Quá trình chuẩn bị

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM Ô NHIỄM CÔNG NHẬN KIỂU ĐỐI VỚI PTCGĐB HẠNG NHẸ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU (Trang 41 - 44)

C- tích phân số liệu ghi của FID trong thời gian thử (t2 – t1)

3.5.1.Quá trình chuẩn bị

2 50± (Ở tay số 3) Tương ứng với các chỉnh đặt cho kiểu thử I ở tốc độ 50 km/h

3.5.1.Quá trình chuẩn bị

3.5.1.1. Với xe thử và nhiên liệu

- Xe phải trong trạng thái tốt về mặt cơ khí đã được chạy rà và được vận hành ít nhất 3000 km trước khi thử. Hệ thống kiểm soát sự phát thải do bay hơi phải được lắp trên động cơ và hoạt động chính xác trong suốt giai đoạn này, và hộp lọc (chứa than hoạt tính) phải hoạt động bình thường, không có sự làm sạch hoặc chịu tải bất thường.

- Nhiên liệu sử dụng là nhiên liệu tham chiếu thích hợp, có đặc tính kỹ thuật như trong mục 3.9.

3.5.1.2. Với thiết bị thử:

+ Băng thử phải đáp ứng các yêu cầu như phần 3.2.2

+ Buồng kín dùng để đo phát thải bay hơi phải là một buồng đo hình chữ nhật kín khí có thể chứa được xe thử. Xe thử có thể tiếp cận buồng kín từ mọi phía. Bề mặt bên trong của buồng kín phải được thiết kế không thấm HC. Hệ thống điều chỉnh nhiệt độ phải có khả năng điều chỉnh nhiệt độ không khí bên trong buồng kín theo nhiệt độ quy định (20 ÷30 oC) trong suốt quá trình thử với dung sai trung bình cho phép là ± 1 K.

+ Hệ thống điều chỉnh có thể cung cấp trạng thái nhiệt độ chuẩn ít biến đổi như sau: Mức độ vượt quá giới hạn ít nhất, có thể hoạt động ngoài trời và độ không ổn định của nhiệt độ môi trường trong một khoảng thời gian dài là nhỏ nhất. Nhiệt độ bề mặt bên trong buồng kín không được nhỏ hơn 278 oK

(5oC) và không được lớn hơn 328 oK (55oC) ở bất kỳ thời gian nào của quá trình thử.

+ Kết cấu tường của phòng kín phải được thiết kế để tản nhiệt tốt. Nhiệt độ bề mặt bên trong không được nhỏ hơn 293 oK (20oC) và không được lớn hơn 325 oK (52oC) trong suốt quá trình thử ngấm nóng .

+ Thiết bị phân tích HC: Không khí trong buồng phải được giám sát bằng một máy dò HC kiểu I-ôn hóa ngọn lửa (FID). Khí mẫu phải được lấy ra từ điểm giữa của một tường bên hoặc trần của buồng đo và bất kỳ dòng khí rò rỉ nào đều phải được đưa trở lại buồng kín (tốt nhất là một điểm ngay sau quạt trộn). Thiết bị phân tích HC phải có thời gian đáp ứng < 1,5 s đối với điểm đo ứng với 90% giá trị toàn thang. Độ chính xác < 2% của toàn thang đo tại điểm "0" và tại điểm 80 ± 20% của toàn thang đo trong 15 phút đối với tất cả các dải đo làm việc.

+ Độ lặp lại của thiết bị phân tích được biểu thị bằng độ lệch chuẩn phải tốt hơn 1% tại điểm "0" và tại điểm 80 ± 20% của toàn thang đo trên tất cả dải đo được sử dụng. Các dải đo của thiết bị phân tích phải được chọn để có được độ phân giải tốt nhất khi đo, khi hiệu chuẩn và khi kiểm tra rò rỉ.

+ Thiết bị phân tích HC phải lắp thiết bị ghi kết quả dạng tín hiệu điện, bằng máy ghi đồ thị trên băng giấy hoặc bằng hệ thống xử lý số liệu khác với tần số ít nhất là 1 lần/phút. Hệ thống ghi phải có đặc tính làm việc ít nhất là tương đương với tín hiệu được ghi và phải cung cấp kết quả thường xuyên (phải cho 1 giá trị > 0 khi bắt đầu và kết thúc sự tăng nhiệt thùng nhiên liệu).

+ Thiết bị bổ sung: Thiết bị đo độ ẩm tuyệt đối trong phòng thử, có độ chính xác trong khoảng ± 5%.

3.5.1.3. Làm nóng thùng nhiên liệu

+ Nhiên liệu trong thùng chứa phải được làm nóng lên bởi một nguồn nhiệt có thể điều khiển được.Hệ thống cấp nhiệt phải cung cấp nhiệt một cách

ổn định cho các phần thành thùng (thấp hơn mức nhiên liệu trong thùng) sao cho không gây ra sự quá nóng cục bộ của nhiên liệu. Không làm nóng hơi ở khu vực phía trên mặt phân cách pha lỏng khí trong thùng chứa.

+ Thiết bị cấp nhiệt thùng nhiên liệu phải đảm bảo có thể tăng nhiệt cho nhiên liệu trong thùng đều đặn lên khoảng 14 oK từ nhiệt độ ban đầu (289 oK ) trong thời gian 60 phút. Hệ thống cấp nhiệt phải có khả năng khống chế nhiệt độ nhiên liệu trong phạm vi ± 1,5 oK so với nhiệt độ yêu cầu trong quá trình làm nóng nhiên liệu.

3.5.1.4. Ghi nhiệt độ:

+ Nhiệt độ trong buồng đo phải được ghi ở 2 điểm bằng các cảm biến nhiệt độ, và lấy giá trị trung bình. Các điểm đo phải cách nhau gần 0,1 m tạo thành một vòng kín tính từ đường tâm thẳng đứng của mỗi mặt vách thùng ở độ cao 0,9 m ± 0,2 m. Nhiệt độ nhiên liệu phải được ghi bằng các cảm biến đặt trong thùng nhiên liệu. Nhiệt độ trong toàn bộ quá trình đo phải được ghi hoặc được nhập vào một hệ thống xử lý dữ liệu với tần số ít nhất 1 lần/ phút.

+ Dung sai cho phép của hệ thống ghi nhiệt độ trong khoảng ± 1,0 oK và phải có độ phân giải tới 0,4 oK. Hệ thống ghi hoặc xử lý số liệu phải có khả năng ghi thời gian tới ± 15 giây.

3.5.1.5. Ghi áp suất

+ Độ chênh lệch ∆P giữa áp suất khí trong khu vực thử với áp suất bên

trong buồng kín phải được ghi lại (hoặc được nhập vào hệ thống xử lý dữ liệu) với tần số ít nhất 1 lần/ phút. Độ chính xác cho phép của hệ thống ghi áp suất trong khoảng ± 2kPa và phải có độ phân giải tới 0,2 kPa. Hệ thống ghi (hoặc xử lý) số liệu phải có khả năng đáp ứng ± 15 giây.

+ Quạt gió: Việc sử dụng một hoặc nhiều quạt (hoặc ống thổi) có thể làm giảm nồng độ HC trong buồng tới mức HC của môi trường xung quanh. Buồng thử phải có một (hoặc nhiều quạt) có dung lượng từ 0,1 đến 0,5 m3/s

để có thể hòa trộn hoàn toàn không khí trong buồng kín. Phải đảm bảo nhiệt độ và nồng độ HC ổn định trong buồng đo trong suốt quá trình đo. Phương tiện thử không được chịu tác động trực tiếp của dòng không khí từ quạt hoặc ống thổi đến.

3.5.1.6.Khí hiệu chuẩn

+ Phải có sẵn các loại khí nguyên chất sau để hiệu chuẩn và vận hành:

- Không khí tinh khiết: (Độ tinh khiết : ≤ 1 ppm C1; ≤ 1 ppm CO; ≤ 400 ppm C02; ≤ 0,1 ppm NO ), hàm lượng ô-xy từ 18 đến 21 % thể tích.

- Khí cho thiết bị phân tích HC: (40% ± 2% Hydro Heli cân bằng < 1ppm C1; < 400 ppm CO2): Propan ( C3H8 ) có độ tinh khiết nhỏ nhất 99,5%; Butane (C4H10) có độ tinh khiết nhỏ nhất 98 %; Nitơ (N2) có độ tinh khiết nhỏ nhất 98 %.

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM Ô NHIỄM CÔNG NHẬN KIỂU ĐỐI VỚI PTCGĐB HẠNG NHẸ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU (Trang 41 - 44)