách nhà nước của tỉnh chỉ bằng 25% so với thu ngân sách nhà nước của tỉnh Đồng Nai. Chính sách thuế hiện hành ở nước ta lại dành ưu đãi cho sản xuất nông

nghiệp, tỷ lệ thuế sử dụng đất nông nghiệp huy động so với GDP ngành nông nghiệp nhỏ, chế độ miễn, giảm thuế nhiều (miễn giảm thuế do thiên tai, địch họa, cho các đối tượng thuộc diện chính sách...). Nên tỷ lệ huy động thuế tính chung trên tổng GDP hàng năm thấp, năm 2001 chiếm 7,8% đến năm 2005 tăng lên đạt 12%, bình quân chung cả giai đoạn 2001 - 2005 là 10%/GDP, thấp hơn gần 2 lần so với mức thuế huy động bình quân chung của cả nước [26, tr. 52]. Đây là một khó khăn rất lớn trong việc tự cân đối ngân sách, xuất phát từ nội tại nền kinh tế mà trong suốt những năm qua Hưng Yên chưa thoát ra được.

+ Chưa triệt để khai thác các nguồn thu trong tỉnh: Mặc dù số thu hàng năm có tăng lên, nhưng theo đánh giá hiện nay nguồn thu của ngân sách nhà nước từ thuế, phí và lệ phí còn để thất thu lớn, nhất là đối với khu vực kinh tế ngoài quốc doanh.

Số hộ đăng ký kinh doanh ở tỉnh Hưng Yên có khoảng 18.000 đến 19.000 hộ, nhưng thực tế mới đưa vào quản lý thu thuế môn bài từ 16.500 đến 17.000 hộ (chiếm khoảng 88%). Trong đó, số hộ có thuế môn bài từ bậc 1 đến bậc 3 khoảng trên dưới 5.000 hộ (chiếm tỷ lệ 30%), số hộ có thuế môn bài từ bậc 4 đến bậc 6 khoảng trên dưới 10.000 hộ (chiếm tỷ lệ 58%), còn khoảng gần 2.000 hộ chưa đưa vào sổ bộ để quản lý thu thuế (chiếm tỷ lệ 12%). Số hộ đưa vào sổ bộ tính thuế hàng tháng còn thấp hơn nhiều, chỉ bằng 80% số hộ nộp thuế môn bài.

Công tác kế toán hộ kinh doanh chưa đáp ứng được yêu cầu quản lý, vẫn còn nhiều hộ kê khai thiếu trung thực, lập hóa đơn bán hàng chỉ là hình thức, không lập bảng kê bán lẻ theo quy định. Thậm chí có nhiều doanh nghiệp và hộ kinh doanh đã lợi dụng kẽ hở trong quản lý, mua bán hóa đơn GTGT khống để làm ăn phi pháp. Điều đó đã dẫn đến tình trạng kê khai hoặc khoán mức thuế phải nộp thấp xa so với mức thực tế xảy ra ở nhiều nơi. Còn có sự tranh chấp nguồn thu giữa cơ quan thuế với các cấp chính quyền xã, phường là do xã, phường muốn giữ lại những cơ sở kinh doanh trên địa bàn để thu lệ phí với mức thu thấp hơn so với mức thuế phải thu theo quy định. Công tác kiểm tra, thanh tra và xử lý về thuế đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và hộ kinh doanh cá thể chưa được

tiến hành thường xuyên, còn để tồn đọng thuế khá lớn và kéo dài...gây ảnh hưởng đến nguồn thu của ngân sách nhà nước.

- Chi tiêu ngân sách nhà nước của tỉnh còn lãng phí, chưa triệt để thực hành tiết kiệm, nhất là trong lĩnh vực xây dựng cơ bản, hầu hết các công trình xây dựng đều vượt so với dự toán. Có nhiều công trình xây dựng chất lượng kém, hiệu quả sử dụng thấp. Trong quá trình thi công, việc giám sát chất lượng chưa thật chặt chẽ, có hiện tượng sử dụng chủng loại phẩm cấp của vật liệu xây dựng chưa đúng như dự toán duyệt. Việc cấp phát, thanh toán vốn đầu tư chưa rải đều trong năm, hiện tượng đầu năm đủng đỉnh, cuối năm vội vàng xảy ra khá phổ biến. Khâu quyết toán thường kéo dài, quyết toán công trình, hạng mục công trình còn hết sức chậm trễ. Có dự án đã thi công xây dựng xong đi vào sử dụng trong nhiều năm vẫn chưa được quyết toán do hồ sơ quyết toán sơ sài, không đầy đủ nên không thể quyết toán được. Bởi vậy, đồng vốn tuy đã đưa vào đầu tư xây dựng nhưng chậm phát huy hiệu quả, gây khó khăn cho đơn vị quản lý sau này.

- Việc huy động các nguồn vốn nhàn rỗi trong xã hội còn thấp, chưa có cơ chế chính sách thật sự hấp dẫn để thu hút các nguồn vốn đầu tư từ các chủ thể khác trong xã hội, đặc biệt là thu hút các nguồn vốn đầu tư của các tầng lớp dân cư. Đây là nguồn vốn lớn tiềm năng cần được khai thác triệt để trong tương lai. Vốn huy động của các đơn vị kinh tế ngoài quốc doanh còn chưa có quy định thống nhất. Nhiều công trình của các địa phương do các hợp tác xã nông nghiệp sử dụng các nguồn vốn lưu động, vốn tín dụng ngân hàng để đầu tư nên phải trả lãi cao, làm cho giá thành công trình tăng và gây nợ nần dây dưa khê đọng. Một số công trình phải tính khấu hao nhanh để trả nợ, làm cho giá sản phẩm cao như giá điện, thủy lợi phí...

- Tỷ lệ và chính sách huy động các nguồn vốn chưa phân đều giữa các ngành, thường tập trung chú ý đến điện, giao thông và một số ngành công nghiệp chế biến nông sản. Sự tham gia của các tổ chức tài chính tín dụng và hoạt động huy động vốn cho đầu tư phát triển kinh tế nói chung trên toàn tỉnh còn hạn chế. Các hình thức và công cụ huy động vốn trong nền kinh tế thị trường như cổ phiếu, trái phiếu...chưa được sử dụng phổ biến. Trái phiếu công trình là loại có thể áp dụng để huy động vốn đầu tư phát triển công

nghiệp chưa được triển khai, công tác cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh tiến hành chậm chạp.

- Nguồn vốn huy động từ nước ngoài còn hạn chế, vốn nước ngoài tuy có tăng lên trong những năm gần đây, nhưng nhìn chung vẫn chậm về tốc độ và khối lượng vốn đầu tư còn ít. Tỷ lệ vốn đầu tư nước ngoài thực hiện được so với tổng vốn đăng ký chưa cao. Chính vì vậy, nguồn vốn này chưa thực sự phát huy hiệu quả nhiều cho phát triển kinh tế của tỉnh trong những năm vừa qua. Trong thời gian tới tỉnh cần tăng cường xúc tiến đầu tư để thu hút nhiều hơn nữa nguồn vốn này.

Tóm lại, từ thực trạng huy động vốn đầu tư phát triển công nghiệp trên địa bàn

tỉnh Hưng Yên giai đoạn 2001 - 2005, cũng như qua kinh nghiệm huy động vốn cho đầu tư phát triển các nước cho thấy lĩnh vực sản xuất công nghiệp của Hưng Yên cần phải có những nỗ lực vượt bậc để đạt tốc độ tăng trưởng cao. Tuy nhiên, để thực hiện có hiệu quả kế hoạch phát triển ngành công nghiệp đến năm 2010 cần phải chú trọng nhiều yếu tố, trong đó yếu tố quan trọng hàng đầu là nguồn vốn đầu tư.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay docx (Trang 65 - 69)