Hạn chế của việc huy động vốn bằng cách phát hành trái phiếu

Một phần của tài liệu Luận văn: CHỨNG KHOÁN HÓA TÀI SẢN CÓ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ VIỆC ỨNG DỤNG ĐỂ HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM doc (Trang 42 - 51)

Thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay, quy mô còn quá nhỏ và thiếu sự cân bằng trong cơ cấu các loại trái phiếu. Quy mô của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện ở mức 15,1% GDP, trong khi tỷ lệ này ở các nước mới nổi Đông Á trung bình là 51,43%. Tổng giá trị trái phiếu đang lưu hành tại thời điểm cuối tháng 12/2010 là 15,3 tỷ USD tương đương 321 ngàn tỷđồng. Ba bộ bộ phận chính của thị

trường trái phiếu Việt Nam bao gồm trái phiếu chính phủ, trái phiếu chính quyền địa phương, trái phiếu doanh nghiệp (bao gồm cả trái phiếu ngân hàng thương mại). Trong 3 loại này thì khối lượng trái phiếu chính phủ chiếm ưu thế trên thị trường. Cụ thể, trái phiếu chính phủ chiếm tỷ trọng khoảng 90% trong tổng giá trị thị trường

trái phiếu, trong đó hơn 76% các trái phiếu đang lưu hành có kỳ hạn dưới 5 năm. Hiện có khoảng trên 450 mã trái phiếu chính phủđang lưu hành.

Bảng 2.2: Quy mô niêm yết trái phiếu năm 2011 SGDCK Hà Nội

TPCP TP CQĐP TPCPBL Số TP niêm yết 407 5 88 Tỷ trọng 81.4 1.00 17.16 KL niêm yết 1.763.745.000 20.400.00 775.775.000 Tỷ trọng 68.82 0.8 30.39 Giá trị niêm yết (tỷ đồng) 176,374.5 2,040 77,877.5 Tỷ trọng 68.82 0.8 30.39

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán Hà Nội

Bảng 2.3: Quy mô niêm yết trái phiếu tại SGDCK TPHCM

2007 2008 2009

Trái phiếu 366 68 61 Trái phiếu chính phủ 296 - -

Trái phiếu chính quyền địa phương

60 60 55

Trái phiếu doanh nghiệp 10 8 6

Nguồn: Sở giao dịch chứng khoán TPHCM

Thực tế trên dẫn đến việc thiếu đa dạng hóa trong các sản phẩm huy

động vốn từ trái phiếu, đồng thời hạn chế về mức lãi suất và kỳ hạn. Đối với nhà đầu tư, việc tìm ra một mức lãi suất hấp dẫn từ thị trường trái phiếu Việt Nam là rất khó khăn. Theo nguyên tắc, muốn kiếm được lợi nhuận cao thì phải chấp nhận rủi ro cao. Trong khi trái phiếu Chính phủ là loại chứng khoán có độ an toàn cao nhất, đầu tư vào loại trái phiếu này chỉ đem lại một mức thu nhập khiêm tốn cho nhà đầu tư. Thị trường Việt Nam cũng như các nhà đầu tư cần những các sản phẩm tài chính với mức lãi suất và rủi ro đa dạng hơn, đáp ứng được nhu cầu

đầu tư và khẩu vị rủi ro. Nếu phát triển CDO ở thị trường Việt Nam sẽ tạo ra sựđa dạng hóa các sản phẩm trái phiếu, tạo thêm nhiều lựa chọn của nhà đầu tư. Bởi CDO

được phân ra từng gói trái phiếu với các mức lãi suất tương ứng với rủi ro của tài sản đảm bảo.

Còn đối với các doanh nghiệp huy động vốn, tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp chỉ

chiếm 10% tổng giá trị trái phiếu. So với các nước khác, thị trường trái phiếu Việt Nam đang thiếu sự cân bằng giữa tỷ lệ trái phiếu doanh nghiệp và trái phiếu chính phủ. Tuy nhiên, 10% trái phiếu doanh nghiệp đó cũng hầu hết là trái phiếu do một số doanh nghiệp lớn lớn phát hành. Bảng 2.8 bên dưới cho thấy, có 15 nhà phát hành trái phiếu lớn nhất Việt Nam chiếm đến 93% tổng trái phiếu phát hành (12-2010). Hầu hết các nhà phát hành đó là các định chế tài chính, bao gồm ngân hàng và các công ty chứng khoán. Trong đó có 12 nhà phát hành đã niêm yết trên sàn chứng khoán Hà Nội hoặc sàn chứng khoán Hồ Chí Minh. Điều này chứng tỏ, các doanh nghiệp vẫn còn khá thờơ với kênh huy động vốn thông qua trái phiếu, dù kênh huy động này có nhiều ưu điểm hơn kênh tín dụng ngân hàng và phát hành cổ

phiếu.

Bảng 2.4: 15 doanh nghiệp có giá trị phát hành trái phiếu cao nhất Việt Nam (tháng 12-2010)

Nguyên nhân của thực trạng trên là nhà đầu tư thường chọn mua trái phiếu chính phủ, dù lãi suất trái phiếu chính phủ thường thấp hơn lãi suất trái phiếu doanh nghiệp, dẫn đến việc các doanh nghiệp cũng không muốn sử

dụng kênh huy động vốn này.Để trái phiếu phát hành ra thành công, thì doanh nghiệp phát hành trái phiếu cần có được niềm tin của nhà đầu tư. Mà căn cứđể nhà

đầu tư tin tưởng vào trái phiếu của doanh nghiệp phát hành thường là mức xếp hạng tín nhiệm. Trong khi đó, ở Việt Nam, chỉ có các tổ chức tài chính lớn mới có mức xếp hạng tín nhiệm tương đối tốt, các nhà đầu có thể tư tin tưởng. Bên cạnh

đó, mức xếp hạng tín nhiệm nợ công của Việt Nam cũng ảnh hưởng đến mức xếp hạng tín nhiệm cũng các doanh nghiệp (Bảng 2.9). Nên việc tiếp cận nguồn vốn từ

trái phiếu đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ luôn càng khó khăn hơn do hạn chế

về mức tín nhiệm và quy mô phát hành, cho dù tài sản đảm bảo phát hành của các doanh nghiệp này tốt hay không.

Bảng 2.5: Mức xếp hạng nợ công của Việt Nam:

(Nguồn: ADB-Asian Bonds Online)

Nghiệp vụ chứng khoán hóa CDO giúp giải quyết các vấn đề về tín nhiệm và quy mô này, tạo cơ hội hơn cho các doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn dễ dàng hơn. Bằng cách, các doanh nghiệp này có thể “phát hành CDO” thông qua các tổ

chức tài chính lớn, hoặc trực tiếp bán các tài sản đảm bảo cho SPV. Nhưđã trình bày ở Chương I, việc bán tài sản đảm bảo được thực hiện dưới hình thức “true sale-mua đứt bán đoạn”, cho phép mọi quyền lợi và nghĩa vụ chuyển hoàn toàn sang cho SPV. Do đó việc xếp hạng tín nhiệm trái phiếu CDO là chủ yếu dựa vào mức rủi ro của các tài sản đảm bảo và mức xếp hạng của SPV. Quá trình xếp hạng tín nhiệm gắn liền với suốt quá trình đóng gói các tài sản rủi ro tín dụng thành các chứng khoán, đảm bảo cho việc các gói trái phiếu phát hàng có mức lãi suất phù (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

hợp với rủi ro. Các nhà đầu tư có thể căn cứ vào mức xếp hạng để mua các trái phiếu đúng với nhu cầu. Bên cạnh đó, các biện pháp tăng cường định mức tín nhiệm, việc tách bạch quản lý tài sản trong quá trình chứng khoán hóa sẽ giúp gia tăng niềm tin của nhà đầu tư. Mặt khác, nghiệp vụ CDO cung cấp trái phiếu với những đặc tính đa dạng hơn các trái phiếu doanh nghiệp hiện tại. Điều này cho phép doanh nghiệp huy động vốn kết hợp những mức giá và sản phẩm khác nhau,

để có thể tự chọn kiểu vay nợ mà mình mong muốn. Bên cạnh

Một vấn đề khá của thị trường trái phiếu hiện này là, mặc dù thị

trường trái phiếu chuyên biệt đã đi vào hoạt động, song tính thanh khoản và tính cạnh tranh của thị trường hiện nay rất thấp. Tổng giá trị trái phiếu

được chuyển nhượng qua sàn trong năm 2009 vào khoảng 77.500 tỷ đồng, chỉ

bằng 40% so với mức 195.600 tỷ đồng của năm 2008. Giá trị trái phiếu được chuyển nhượng trong một phiên giao dịch trung bình là 300 tỷ đồng, thấp hơn nhiều so với mức 800 tỷ đồng của năm 2008. Những tháng đầu năm 2010 thị

trường cũng chưa có dấu hiệu biến chuyển tích cực.

Nhược điểm của thị trường trái phiếu Việt Nam là có rất nhiều loại trái phiếu (hơn 500 loại) được phát hành thành nhiều lô nhỏ, ngày phát hành khác nhau, ngày đến hạn khác nhau gây khó khăn cho việc giao dịch trên thị trường thứ cấp.

Tính thanh khoản kém không chỉ xuất phát từ việc có quá nhiều loại trái phiếu với tính đồng nhất kém, mà còn bởi thị trường rất thiếu thông tin. Trong khi thị trường cổ phiếu đang bị nhiễu thông tin, loạn thông tin thì thị trường trái phiếu lại ở trong tình trạng thiếu thông tin. Thiếu thông tin thị trường khiến nhiều nhà đầu tư, nhất là nhà đầu tư nước ngoài không có cơ sở để ra quyết định đầu tư. Tính thanh khoản kém làm cho các tổ chức đầu tư không hào hứng lựa chọn trái phiếu vào danh mục đầu tư của mình.

Phát hành trái phiếu CDO sẽ làm tăng tính thanh khoản và tính cạnh tranh cho thị trường. Tuy CDO cũng được phát hành chia thành các gói nhỏ, nhưng các tài sản trong những gói này có tính tương đồng rất cao, do các SPV chọn lựa và phân loại, đồng thời tính tương đồng của các sản phẩm cao thì việc định giá mới dễ dàng. Vấn đề thông tin cũng được giải quyết, do đặc điểm tài sản bảo đảm CDO là các tài

sản không phải từ một doanh nghiệp, mà từ nhiều doanh nghiệp đi vay, được SPV tập hợp và phát hành trái phiếu. Nên nếu muốn các nhà đầu tư mua trái phiếu CDO, thì thông tin về gói trái phiếu, mức rủi ro, lãi suất phải được công bố trong quá trình xếp hạng tín nhiệm CDO.

Tóm lại, phát triển các trái phiếu CDO sẽ giúp đa dạng hóa sản phẩm, nâng cao khả năng tiếp cận vốn, tăng cường tính thanh khoản cho thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay, giúp phát triển thị trường trái phiếu trong nước. Từđó, giảm sự

phụ thuộc quá mức vào hệ thống ngân hàng để tài trợ dài hạn. Mặt khác, sự phát triển thị trường trái phiếu trong nước có thể giúp đẩy nhanh tiến trình cải cách hệ

thống ngân hàng bằng việc cho phép hệ thống này cấu trúc lại bảng cân đối của mình thông qua chứng khoán hóa các khoản nợ khó đòi.

2.4. Sự cần thiết của chứng khoán hóa và chứng khoán hóa các danh mục rủi ro tín dụng:

Sự cần thiết phát triển chứng khoán hóa nói chung và CDO nói riêng, hội tụ

bởi nhiều yếu tố liên quan, thể hiện ở vai trò, lợi ích mà chúng mang lại cũng như

chính từ sự phát triển của nền kinh tế và thị trường tài chính…Xét về mặt kỹ thuật, sự cần thiết của chứng khoán hóa xuất phát từ những ưu điểm của kỹ thuật này so với kênh tín dụng truyền thống.

Cho vay truyền thống Chứng khoán hóa

Thanh khoản thấp Thanh khoản cao đối với các trái phiếu phát hành

Tự đánh giá rủi ro để quyết định cho vay

Công ty định mức tín nhiệm và người bảo lãnh có trách nhiệm đánh giá rủi ro

Chi phí huy động vốn cao Chi phí huy động vốn thấp

Đòn bẩy tài chính cao Hạ thấp đòn bẩy tài chính Tài sản nằm trên bảng cân đối kế

toán, việc thực hiện khoản vay khác

đòi hỏi nguồn vốn mới

Tài sản thoát khỏi bảng cân đối kế

toán, cung cấp nguồn vốn sử dụng quay vòng cho các khoản vay mới Phải duy trì tài sản không còn tính

chiến lược

Có thể thoát bỏ tài sản không còn tính chiến lược (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Chứng khoán hóa giúp gia tăng tính cạnh tranh và đa dạng sự lựa chọn của người vay: Hiện tại, thị trường cho vay truyền thống ở Việt Nam vẫn còn thiếu tính cạnh tranh và các sản phẩm cho vay vẫn còn rất giới hạn. Chứng khoán hóa có thể

giúp cải thiện cả hai. Gia tăng tính cạnh tranh bằng cách cung cấp nguồn huy động vốn mới. Bằng cách sử dụng chứng khoán hóa, một công ty có thểđa dạng hóa các nguồn huy động vốn và giảm sự phụ thuộc vào việc vay ngân hàng, trái phiếu doanh nghiệp, và giấy nợ thương mại. Quan trọng hơn, chứng khoán hóa cung cấp cho người vay các sản phẩm với những đặc tính đa dạng hơn các sản phẩm hiện tại. Điều này cho phép người vay, kết hợp những mức giá và sản phẩm khác nhau, để có thể

tự chọn kiểu vay nợ mà mình mong muốn. Điều này cho phép chúng ta có thể kỳ

vọng một thị trường tài chính tinh vi để thiết kế những sản phẩm cho vay tương tích với sự tự lựa chọn của người đi vay.

- Cải thiện tính thanh khoản của thị trường: Chỉ có thị trường thứ cấp các khoản nợ mới có thể cung cấp tính thanh khoản thêm vào cho hệ thống tài chính. Các ngân hàng cá nhân có thể quản lý bảng cân đối kế toán của họ tốt hơn bằng việc bán các khoản nợ vào thị trường thứ cấp, và sự bất cân xứng tính thanh khoản có thể được quản lý dễ dàng hơn. Chứng khoán hóa có thể mang lại những lợi ích về tính thanh khoản nhiều hơn từ đó dẫn đến chi phí vay vốn thấp hơn, đồng thời cho phép người cho vay bán và sau đó mua lại các tài sản đã được chuyển đồi thành các chứng khoán thanh khoản hơn. Trong suốt những năm 1990, thị trường ô tô của Mỹ đã đạt được mức cải thiện tính thanh khoản vượt bậc bằng cách sử dụng chứng khoán hóa. Rất nhiều nước trên thế giới đã và đang tìm cách nắm bắt ưu thế này của công cụ chứng khoán hóa, cải thiện tính hiệu quả tài chính mà các công cụ này mang lại. Thông qua thị trường chứng khoán hóa, các công ty ở những nước này cố gắng hạ thấp chi phí huy động vốn, cải thiện thanh khoản, cân bằng giữa cấu trúc vốn…

Điều này càng chứng minh chứng khoán hóa là một phát mình quan trọng và có nhiều lợi ích.

- Thực hiện chứng khoán hoá, cho phép khắc phục được những tồn tại hạn chế về nguồn vốn cho vay trung dài hạn của các Ngân hàng thương mại. Đồng thời đảm bảo cho các NHTM hoạt động hiệu quả, đúng bản chất - hoạt động trên thị trường tiền tệ nhằm đáp ứng vốn cho hoạt động sản xuất kinh doanh và vốn lưu

động của doanh nghiệp. Hiện nay các ngân hàng được sử dụng nguồn vốn cho vay trung dài hạn bao gồm: nguồn vốn huy động trung dài hạn; tỷ lệ vốn ngắn hạn được sử dụng cho vay trung dài hạn và vốn chủ sở hữu. Tuy nhiên nguồn vốn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng hạn chế, chỉ đáp ứng được khoảng 50% -60% nhu cầu vay vốn trung dài hạn. Bộ phận vốn còn lại sử dụng nguồn ngắn hạn. Thực tế

này tạo áp lực rất lớn về nguồn vốn cho vay trung dài hạn của các ngân hàng thương mại. Do vậy việc áp dụng, thực hiện các giải pháp huy động về vốn có tính chiến lược và ý nghĩa căn bản, với việc áp dụng kỹ thuật chứng khoán hoá trong điều kiện hiện nay là cần thiết và có ý nghĩa thực hiện, thực thi cao. Các tài sản rủi ro tín dụng của ngân hàng sẽđược bán cho các SPV và do đó các ngân hàng có thể mở rộng khả

năng cho vay thời hạn dài từ 20-30 năm. Đồng thời tạo điều kiện cho các Ngân hàng đẩy nhanh quá trình tuần hoàn và chu chuyển vốn, khai thác và sử dụng vốn hiệu quả.

- Thúc đẩy thị trường tài chính phát triển: Thực tế hiện nay, thị trường tài chính, thị trường chứng khoán phát triển nước ta mới chỉ phát triển ở mức độ thấp,

mặc dù đạt được những kết quả nhất định về tốc độ tăng trưởng của thị trường chứng khoán trong những năm qua (về số lượng nhà đầu tư; về giá; về các công ty chứng khoán...) tuy nhiên đánh giá chung, trình độ phát triển của thị trường vẫn chưa cao và chưa đầy đủ. Sự phát triển của thị trường vốn, thị trường chứng khoán nước ta mới ở trình độ thấp và giai đoạn đầu phát triển. Một trong nguyên nhân cơ

bản đó là lượng hàng hoá (các loại chứng khoán: cổ phiếu; trái phiếu; giấy tờ có giá...) còn ít và chưa đa dạng. Sự phát triển của thị trường vẫn còn tồn tại nhiều vấn

đề đặt ra cần quan tâm như tăng trưởng thiếu ổn định; sự hạn chế về công nghệ và hạ tầng thông tin; tính chuyên nghiệp của các công ty chứng khoán còn hạn chế; nhà

đầu tư thiếu trình độ và mang nặng yếu tố tâm lý, bầy đàn.... Chính vì lẽ đó việc thực hiện chứng khoán hoá sẽ là nguồn cung cấp hàng hoá cho thị trường, góp phần kích thích thị trường phát triển. Đồng thời đa dạng hoá danh mục hàng hoá, tạo ra nhiều sự lựa chọn cho các nhà đầu tư.

- Tạo điều kiện sử dụng hiệu quả các nguồn lực của nền kinh tế - xã hội:

Chứng khoán hoá tạo điều kiện khai thác và sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực trong xã hội, trong nền kinh tế. Theo đó các khoản vốn nhàn rỗi trong dân cư được thu

hút thông qua việc người dân đầu tư , mua các chứng. Trên cơ sở đó cùng với các

Một phần của tài liệu Luận văn: CHỨNG KHOÁN HÓA TÀI SẢN CÓ RỦI RO TÍN DỤNG VÀ VIỆC ỨNG DỤNG ĐỂ HUY ĐỘNG VỐN TRÊN THỊ TRƯỜNG VIỆT NAM doc (Trang 42 - 51)