Sự phát triển về lượng trong giai đoạn 2000-2010 đã giúp thị trường chứng khoán thăng hoa và sẽ tạo đà cho sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian sắp tới. Tuy nhiên, sự phát triển của thị trường chứng khoán trong thời gian tới không chỉ là mở rộng quy mô, nâng số lượng tài khoản, số lượng công ty niêm yết,
số lượng công ty chứng khoán…, mà quan trọng là phải phát triển về chất.. Chiến lược thúc đẩy thị trường chứng khoán trong giai đoạn tới vì vậy, vừa phải kế thừa những nội dung tốt nhằm duy trì sự phát triển này, vừa phù hợp hơn với thông lệ
quốc tế, đáp ứng nhu cầu thị trường và nhu cầu của cả nền kinh tế, hướng tới mục tiêu: tăng quy mô, củng cố tính thanh khoản cho thị trường chứng khoán, tăng tính hiệu quả cho thị trường trên cơ sở tái cấu trúc tổ chức thị trường chứng khoán, hiện
đại hóa cơ sở hạ tầng, chuyên nghiệp hóa việc tổ chức và vận hành hạ tầng công nghệ thông tin, nâng cao sức cạnh tranh của các định chế trung gian thị trường, các tổ chức phụ trợ thị trường và của thị trường chứng khoán Việt Nam, tăng cường năng lực quản lý, giám sát, thanh tra, xử lý vi phạm, củng cố lòng tin của nhà đầu tư...
Đồng thời, là việc cải thiện chất lượng và đa dạng hóa nguồn cung thông qua việc: từng bước nâng cao điều kiện niêm yết, củng cố chếđộ công bố thông tin theo lớp trên cơ sở quy mô vốn và số lượng cổđông của các công ty đại chúng, thể chế
hóa các chuẩn mực và thông lệ quốc tế về quản trị công ty, quản trị rủi ro và bảo vệ
nhà đầu tư thiểu số... Cùng với đó, chiến lược cũng tập trung vào việc phát triển nhà
đầu tư tổ chức (quỹđầu tư, quỹ hưu trí, quỹ bảo hiểm), coi việc phát triển nhà đầu tư
tổ chức là giải pháp mang tính đột phá nhằm hướng tới sự phát triển bền vững của thị trường chứng khoán. Đồng thời, tiếp tục khuyến khích sự tham gia của nhà đầu tư cá nhân, khai thác cơ sở nhà đầu tư nước ngoài, theo hướng tập trung khuyến khích tổ chức đầu tư nước ngoài có mục tiêu đầu tư dài hạn.