Phát triển các công ty định mức tín nhiệ mở Việt Nam

Một phần của tài liệu Luận văn: CHỨNG KHOÁN HÓA TÀI SẢN CÓ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ VIỆC ỨNG DỤNG ĐỂ HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM doc (Trang 61 - 65)

Xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chứng khoán hóa. Nó giúp việc phân loại các khoản nợđảm bảo trở nên đáng tin hơn, gia tăng sự

tin tưởng của nhà đầu tư, từđó các nhà đầu tư có thể lựa chọn những chứng khoán phù hợp với nhu cầu đầu tư và khẩu vị rủi ro của mình. CDO là dạng sản phẩm tài chính mới, chưa tạo được lòng tin ở nhà đầu tư, việc có mặt một tổ chức định mức tín nhiệm uy tín với những đánh giá khách quan sẽ góp phần làm phổ biến và khẳng định ưu thế vượt trội của CDO. Hoạt động của tổ chức này làm tăng tính

minh bạch của thị trường, có tác dụng định hướng đầu tư, giảm bớt rủi ro tín dụng và tiết kiệm chi phí cho hoạt động phát hành trái phiếu ra thị trường. Đối tượng của công ty sẽ là các tổ chức tài chính, ngân hàng, định chế tài chính phi ngân hàng, các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh, dịch vụ và đặc biệt chú trọng tới các doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán.

Để một quốc gia đang phát triển như Việt Nam hình thành các công ty xếp hạng tín nhiệm thì có các yếu tố sau cần lưu tâm:

 Thứ nhất, việc xây dựng hành lang pháp lý cho hoạt động của công ty định mức tín nhiệm. Dựa vào kinh nghiệm của một số nước trên thế giới đã phát triển hệ

thống định mức tín nhiệm trên thế giới, Việt Nam cần xem xét liệu việc quản lý công ty định mức tín nhiệm sẽ thông qua hình thức cấp phép hay chứng nhận, vấn

đề ràng buộc các doanh nghiệp thực hiện định mức tín nhiệm, hoặc thông qua định mức tín nhiệm để hạn chế hoặc khuyết khích đầu tư các ngành… Các quy đinh về

mức vốn pháp định, quy trình xếp hạng tín nhiệm… nên dựa vào các tiêu chuẩn quốc tế như ISO 10674- Tiêu chuẩn cho các công ty định mức tín nhiệm, đồng thời kết hợp với điều kiện thức tế Việt Nam. Sự phối hợp của Bộ Tài chính, Ngân hàng nhà nước, Ủy ban chứng khoán và các bộ ngành khách đóng vai trò rất quan trọng trong việc xây dựng hành lang pháp lý này.

 Thứ hai, như đã trình bày ở Chương II, vấn đề chủ quản của công ty định mức tín nhiệm ở Việt Nam cũng rất đáng lưu tâm. Công ty định mức tín nhiệm sẽ đánh giá xếp hạng cho chính phủ và doanh nghiệp phát hành trái phiếu nên việc các tổ chức này làm cổđông chính trong công ty định mức tín nhiệm là điều không nên. Ví dụ, nhưng tình huống của hệ thống CIC Việt Nam, là một bộ phận của ngân hàng nhà nước, có cổ phần quốc doanh, nên các đánh giá xếp hạng của nó rất khó được tin cậy.

 Thứ ba, trong giai đoạn đầu, các công ty định mức tín nhiệm Việt Nam nên thành lập dưới hình thức doanh với các công ty định mức tín nhiệm có uy tín nước ngoài, với cơ cấu cổđông theo hướng đa dạng hóa. Điều này sẽ giúp gia tăng niềm tin của các doanh nghiệp với công ty định mức tín nhiệm. Đồng thời, học tập kinh nghiệm của các công ty định mức tín nhiệm nước ngoài, phát triển mô hình xếp hạng tín nhiệm phù hợp với tình hình Việt Nam.

 Thứ tư, xây dựng hệ thống dữ liệu và mô hình xếp hạng phù hợp với đặc

điểm trong nước rất cần thiết được chú trọng. Trong thời gian đầu, các công ty định mức tín nhiệm nên cung cấp dịch vụ miễn phí hoặc với mức giá thấp cho doanh nghiệp để xây dựng hệ thống dữ liệu cho công ty. Hệ thống dữ liệu là cơ sở cho việc xếp hạng tín dụng do đó việc thu thập cần phải chính xác, cụ thể và quan trọng nhất là đạo đức nghề nghiệp. Tiêu chí để đưa ra đánh giá phải đảm bảo phương châm

độc lập, khách quan, xác thực và công khai. Việc đánh giá sẽ tiến hành theo quy trình cơ sở nghiên cứu và tham khảo từ các tổ chức trên thế giới như Standard and Poor’s, Moody’s và phù hợp với thực tiễn Việt Nam. Kết quả đánh giá được Hội

đồng đánh giá thống nhất với sự tham gia của chuyên gia tài chính của các bộ

ngành, đại diện doanh nghiệp và các cơ quan khác.

 Thứ năm, cần quan tâm đến vấn đề minh bạch đối với công ty định mức tín nhiệm. Xếp hạng tín nhiệm đóng vai trò rất quan trọng trong quá trình chứng khoán hóa. Nó giúp việc phân chia các gói chứng khoán được chính xác, từ đó nhà đầu tư

có thể chọn mua những chứng khoán thật sự đúng với khẩu vị và mục đích đầu tư

của mình. Bài học kinh nghiệm từ cuộc khủng hoảng tài chính 2007-2008 cho thấy, tính thiếu minh bạch hóa trong xếp hạng tín dụng cũng là một trong những nguyên nhân góp phần khiến cuộc khủng hoảng bùng nổ. Do đó, việc đính hướng từ ban đầu về tính minh bạch trong xếp hạng tín nhiệm là vô cùng cần thiết. Các công ty định mức tín nhiệm nên công khai qui trình cũng như mô hình, các tiêu chí xếp hạng tín nhiệm để nhà đầu tư có thể thấy được mức độ tin cậy của đánh giá xếp hạng. Thực hiện được điều này sẽ tạo được niềm tin của các doanh nghiệp, đầu thời giúp thị

trường chứng khoán hóa phát triển một cách bền vững. Sau đâ là một ví dụ về quy trình xếp hạng tín nhiệm ở Standard & Poor’s:

Quy trình xếp hạng bắt đầu với một yêu cầu xếp hạng tín nhiệm dưới dạng văn bản từ chủ thể phát hành, có thể được lập nên bởi sự thay mặt của ngân hàng đầu tư hoặc cố vấn pháp luật.

- Thực hiện các thủ tục xác nhận yêu cầu và những mục liên quan đối với hợp đồng xếp hạng tín nhiệm.

- Một cuộc họp tại chỗ với nhà quản lý tài sản để xem lại việc quản lý, cách thức đầu tư và những lĩnh vực hoạt động; và

- Trình bày tài liệu liên quan đến pháp luật của hợp đồng hoàn chỉnh, dữ liệu danh mục đầu tư, và những giải trình bắt buộc về dòng tiền (bao gồm tóm tắt chi tiết luồng chu chuyển dòng tiền)

Ngân hàng đầu tư hay chủ thể phát hành cần đưa tài liệu danh mục đầu tư cho chuyên viên phân tích, từ đó, cùng với kết quả của mô hình ước tính khả năng vỡ nợ sẽ đưa ra kết quả của mô hình CDO. Sau khi mô hình CDO ước tính được khả năng vỡ nợ tiềm ẩn của danh mục tại mức tín nhiệm mục tiêu, thì con số này sẽ được nhập vào mẫu hình dòng tiền của ngân hàng đầu tư. Khi cấu trúc giao dịch đã hoàn tất, thì có thể bắt đầu bản phân tích dòng tiền và đánh giá gia tăng tín dụng.

Sau khi nhóm phân tích thực hiện việc xem xét hoạt động của chủ thể phát hành và phân tích cấu trúc giao dịch CDO thì ủy ban xếp hạng bao gồm các chuyên viên phân tích cấp cao được hình thành. Chuyên viên phân tích cơ bản chịu trách nhiệm về tính thích hợp của thông tin nhận được khi trình bày với hội đồng xếp hạng. Vấn đề trình bày với hội đồng cũng bao gồm những thông tin về cấu trúc, tài sản thế chấp và luật pháp, cũng như bản phân tích sự gia tăng tín dụng và áp lực dòng tiền hay việc mất khả năng thanh toán

Việc xếp hạng tín nhiệm dựa vào đại diện của các bên giao dịch. Tuy nhiên, tài liệu – bản thông tin đề nghị, bản thông tin phát hành hay bản cáo bạch thường được cố vấn của chủ thể phát hành chuẩn bị trước khi giao dịch được định giá. Tuy nhiên, Standard & Poor’s dựa vào những thỏa thuận hợp pháp để xác định khả năng cấu trúc thực hiện các khoản chi trả định kỳ. Thông thường thì chuyên viên phân tích trình bày cấu trúc giao dịch với hội đồng xếp hạng sau khi giao dịch được định giá, nhưng trong vài trường hợp có thể thực hiện sớm, sau khi nhóm phân tích nhận được bản thảo của tài liệu luật pháp. Khi tiến trình hội đồng xếp hạng đã xong và tất cả các vấn đề đã được trình bày, thì một lá thư kết quả xếp hạng được đưa ra.

Tóm lại, việc thành lập một tổ chức tín nhiệm mới, cũng như củng cố hoạt

động của các tổ chức đã có mặt ở Việt Nam là một quá trình lâu dài và đòi hỏi nhiều yếu tố. Nhà nước không phải chỉ gói trọn trong việc xây dựng hành lang pháp lý điều chỉnh hoạt động của họ mà còn phải hỗ trợ, hướng dẫn và giúp đỡ khi họ

gặp vướng mắc trong hoạt động của mình.

Một phần của tài liệu Luận văn: CHỨNG KHOÁN HÓA TÀI SẢN CÓ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ VIỆC ỨNG DỤNG ĐỂ HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM doc (Trang 61 - 65)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(70 trang)