- Giám đốc Xí nghiệp chịu trách nhiệm trước công ty và Sở Thương mại Hà Nội, UBND thành phố về toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty trong việc thực hiện
3.2.2. Các giải pháp nhằm hoàn thiện mạng lưới tiêu thụ sản phẩm
3.2.2.1. Lựa chọn và xây dựng kênh phân phối
Để hoàn thiện một hệ thống mạng lưới tiêu thụ sản phẩm, thì đầu tiên Xí nghiệp phải xây dựng cho mình kênh phân phối trong tiêu thụ hàng hóa phù hợp với điều kiện của Xí nghiệp là rất quan trọng. Do đặc thù của mình thì Xí nghiệp áp dụng cả hai hình thức là trực tiếp và gián tiếp. Xí nghiệp cần thúc đẩy hơn nữa cả phương thức bán buôn và bán lẻ để tăng doanh số, tăng thêm thị phần và khả năng cạnh tranh. Trước hết, Xí nghiệp cần trang bị thêm cho mình các phương tiện vận tải để giảm thiểu chi phí và chủ động chuyển đưa hàng hóa vào kênh phân phối. Mặt khác, mở rộng thêm các mối quan hệ để tìm thêm các đối tác bán buôn, lẻ mới, như các doanh nghiệp thương mại, đại lý, cửa hàng, siêu thị… trên thành phố, các tỉnh thành lân cận.
3.2.2.2. Tìm địa điểm thích hợp để làm điểm kinh doanh
Khách hàng là "thượng đế", chỉ có thể tìm hiểu một cách đầy đủ về đối tác mà mình phục vụ mới có thể thực sự phục vụ họ. Ta xem sức mua, động cơ mua hàng và nhu cầu của khách hàng để ta đặt điểm kinh doanh tại đó. Bởi vì sức mua là nhân tố quyết định số lượng hàng hóa tại thị trường đó. Động cơ mua hàng được quyết định bởi nhu cầu cấp thiết
lúc đó hoặc ở nơi đó.Ta phải xem xét tình hình tiêu thụ và xu hướng phát triển tại nơi đó ra sao. Từ đó ta sẽ xác định được tiềm năng của thị trường nơi đó, khi đã lựa chọn được đoạn thị trường thích hợp với sản phẩm, với Xí nghiệp rồi thì nơi đó sẽ là địa điểm thích hợp cho các đại lý bán buôn,bán lẻ của Xí nghiệp.
Điểm kinh doanh “Hanoi foodstuff” phải được xây dựng đẹp, khang trang sạch sẽ và giống như một siêu thị loại nhỏ. Cách bố trí và bầy biện sản phẩm phải hợp lý và bắt mắt người tiêu dùng. Tại các điểm kinh doanh thực phẩm, Xí nghiệp cần phô tô lại các chứng chỉ, phiếu kiểm định chất lượng sản phẩm (ví dụ: chứng chỉ HACCP)…và đưa vào dán trong các cửa hàng, quầy hàng. Bởi vì hiện nay người tiêu dùng đã trở nên khó tính khi thu nhập của họ tăng thì vấn đề ăn uống không chỉ là đủ no mà còn có nhu cầu dùng các sản phẩm có chứng chỉ vệ sinh an toàn thực phẩm và thực phẩm sạch, ngon. Điều đó xẽ đem lại cho người mua hàng cảm giác an toàn khi mua sản phẩm tại đó.
Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp cần in ấn các loại áp phích, pano, phát hành các quyển tạp chí về thực phẩm…Để quảng cáo các sản phẩm của Xí nghiệp tại địa điểm kinh doanh của mình. Vì quảng cáo sản phẩm của mình chính là quảng bá thương hiệu của Xí nghiệp.
3.2.2.3. Đào tạo người bán hàng
Hanoi foodstuff là một hình thức kinh doanh (bán hàng trực tiếp) tới tận tay khách hàng. Chính vì vậy mà ta cũng phải coi trọng về nhân viên tiêu thụ sản phẩm. Bởi nhân viên tiêu thụ là người bán hàng trực tiếp tới tận tay khách hàng nên nhân viên tiêu thụ sản phẩm cho Xí nghiệp cần phải có những tố chất sau:
+ Thái độ phục vụ khách hàng tận tâm, nhiệt tình, cần cù, chịu khó. + Nắm rõ mục tiêu chiến lược kinh doanh của Xí nghiệp.
+ Nắm rõ về quá trình sản xuất cơ bản của sản phẩm mà Xí nghiệp sản xuất, cách dùng, giá cả, bao bì, tác dụng, tính năng và chỉ tiêu của sản phẩm…
+ Nắm rõ về tình hình thị trường nơi mình đang kinh doanh, mức độ cạnh tranh của các đơn vị khác với điểm kinh doanh của Xí nghiệp.
+ Phải có lòng nhiệt tình với công việc, bởi vì không có lòng nhiệt tình đồng nghĩa với không có sức sống sẽ không đạt được thành tựu trong công việc.
+ Phải có thái độ hoà nhã, lịch sự với khách hàng. Bởi vì tâm lý của khách hàng rất thích sự ân cần phục vụ và tôn trọng.
+ Nhân viên tiêu thụ sản phẩm phải được mặc đồng phục thống nhất theo cả mạng lưới bán hàng của Xí nghiệp. Vì “foodstuff” là bán hàng trực tiếp tới tận tay khách hàng và đã làm biển hiệu dựa trên hình thức lựa chọn về mầu sắc để làm nổi bật lên tên tuổi của Công ty thực phẩm Hà Nội – Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp. Dựa vào đó Xí nghiệp cần phải may đồng phục thích hợp cho nhân viên bán hàng để phù hợp với nhân viên bán hàng tại các điểm bán hàng.
3.2.3. Giải pháp về chính sách giá
Giá cả là một yếu tố mà bất kỳ nhà kinh doanh nào cũng phải biết áp dụng phù hợp, nhất là trong thị trường cạnh tranh gay gắt như hiện nay. Chính sách giá sai lầm có thể đưa đến hậu quả lớn, giá quá cao sẽ mất khách, giảm lượng bán, giảm khả năng cạnh tranh; song nếu giá quá thấp sẽ làm khách hàng nghi ngờ về chất lượng hàng hóa. Để xác định giá phù hợp nhằm nhanh chóng tiêu thụ hàng hóa cần chú ý:
- Các chính sách giá của Xí nghiệp phải dựa vào tính toán và phân tích cụ thể, xác định rõ được mục tiêu, chính sách cho từng mặt hàng, từng thời kỳ kinh doanh, chịu ít sức ép từ thị trường bên ngoài.
- Ngoài ra, áp dụng chính sách giá linh hoạt, thay đổi theo thời điểm cụ thể, từng khách hàng cụ thể. Chính sách giá mềm dẻo không cứng nhắc sẽ làm cho khách hàng ở mọi khả năng có thể tìm đến Xí nghiệp mua hàng.
- Chính sách giá ưu đãi, khuyến khích khách hàng như giảm giá, chiết khấu, khuyến mại đối với khách hàng mua với số lượng lớn. Hạ giá với hàng tồn kho.
- Tại các cửa hàng, mọi mặt hàng phải được in, dán nhãn mác, giá cả cụ thể, gây tâm lý tốt cho khách hàng đồng thời việc quản lý sẽ được chặt chẽ và thuận lợi hơn.