IV. Phân theo ngành kinh tế 100 100 100 100 100
3.1.1.2. Phương hướng phát triển công nghiệp theo Nghị quyết Đại hội lần thứ XVI của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
XVI của Đảng bộ tỉnh Hưng Yên
Tập trung phát triển công nghiệp theo hướng chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành, sản phẩm, vùng và thành phần kinh tế, chú trọng phát triển một số ngành công nghiệp chủ lực, như: điện tử, cơ khí, luyện thép, ô tô, xe máy, dệt may, chế biến..., đổi mới công nghệ nhanh, giảm chi phí sản xuất và tỷ lệ gia công, tăng giá trị sản phẩm bằng sản xuất sản phẩm hoàn chỉnh có giá trị lớn và giá trị gia tăng cao, có sức cạnh tranh mạnh trên thị trường.
Tiếp tục rà soát, điều chỉnh bổ sung quy hoạch phát triển công nghiệp đáp ứng yêu cầu phát triển nhanh, hiệu quả, bền vững, xác định những ngành, sản phẩm mũi nhọn để đầu tư. Điều chỉnh, bổ sung cơ chế, tăng sự hấp dẫn đối với các nhà đầu tư, ưu tiên các dự án lớn, có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao, đóng góp nhiều cho ngân sách, sử dụng nguyên liệu và lao động tại chỗ, ít tác động xấu đến môi trường. Tích cực huy động các thành phần kinh tế trong nước và xúc tiến đầu tư nước ngoài, phấn đấu để trong 5 năm tới thu hút được 340 dự án, với số vốn đăng ký khoảng 1.240 triệu USD. Đến năm 2010, tổng số dự án đầu tư trên địa bàn khoảng 750 (trong đó có 630 dự án trong nước và 120 dự án nước ngoài), với tổng số vốn đăng ký khoảng 2.460 triệu USD. Quy hoạch và xây dựng thêm từ 3 - 5 khu công nghiệp, phấn đấu mỗi huyện có ít nhất 1 khu công nghiệp tập trung [31, tr. 41].
Cùng với phát triển các khu công nghiệp tập trung, cần chú ý phát triển các khu công nghiệp làng nghề, có cơ chế chính sách thích hợp đối với mỗi loại hình làng nghề. Đến năm 2010 hoàn thành và sử dụng cơ bản diện tích đất trong các khu công nghiệp làng nghề, phát triển thêm nhiều làng nghề mới.