Quãng đường tương ứng với chu trình vận hành, (km)

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM Ô NHIỄM CÔNG NHẬN KIỂU ĐỐI VỚI PTCGĐB HẠNG NHẸ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU (Trang 33 - 37)

C- tích phân số liệu ghi của FID trong thời gian thử (t2 – t1)

dQuãng đường tương ứng với chu trình vận hành, (km)

3.2.8. Giới hạn cho phép của các chất ô nhiễm đối với PTCGĐB hạng nhẹ

Trong mục này sẽ giới thiệu mức ô nhiễm cho phép đối với PTCGĐB hạng nhẹ theo Tiêu chuẩn Châu Âu, từ Euro I, II, III, IV và dự kiến Euro V.

PTCGĐB hạng nhẹ gồm 2 loại tương ứng là xe con chở khách và xe tải hạng nhẹ. Mức ô nhiễm cho phép tương ứng với từng loại phương tiện được thể hiện trong Bảng 3.8và 3.9

Bảng 3.8. Mức ô nhiễm cho phép đối với xe con chở khách, [14]

Chất ô nhiễm Loại động cơ Euro 1

(g/km) Euro 2 (g/km) Euro 3 (g/km) Euro 4 (g/km) CO Xăng 2.72 2.2 2.3 1.0 Diesel phun gián tiếp 1.0 0.64 0.5 Diesel phun trực tiếp

HC

Xăng

Không Không

0.2 0.1Diesel phun gián tiếp Không Không Diesel phun gián tiếp Không Không Diesel phun trực tiếp

NOx

Xăng

Không Không

0.15 0.08Diesel phun gián tiếp 0.5 0.25 Diesel phun gián tiếp 0.5 0.25 Diesel phun trực tiếp

HC + NOx

Xăng

0.97

0.5 Không KhôngDiesel phun gián tiếp 0.7 0.56 0.3 Diesel phun gián tiếp 0.7 0.56 0.3 Diesel phun trực tiếp 0.9

PM

Xăng Không Không Không Không Diesel phun gián tiếp 0.14 0.08 0.05 0.025 Diesel phun trực tiếp 0.10

Bảng 3.9. Mức ô nhiễm cho phép đối với phương tiện vận tải hạng nhẹ, [14] Loại phương tiện Tiêu chuẩn Năm áp dụng CO HC HC+NOx NOx PM Lắp động cơ diesel (g/km)

N1, Mức I <1350kg Euro 1 10/1994 2,72 - 0,97 - 0,14 Euro 2 01/1998 1,0 - 0,60 - 0,10 Euro 3 01/2000 0,64 - 0,56 0,50 0,05 Euro 4 01/2005 0,50 - 0,30 0,25 0,025 N1, Mức II 1350-1760kg Euro 1 10/1994 5,17 - 1,40 - 0,19 Euro 2 01/1998 1,2 - 1,1 - 0,15 Euro 3 01/2002 0,80 - 0,72 0,65 0,07 Euro 4 01/2006 0,63 - 0,39 0,33 0,04 N1, Mức III >1760kg Euro 1 10/1994 6,90 - 1,70 - 0,25 Euro 2 01/1998 1,35 - 1,3 - 0,20 Euro 3 01/2002 0,95 - 0,86 0,78 0,10 Euro 4 01/2006 0,74 - 0,46 0,39 006 Lắp động cơ xăng (g/km) N1, Mức I <1350kg Euro 1 10/1994 2,72 - 0,97 - - Euro 2 01/1998 2,2 - 0,50 - - Euro 3 01/2000 2,3 0,20 - 0,15 - Euro 4 01/2005 1,0 0,1 - 0,08 - N1, Mức II 1350-1760kg Euro 1 10/1994 5,17 - 1,40 - - Euro 2 01/1998 4,0 - 0,65 - - Euro 3 01/2002 4,17 0,25 - 0,18 - Euro 4 01/2006 1,81 0,13 - 0,10 - N1, Mức I >1760kg Euro 1 10/1994 6,90 - 1,70 - - Euro 2 01/1998 5,0 - 0,80 - - Euro 3 01/2002 5,22 0,29 - 0,21 - Euro 4 01/2006 2,27 0,16 - 011 -

Ta thấy, theo thời gian, các tiêu chuẩn ô nhiễm của Châu Âu ngày càng nghiêm ngặt hơn. Ví dụ: từ Euro 1 lên Euro 4 (trong khoảng 13 năm), giới hạn cho phép đối với CO của xe con chở khách lắp động cơ xăng đã giảm khoảng 60% .

Với phương tiện vận tải thương mại hạng nhẹ, mức ô nhiễm cho phép của phương tiện nói chung tỷ lệ thuận với khối lượng tham chiếu của nó. Khi khối lượng tham chiếu của phương tiện tăng khoảng 20 % thì hàm lượng các chất ô nhiễm cho phép tăng trung bình khoảng 25÷45 % (trong đó hàm lượng CO là tăng nhanh nhất có thể tăng tới 150 %).

3.3. XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG CO TẠI TỐC ĐỘ KHÔNG TẢI (kiểuthử II) thử II)

Theo thống kê, thời gian mà các phương tiện chạy không tải (trong trường hợp xe có các hộp số điều khiển bằng tay hoặc bán tự động thì tay số ở vị trí "0" và ly hợp đóng; trong trường hợp xe có hộp số điều khiển tự động số ở vị trí "0" hoặc vị trí "đỗ xe") chiếm từ 7% đến 15% tổng thời gian phương tiện hoạt động. Do đó, lượng phát thải do phương tiện phát ra khi hoạt động ở chế độ không tải là đáng kể.

3.3.1. Điều kiện của phép đo

Để đảm bảo độ chính xác của kết quả đo cần đảm bảo:

+ Nhiên liệu phải đảm bảo đặc tính kỹ thuật (theo quy định trong mục 3.9). Các phương tiện sử dụng cả nhiên liệu xăng và LPG (hoặc CNG) sẽ chỉ kiểm tra với nhiên liệu tham chiếu cho kiểu thử I.

+ Trong suốt quá trình thử, phải đảm bảo nhiệt độ môi trường phòng thử chỉ được dao động trong khoảng từ 293 đến 303 oK (từ 20 đến 30oC). Động cơ phải được chạy ấm máy cho đến khi nhiệt độ nước làm mát, nhiệt độ và áp suất dầu bôi trơn đạt trạng thái cân bằng.

+ Với phương tiện dùng hộp số tay (hoặc hộp số bán tự động), quá trình thử sẽ tiến hành khi tay số ở vị trí "0" và ly hợp đang đóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Các bộ phận để điều chỉnh tốc độ không tải: được hiểu là những bộ phận dùng để thay đổi điều kiện vận hành không tải của động cơ mà chúng có thể được điều chỉnh dễ dàng bằng cách chỉ sử dụng các dụng cụ cơ khí.

+ Xác định các điểm đo:

- Trước tiên tiến hành đo với trạng thái chỉnh đặt cố định theo quy định của hãng sản xuất.

- Việc đo hàm lượng CO của khí thải phải được thực hiện cho tất cả các vị trí có thể có của các bộ phận điều chỉnh, nhưng đối với các bộ phận điều chỉnh vô cấp thì chỉ cần xác định đủ số lượng tại các vị trí đặc trưng.

điều kiện sau đây được đáp ứng:

- Không một giá trị đo nào vượt quá các giá trị giới hạn cho phép; - Hàm lượng lớn nhất thu được do sự biến đổi liên tục một trong các bộ phận điều chỉnh (trong khi các bộ phận khác được giữ ổn định), không vượt quá giá trị giới hạn. Điều kiện này được thỏa mãn bởi những kết hợp khác nhau của các bộ phận điều chỉnh không phải là bộ phận biến đổi liên tục.

+ Những vị trí có thể có của các bộ phận điều chỉnh phải được hạn chế trong phạm vi tốc độ không tải nhỏ nhất mà động cơ có thể đạt được (hoặc tốc độ do nhà sản xuất giới thiệu trừ đi 100 vòng/ phút) và giá trị nhỏ nhất trong 3 giá trị sau: tốc độ cao nhất mà động cơ có thể đạt bằng sự hoạt động của các bộ phận tốc độ không tải, tốc độ do nhà sản xuất giới thiệu cộng thêm 250 vòng/phút hoặc tốc độ ngắt của các li hợp tự động.

+ Ngoài ra, những điều chỉnh không tương ứng với sự vận hành đúng

của động cơ sẽ không được thừa nhận là các điều chỉnh để đo. Đặc biệt, khi động cơ được trang bị một vài bộ chế hoà khí thì tất cả chúng phải có cùng một sự chỉnh đặt.

3.3.2. Xác định hàm lượng CO

Sau khi đã thoả mãn các yêu cầu trên, ta tiến hành lấy mẫu khí thải. Đầu lấy mẫu khí phải nằm sâu ít nhất 300 mm trong đường ống thải của phương tiện (nhằm tránh sự pha loãng của không khí môi trường). Túi nối với chứa mẫu khí càng gần phương tiện càng tốt.

Bước tiếp theo, hàm lượng CO (CCO) và CO2 (CCO2) sẽ được xác định theo kết quả đọc (hoặc ghi) trên thiết bị đo.

Hàm lượng hiệu chỉnh của CO (động cơ 4 kỳ) xác định theo công thức:

215 15 . , CO CO CO hieuchinh CO C C C C + = (% thể tích) (3-14) Chú ý rằng (với động cơ 4 kỳ) hàm lượng CCO không cần phải hiệu

chỉnh theo công thức trên nếu tổng hàm lượng (CCO + CCO2) ít nhất là: - (CCO + CCO2) = 15% ( khi dùng nhiên liệu xăng)

- (CCO + CCO2) = 13,5% (khi dùng nhiên liệu LPG) - (CCO + CCO2) = 11,5% (khi dùng nhiên liệu CNG)

3.4. XÁC ĐỊNH MỨC Ô NHIỄM KHÍ CÁC-TE (kiểu thử III)

Kiểu thử này chỉ thực hiện với những phương tiện lắp động cơ cháy cưỡng bức, có thể được áp dụng hình thức của kiểu thử I và II.

3.4.1. Điều kiện thử

Bảng 3.10. Điều kiện vận hành động cơ khi thử xác định mức ô nhiễm khí các-te, [11]

Điều kiện vận hành Tốc độ xe (km/h) Công suất hấp thụ bởi phanh

1 Không tải 0

2 50±2 (Ở tay số 3) Tương ứng với các chỉnh đặt chokiểu thử I ở tốc độ 50 km/h

Một phần của tài liệu QUY TRÌNH THỬ NGHIỆM Ô NHIỄM CÔNG NHẬN KIỂU ĐỐI VỚI PTCGĐB HẠNG NHẸ THEO TIÊU CHUẨN CHÂU ÂU (Trang 33 - 37)