Kinh nghiệm thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp của tỉnh Đồng Na

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay docx (Trang 30 - 32)

Nai

Tỉnh Đồng Nai nằm ở trung tâm của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tiếp giáp với các trung tâm công nghiệp, dịch vụ và du lịch lớn nhất cả nước như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng, Bình Dương. Đồng Nai là một tỉnh có nhiều tiềm năng, thế mạnh trong phát triển kinh tế và công nghiệp như: vị trí địa lý thuận lợi, tài nguyên thiên nhiên đa dạng, nguồn nhân lực có chất lượng, có các cơ sở công nghiệp từ trước, môi trường đầu tư thông thoáng, nguồn vốn dồi dào, chính quyền năng động, có mối quan hệ sẵn có với các nước. Nhờ có những ưu thế đó mà trong gần 20 năm qua (từ năm 1986 đến nay), tốc độ tăng trưởng kinh tế của tỉnh Đồng Nai được duy trì ở mức rất cao, bình quân hàng năm giai đoạn 1986 - 1990 là 2,7%/năm, giai đoạn 1991 - 1995 là 13,9%/năm, giai đoạn 1996 - 2000 là 12%/năm, giai đoạn 2001 - 2005 là 12,7%/năm và tính chung cho giai đoạn 1995 - 2005 là 12,4%/năm. Mức tăng trưởng GDP của Đồng Nai cao hơn nhiều so với cả nước. Với mức độ tăng trưởng bình quân GDP hàng năm như vậy, GDP của tỉnh Đồng Nai sẽ tăng gấp đôi sau 6 năm, nhanh hơn so với cả nước khoảng 4 năm [45, tr. 36].

Trong những năm qua, ngành công nghiệp tỉnh Đồng Nai phát triển mạnh, đứng thứ ba cả nước về giá trị sản lượng công nghiệp. Năm 2003 giá trị sản xuất công nghiệp đạt 28.725,1 tỷ đồng, chiếm 9,4% giá trị sản xuất công nghiệp cả nước và chiếm 16% tổng giá trị sản xuất công nghiệp toàn vùng Đông Nam Bộ. Năm 2004 đạt 34.128,3 tỷ đồng và năm 2005 dự kiến đạt 40.220 tỷ đồng. Tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất công nghiệp trung bình hàng năm của ngành công nghiệp giai đoạn 1990 - 2004 là 25,2%, riêng giai đoạn 2001 - 2005 dự kiến đạt 17,5% [45, tr. 77].

Kết quả đạt được kể trên là do tỉnh Đồng Nai đã tăng cường thu hút vốn đầu tư trong và ngoài nước, tạo ra sự "bùng nổ" đầu tư vào những năm 1995. Mức đầu tư tăng mạnh từ 16,3% GDP năm 1991 lên 28,9% GDP năm 1995. Tổng vốn đầu tư trong 5 năm (từ 1991 - 1995) đạt 5.479 tỷ đồng (trong đó vốn đầu tư nước ngoài chiếm 46,2%). Nhờ đó, đã tạo ra sự tăng trưởng kinh tế cao từ khoảng 6% trước năm 1990 lên 13% năm 1995 và 17,1% năm 1996 [45, tr. 85].

Thu hút đầu tư của ngành công nghiệp rất lớn: tổng số vốn đầu tư ngành công nghiệp giai đoạn 1996 - 2003 là 28.298 tỷ đồng, chiếm 73,5% vốn đầu tư của toàn tỉnh, trong đó vốn trong nước chiếm 21,6%, vốn đầu tư nước ngoài chiếm 78,4%. Tính đến nay, tổng số vốn đầu tư cho ngành công nghiệp là 57.333 tỷ đồng (chưa kể các đơn vị phụ thuộc đóng trên địa bàn tỉnh), trong đó công nghiệp đầu tư nước ngoài chiếm 80,8%, công nghiệp trong nước chiếm 19,2%. Đến ngày 31/12/2005, đầu tư nước ngoài trên địa bàn tỉnh Đồng Nai với 700 dự án còn hiệu lực từ 26 quốc gia và vùng lãnh thổ với tổng số vốn đăng ký đạt 8.494,86 triệu đô la Mỹ. Hiện nay có trên 300 dự án đi vào hoạt động, trên 100 đơn vị đang xây dựng, với tổng số vốn thực hiện khoảng 3.842,12 triệu đô la Mỹ, đạt 45,23% tổng vốn đăng ký [45, tr. 99].

Từ thực tế phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp của tỉnh Đồng Nai trong những năm qua nói chung, cũng như tình hình thu hút vốn đầu tư của tỉnh nói riêng, có thể rút ra một số kinh nghiệm về thu hút vốn đầu tư như sau:

- Tính năng động và sáng tạo của chính quyền tỉnh Đồng Nai được coi là yếu tố quan trọng nhất. Ngay từ những năm 1989 - 1990, trong khi cơ chế chính sách cả nước chưa thực sự mở cửa thì tỉnh Đồng Nai đã cử đoàn cấp cao do Bí thư Tỉnh ủy dẫn đầu đi nghiên cứu khu công nghiệp ở Đài Loan. Đây được coi là bước đi tiên phong, làm cơ sở cho việc thu hút mạnh đầu tư nước ngoài từ năm 1991 cho đến nay.

- Tỉnh đã biết khai thác tốt lợi thế về mặt vị trí địa lý của mình, đây có thể được coi là lợi thế rất quan trọng của tỉnh để thu hút đầu tư. Đồng Nai vừa nằm ở trung tâm của vùng kinh tế động lực phía Nam, vừa gần với các trung tâm kinh tế lớn như: Thành phố Hồ Chí Minh, Bà Rịa - Vũng Tàu, Lâm Đồng...đặc biệt là Thành phố Hồ Chí Minh. Đồng thời, lại có

điều kiện tự nhiên khá thuận lợi như: địa hình tương đối bằng phẳng, khí tượng điều hòa, thủy văn thuận lợi, đất đai, thổ nhưỡng đa dạng, tài nguyên khoáng sản tương đối phong phú...

- Môi trường kinh doanh thuận lợi cũng là lợi thế lớn của tỉnh Đồng Nai. Hệ thống giao thông thủy - bộ khá phát triển là tiền đề quan trọng cho việc phát triển kinh tế - xã hội và công nghiệp. Ngoài ra, còn có các yếu tố khác trong môi trường kinh doanh như pháp lý, chính sách...cũng rất thông thoáng, hấp dẫn các nhà đầu tư trong và ngoài nước đến đây làm ăn.

- Việc hình thành các cơ sở công nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có từ lâu. Mặt khác, tỉnh có các quan hệ thương mại lâu đời với các nước trong khu vực và trên thế giới, điều này đã giúp cho việc khai thác các nguồn vốn đầu tư từ nước ngoài được thuận lợi.

- Ngoài ra, tỉnh còn có những tiềm năng lớn để phát triển du lịch với nhiều di tích lịch sử, văn hóa và điểm du lịch có tiềm năng: khu văn miếu Trấn Biên, khu du lịch Bửu Long, du lịch ven sông Đồng Nai, vườn quốc gia Cát Tiên, làng bưởi Tân Triều, hồ nước nóng Thác Mơ, đảo ó Đồng Trường...cũng hấp dẫn các nhà đầu tư đến đây lập nghiệp.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Giải pháp thu hút vốn đầu tư phát triển công nghiệp ở tỉnh Hưng Yên hiện nay docx (Trang 30 - 32)