Quá trình phát hành chứng khoán nợ nói chung và CDO nói riêng trên cơ sở đảm bảo bởi dòng tiền mặt tương lai sẽ thu hồi được từ một nhóm tài sản tài chính sẵn có. Trong đó các nhà đầu tư mua chứng khoán này chấp nhận rủi ro liên quan tới danh mục tài sản đảm bảo được đem ra chứng khoán hoá.
Tại Mỹ 2 tổ chức là Fannie Mae và Freddie Mac, là hai tổ chức tài chính lớn nhất thực hiện vai trò là tổ chức trung gian chuyên trách (SPV) thực hiện nghiệp vụ
chứng khoán hoá. Theo đó 2 định chế tài chính trung gian này mua các khoản nợ
cho vay thế chấp nhà ở; bất động sản của các NHTM, và thực hiện chứng khoán hoá các khoản nợ này thành các chứng khoán nợ và bán cho nhà đầu tư (thông qua giao dịch trên thị trường chứng khoán). Qúa trình này không chỉ đẩy nhanh tốc độ chu
chuyển vốn cho các ngân hàng thương mại và cho thị trường tài chính và nâng cao hiệu quả sử dụng vốn trong toàn bộ nền kinh tế. Tuy nhiên khi thị trường bất động sản biến động và khủng hoảng từ thị trường này xảy ra đã ảnh hưởng nghiêm trọng
đến Fannie Mae và Freddie Mac và các NHTM có liên quan cũng như toàn bộ hệ
thống tài chính Mỹ và nền kinh tế Mỹ.
Để phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá tại Việt Nam, không chỉ
cần một quá trình (về chuẩn bị cơ sở hạ tầng kỹ thuật: luật pháp; các tổ chức tài chính liên quan; cơ chế chính sách....) mà cần có đánh giá nhìn nhận đầy đủ hơn về
lợi ích cũng như những tác động không tích cực của công cụ này trong tương lai. Hậu quả của cuộc khủng hoảng thị trường tín dụng bất động sản đã và đang diễn ra tại Mỹ như là bài học kinh nghiệm thực tiễn quý báu đối với qúa trình ứng dụng và phát triển kỹ thuật này tại Việt Nam.
Bài học thứ nhất: Rủi ro phát sinh và tác động của rủi ro đến nền kinh tế là rất lớn. Rủi ro này xuất phát từ chính phương pháp, cách thức tạo khủng hoảng. Bản chất sâu xa của cuộc khủng hoảng này xuất phát từ chính cách thức tạo khủng hoảng – Đó là nghiệp vụ chứng khoán hoá. Thông qua nghiệp vụ này, các ngân hàng cho vay thế chấp đã có thể chuyển rủi ro của hoạt
động này sang cho tổ chức khác (tổ chức thực hiện chứng khoán hoá các khoản nợ bất động sản). Chính điều này đã kích thích các NHTM mở rộng và tăng trưởng tín dụng bất động sản quá mức và rủi ro xuất hiện mang tính tất yếu khi thị trường bất động sản biến động và khủng hoảng.
Bài học thứ hai: các NHTM cần tôn trọng đầy đủ các nguyên tắc và điều kiện tín dụng trong mọi trường hợp, đảm bảo các khoản cho vay có chất lượng. Chất lượng tín dụng là yếu tố quyết định. Các NHTM trong nước cần có quy định, quy chế chặt chẽ về cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro do biến
động thị trường. Mặt khác khai thác và sử dụng vốn hợp lý, chỉ sử dụng vốn trung dài hạn để cho vay và cho vay phù hợp với năng lực, khả năng tài chính của mỗi đơn vị.
Bài học thứ ba: Phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá cần chuẩn bị kỹ lưỡng và có bước đi thích hợp. Rõ ràng hiệu ứng từ khủng hoảng thị
hơn rất nhiều bởi kỹ thuật chứng khoán hoá, thông qua đó nó tác động đến toàn bộ hệ thống tài chính (đối với thị trường tín dụng; đối với tổ chức phát hành; đối với thị trường chứng khoán...). Mặc dù hệ thống pháp luật của Mỹ đối với thị trường tài chính nói chung và đối với kỹ thuật chứng khoán hoá nói riêng đã rất đầy đủ (từ quy định về cơ chế hoạt động; đến hệ thống các tổ
chức có liên quan như tổ chức định mức tín nhiệm; tổ chức phát hành; thị
trường chứng khoán phát triển đạt mức hoàn thiện). Đây là bài hoc kinh nghiệm về xây dựng hệ thống pháp luật hoàn chỉnh, đầy đủ - yêu cầu mang tính kỹ thuật và quyết định đến việc phát triển và ứng dụng kỹ thuật chứng khoán hoá.
Kết luận chương 1
Chứng khoán hóa là quá trình tập hợp và tái cấu trúc lại các tài sản thiếu tính thanh khoản nhưng có luồng thu nhập ổn định trong tương lai như các khoản phải thu, các khoản nợ rồi chuyển đổi thành chứng khoán, thường là trái phiếu, và đưa ra giao dịch trên thị trường tài chính. Với những lợi ích sản phẩm chứng khoán mang lại, mà cụ thể trong bài này là CDO như giảm chi phí lãi vay, tăng hiệu quả sinh lợi của dự án, thì CDO không những góp phần tạo thêm hàng hóa cho thị trường tài chính, giảm áp lực cho ngân hàng mà còn là kênh huy động vốn hiệu quả cho các doanh nghiệp.
CHƯƠNG 2
HẠN CHẾ CỦA CÁC KÊNH HUY ĐỘNG VỐN Ở VIỆT NAM HIỆN NAY DẪN ĐẾN SỰ CẦN THIẾT ỨNG DỤNG CDO VÀO VIỆC HUY
ĐỘNG VỐN.
Năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp Việt Nam còn yếu do hạn chế về
khả năng mở rộng sản xuất, hạn chế về đầu tư đổi mới công nghệ, mở rộng thị
trường,... Những hạn chế này không thể thay đổi được nếu doanh nghiệp thiếu vốn. Bởi vậy, doanh nghiệp nào cũng cần chủ động tạo ra nguồn vốn ngắn hạn đảm bảo hoạt động trơn tru, tạo ra nguồn vốn dài hạn để mở rộng sản xuất kinh doanh, tái cấu trúc hoạt động của mình. Tuy nhiên, trong thực tế việc huy động vốn của doanh nghiệp không dễ dàng.
Có hai cách để các doanh nghiệp nâng cao năng lực tài chính của mình, đó là nâng vốn chủ sở hữu và đồng thời nâng nợ theo một tỷ lệ cân đối. Thông thường, doanh nghiệp nâng vốn chủ sở hữu bằng các cách như tự bỏ vốn, bán cổ phiếu phổ
thông, bán cổ phiếu ưu đãi, bán trái phiếu chuyển đổi, và mua bán - sáp nhập. Đó là những biện pháp tăng ngoại sinh. Bên cạnh đó, các doanh nghiệp có thể nâng cao năng lực tài chính nội sinh bằng cách trong đại hội đồng cổ đông, thuyết phục cổ đông chia cổ tức ít đi và giữ lại lợi nhuận nhiều hơn cho công ty.
Sáp nhập cũng là biện pháp tốt khi doanh nghiệp có nhu cầu tăng vốn, nhưng
ở Việt Nam biện pháp này ít được thực hiện do môi trường pháp lý chưa thực sự hỗ
trợ tốt.
Hình thức tín dụng thuê tài chính, các doanh nghiệp vừa và nhỏ không sử
dụng hình thức thuê tài chính chủ yếu là do thiếu hiểu biết về hình thức này còn DN có hiểu biết về hình thức này thì e ngại thủ tục và mức phí cao. Mặt khác, thế mạnh của các tổ chức cho thuê tài chính là ngoài nguồn vốn sẵn sàng cung ứng thì phải có am hiểu sâu sắc về nghiệp vụ (lĩnh vực kinh doanh của các DN nhắm tới) và chủ động về nguồn cung ứng máy móc thiết bị về lĩnh vực đó. Tuy nhiên, các tổ chức thuê mua tài chính ở Việt Nam theo nhiều chuyên gia còn thiếu tính chuyên nghiệp. Bới vậy, hình thức tín dụng này trong nhiều năm qua không phát triển như kỳ vọng.
và phát triển phương thức kinh doanh hiệu quả hơn, tăng cường tiếp cận DN, gắn với nhu cầu thực tế của DN. Nhà nước có thể có những hỗ trợ về chính sách đối với loại hình hoạt động kinh doanh này cũng như cân nhắc hỗ trợ khuyến khích cho các DN sử dụng hình thức tín dụng thuê mua tài chính thông qua chính sách khấu hao máy móc thiết bị thuê mua tài chính…
Việc tăng vốn theo cách nội sinh gặp phải khó khăn trong việc thuyết phục cổ đông vì đa số cổđông Việt Nam thích có lợi nhuận nhanh.
Như vậy doanh nghiệp sẽ phải dựa nhiều vào nguồn vốn vay ngân hàng và
đặc biệt là kênh huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, trái phiếu doanh nghiệp. Tuy nhiên, ngay chính các kênh huy động này vẫn còn một số hạn chế. Sau
đây người viết sẽ trình bày những hạn chế của các kênh huy động vốn chủ yếu hiện nay ở Việt Nam và những lợi thế của CDO giúp khắc phục những hạn chếđó, cho thấy sự cần thiết của việc ứng dụng CDO vào việc huy động vốn của doanh nghiệp hiện nay.