Tiến hành thử

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM Ô NHIỄM CÔNG NHẬN KIỂU ĐỐI VỚI PTCGĐB HẠNG NHẸ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU (Trang 44 - 47)

C- tích phân số liệu ghi của FID trong thời gian thử (t2 – t1)

2 50± (Ở tay số 3) Tương ứng với các chỉnh đặt cho kiểu thử I ở tốc độ 50 km/h

3.5.2. Tiến hành thử

Với quy trình thử như trên Hình 3.10, các bước tiến hành như sau:

Bước 1: Chuẩn bị thử:

+ Xe phải được chuẩn bị về mặt cơ khí trước khi thử: Hệ thống khí thải của xe không được rò rỉ, có thể làm sạch xe bằng hơi nước trước khi thử.

+ Thùng nhiên liệu phải lắp cảm biến nhiệt độ để có thể đo được nhiệt độ ở điểm giữa của phần nhiên liệu trong thùng (khi ở mức 40% dung tích).

+ Sử dụng các thiết bị lắp ráp phù hợp để đảm bảo dẫn lưu hoàn toàn với thùng nhiên liệu. Để đạt mục đích này không cần thiết phải sửa chữa vỏ thùng nhiên liệu.

+ Phương tiện phải được đưa vào khu vực thử có nhiệt độ xung quanh từ 293 đến 303 oK (từ 200C đến 300C ).

+ Sự lão hoá của hộp lọc cần phải được kiểm tra. Điều này có thể được thực hiện bằng cách chứng minh rằng nó đã trải qua quá trình vận hành tích luỹ tối thiểu là 3000 km. Nếu không cần áp dụng quy trình kiểm tra phù hợp.

Bước 2: Vận hành chuẩn bị

+ Trong khoảng thời gian 1 giờ sau khi hoàn thành việc kiểm tra hộp lọc, phương tiện được vận hành theo chu trình của kiểu thử I (1 lần phần I và 2 lần phần II, Hình 3.3) Trong giai đoạn này không cần lấy mẫu khí trong phòng kín.

Bước 3: Để phương tiện trong phòng kín

+ Trong khoảng thời gian 5 phút (sau khi kết thúc công đoạn xử lý ban đầu như trên), phải đóng hoàn toàn nắp che động cơ (ca pô) và đưa xe ra khỏi bệ thử và đặt vào phòng kín. Cho phương tiện đỗ tại đó trong thời gian ít nhất là 10 giờ, nhiều nhất là 36 giờ. Nhiệt độ nước làm mát và dầu bôi trơn động cơ phải bằng nhiệt độ của khu vực thử ± 3 0K khi kết thúc giai đoạn này.

Bước 4: Vận hành trên bệ thử:

+ Sau khi kết thúc giai đoạn trên, phương tiện được đưa lên bệ thử và vận hành trọn vẹn 1 chu trình của kiểu thử I (bao gồm 2 phần: chu trình đô thị cơ bản và mở rộng). Sau đó tắt động cơ.

- Trong khoảng thời gian 2 phút sau khi kết thúc công đoạn trên, phương tiện được vận hành thêm 1 chu trình đô thị mở rộng (của chu trình thử của kiểu thử I). Sau đó động cơ lại được tắt máy.

Bước 5: Kiểm tra tổn thất ngấm nóng

+ Trước khi hoàn tất công đoạn chạy trên bệ thử, phòng kín sẽ được làm sạch cho đến khi hàm lượng HC đã ổn định. Quạt thông gió của phòng kín sẽ được sử dụng trong thời gian này.

+ Thiết bị phân tích HC đưa về mức 0 và được kết nối ngay lập tức khi quá trình thử nghiệm diễn ra.

+ Ở cuối của chu trình vận hành trên bệ, nắp che động cơ (ca pô) phải đóng hoàn toàn. Sau đó phương tiện được lái vào phòng kín (với mức bàn đạp chân ga nhỏ nhất để tránh làm thay đổi trạng thái nhiệt của động cơ). Động cơ

sẽ được tắt ngay trước khi phương tiện bắt đầu vào phòng kín (dùng quán tính để đưa phương tiện vào buồng đo). Phương tiện cũng có thể được đẩy hoặc dùng các cách di chuyển khác để đưa vào buồng đo.

+ Thời điểm động cơ ngừng quay và nhiệt độ phòng thử được ghi nhận bởi hệ thống ghi dữ liệu. Các cánh cửa và khoang hành lý của xe sẽ được mở hết ngay trong giai đoạn này.

+ Phải đảm bảo rằng các của làm kín khí, cửa của phòng kín được đóng trong vòng 2 phút sau khi động cơ tắt và trong vòng 7 phút sau khi kết thúc chu trình vận hành trên bệ.

+ Bắt đầu khởi động giai đoạn kiểm tra tổn thất ngấm nóng, kéo dài khoảng 60 ± 0,5 phút (phải đảm bảo rằng nhiệt độ trong phòng kín không được nhỏ hơn 296 0K và không lớn hơn 304 0K) khi phòng thử đã được đóng kín. Tiến hành đo nồng độ HC, nhiệt độ và áp suất không khí (để có những kết quả ban đầu CHCi, Pi, Ti cho việc kiểm tra tổn thất ngấm nóng), những thông số này được dùng trong tính toán phát thải bay hơi.

- Thiết bị phân tích HC phải được chuẩn không và hiệu chuẩn ngay trước khi kết thúc giai đoạn 60 ± 0,5 phút của giai đoạn thử.

+ Tại thời điểm kết thúc giai đoạn 60 ± 0,5 phút, tiến hành đo nồng độ HC, nhiệt độ và áp suất không khí để có những kết quả chỉ thị cuối cùng CHC,f, Pf, Tf (những thông số này sẽ dùng để tính toán tiếp theo).

Bước 6: Hơi nhiên liệu từ phương tiện thoát ra môi trường phòng kín

+ Công đoạn này được thực hiện với thời gian từ 6 đến 36 giờ. Trong

6 giờ cuối cùng của giai đoạn này, nhiệt độ phòng kín phải nằm trong khoảng 293 ± 2 0K (20 ±20C).

Bước 7: Xác định tổn thất hàng ngày :

+ Phương tiện được đặt trong môi trường có nhiệt độ xung quanh thay đổi theo chu trình phù hợp (được mô tả chi tiết trong Phụ lục 3.9) với độ

chênh lệch lớn nhất không quá 2 0K ở bất kỳ thời điểm nào.

+ Phòng kín sẽ được làm sạch vài phút ngay trước đưa phương tiện trở lại đây (quạt thông gió sẽ được bật trong thời gian này).

+ Phương tiện thử (với động cơ dừng làm việc, các cánh cửa và khoang hành lý được mở) sẽ được di chuyển vào phòng kín. Các quạt trộn được điều chỉnh để duy trì một luồng không khí có tốc độ tối thiểu 8 km/h phía dưới thùng nhiên liệu của phương tiện thử).

+ Thiết bị phân tích HC phải được chuẩn không và kết nối ngay lập tức trước khi quá trình thử diễn ra.

+ Các cánh cửa của buồng kín được đóng lại.

+ Khoảng 10 phút sau khi đóng kín các cửa buồng kín, tiến hành đo (lấy mẫu lần 1) nồng độ HC, nhiệt độ và áp suất không khí trong phòng kín (để có những dữ liệu cho việc thử xác định tổn thất hàng ngày CHCi, Pi, Ti ). Đây chính là thời điểm ban đầu với Tbắt đầu = 0.

+ Thiết bị phân tích HC phải được chuẩn không và kết nối ngay lập tức trước khi kết thúc quá trình thử.

+ Thời điểm lấy mẫu lần 2 vào khoảng 20 giờ ± 6 phút tính từ thời điểm lấy mẫu đầu tiên. Thời gian, hàm lượng HC, nhiệt độ và áp suất không khí trong buồng kín sẽ được đo (để có những dữ liệu CHCf, Pf, Tf cho việc kiểm tra tổn thất hàng ngày). Công đoạn này kết thúc quy trình thử xác định mức phát thải nhiên liệu do bay hơi.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM Ô NHIỄM CÔNG NHẬN KIỂU ĐỐI VỚI PTCGĐB HẠNG NHẸ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU (Trang 44 - 47)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(62 trang)
w