Đánh giá chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp pdf (Trang 52 - 57)

- Giám đốc Xí nghiệp chịu trách nhiệm trước công ty và Sở Thương mại Hà Nội, UBND thành phố về toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty trong việc thực hiện

2.3.Đánh giá chung về hoạt động sản xuất, kinh doanh của Xí nghiệp

2.3.1. Những mặt đạt được

Để theo kịp sự chuyển mình của nền kinh tế thế giới nói chung và nước nhà nói riêng, nhất là vào thời kỳ toàn cầu hóa, giai đoạn nước ta chuẩn bị ra nhập tổ chức thương mại thế giới WTO, thì vấn đề cạnh tranh càng trở lên gay gắt, Xí nghiệp chắc chắn sẽ gặp phải rất nhiều khó khăn. Ngay từ những năm thành lập Xí nghiệp đã vấp phải nhiều vấn đề: hàng hóa sản xuất ra khó bán, doanh thu thấp. Nhưng từ khi chuyển đổi sang nền kinh tế thị trường thì Xí nghiệp luôn bám sát nhu cầu thị trường với phương châm sản xuất kinh doanh cái mà khách hàng cần chứ không sản xuất kinh doanh cái mình sẵn có, mạnh dạn đưa ra những biện pháp, kế hoạch kinh doanh mới nhằm thích ứng thị trường. Chính vì thế tổng doanh thu của Xí nghiệp qua các năm tăng trưởng rõ rệt, mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh, tổng lợi nhuận, mức doanh lợi trên vốn kinh doanh, năng suất lao động bình quân của một lao động…đều tăng.

Xí nghiệp đã áp dụng nhiều biện pháp để thiết lập quan hệ tốt với các đối tác, doanh nghiệp khác góp phần giải quyết khó khăn trong sản xuất, tạo thị trường đầu ra cho sản xuất để tiêu thụ hàng hóa kịp thời, tạo thuận lợi cho việc cung cấp nguyên liệu đầu vào liên tục, không bị tình trạng thiếu nguyên liệu cho sản xuất dẫn tới sản xuất kinh doanh bị ngưng trệ. Không có tình trạng mà hàng không bán được hay thiếu nguyên liệu, hỏng máy móc trang thiết bị dẫn tới công nhân phải nghỉ làm. Vì thế, Xí nghiệp luôn ổn định được số nguyên vật

liệu đầu vào phục vụ cho sản xuất và dự trữ cung cấp hàng hóa đúng thời gian, địa điểm, đúng số lượng, chất lượng, quy cách… cho khách hàng .

Tình hình sử dụng vốn của Xí nghiệp là tương đối tốt, vốn kinh doanh được sử dụng đúng mục đích, đúng kế hoạch, hạch toán đầy đủ, chính xác kịp thời.Tốc độ chu chuyển vốn của Xí nghiệp là khá nhanh; điều đó cho thấy mức tiêu thụ hàng hóa của Xí nghiệp là khá tốt. Xí nghiệp đã áp dụng các biện pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn như:

- Đẩy mạnh doanh số bán hàng hóa và dịch vụ, trên cơ sở nâng cao chất lượng, đa dạng hóa mẫu mã sản phẩm, thỏa mãn tốt nhất nhu cầu khách hàng. Tăng tốc độ lưu chuyển hàng hóa bằng việc mở rộng thị trường đầu vào, đầu ra, tăng năng suất lao động, hoàn thiện mạng lưới bán hàng, tăng yếu tố dịch vụ cả trước, trong và sau khi bán hàng…

- Giảm đến mức tối thiểu chí phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh trên cơ sở quản lý và tiết kiệm: chi phí vận chuyển và các chi phí khác, bảo quản

và hao hụt hàng hóa, nâng cao công suất sử dụng máy móc thiết bị, tận dụng những cửa hàng kho chưa sử dụng để cho thuê…

- Tăng cường công tác quản lý tài chính trên các mặt: Xí nghiệp có trách nhiệm mở sổ và ghi sổ kế toán theo dõi chính xác toàn bộ tài sản và toàn bộ nguồn vốn theo đúng chế độ hạch toán kế toán, thống kê hiện hành. Chấp hành nghiêm chỉnh chế độ quản lý vốn kinh doanh để giảm mức thiệt hại về vốn.

Hàng năm, Xí nghiệp đều tổ chức thi, chấm công ghi chép sổ sách để nâng lương cho những cán bộ công nhân viên thực sự giỏi chuyên môn có tinh thần sáng tạo, ý thức tự giác. Công tác tổ chức của Xí nghiệp đã được thay đổi đáng kể, rút gọn tinh giản bộ máy quản lý, tập trung trong cơ cấu tổ chức, tuyển thêm cán bộ công nhân viên có tay nghề cao, thực hiện luân phiên, chuyển đổi cơ cấu lao động. Tổ chức đào tạo mới, đào tạo lại nhân viên cho nắm bắt với những công việc mới, hiện Xí nghiệp có tới trên 60 các bộ công nhân viên đều có năng lực, trẻ sáng tạo, yêu nghề tạo thành một nguồn lực lớn mạnh.

Xí nghiệp đã xây dựng thêm nhiều kho, mua mới nhiều trang thiết bị để chủ động dự trữ nguyên vật liệu cho sản xuất, hàng hóa để cung ứng cho các đối tác.

Xí nghiệp đã từng bước mở rộng sản xuất kinh doanh cả về chất và lượng, nhiều mặt hàng mới đã được sản xuất thử như nem chay, đồ hộp… tìm các đối tác mới trên thế giới để xuất khẩu.

Quan tâm tới đội ngũ công nhân viên cả về vật chất lẫn tinh thần, tăng lương, thưởng, để tạo động lực cho họ phấn đấu, hết mình vì Xí nghiệp. Tham gia các hoạt động xúc tiến tiêu thụ như tham gia hội chợ triển lãm, quảng bá sản phẩm, khuyến mại… chính vì thế hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh tăng lên rõ rệt trong những năm gần đây, thực hiện nghĩa vụ với nhà nước, tham gia các hoạt động từ thiện.

2.3.2. Những mặt tồn tại cần khắc phục

Bên cạnh những thành tựu đạt được, Xí nghiệp còn phải đối mặt với những tồn tại cần nghiên cứu và giải quyết:

Thứ nhất là, công tác Marketing ở Xí nghiệp chưa được coi trọng và xem xét nghiêm túc, chưa có khoản kinh phí riêng dành cho hoạt động này. Vẫn còn tư tưởng chờ đợi khách hàng đến mới tổ chức giới thiệu hàng, chủ yếu bán hàng dựa vào các đầu mối sẵn có, công tác nghiên cứu thị trường chưa đáp ứng được yêu cầu hoạch định các kế hoạch, chiến lược kinh doanh; công tác tiếp thị quảng cáo, xúc tiến thương mại chưa có hiệu quả rõ rệt.

Thứ hai là, mạng lưới các kênh phân phối của Xí nghiệp còn mang tính chắp vá, chưa xây dựng được các kênh riêng biệt, bề rộng trong từng kênh chưa có số liệu thống kê chính xác. Phương tiện vận tải chưa có vẫn phải đi thuê ngoài, Xí nghiệp mới chỉ có 3 nhân viên chuyên làm trong công tác vận chuyển với phương tiện là xe mô tô, mà hoàn toàn chưa có xe cơ giới lớn để vận chuyển với khối lượng lớn tiết kiệm chi phí. Những điều này ảnh hưởng rất nhiều đến chu trình phân phối. Điều đó đòi hỏi Xí nghiệp phải xây dựng một hệ thống quản lý lưu thông hàng hóa, cho phép thỏa mãn nhu cầu của khách hàng nhanh nhất với chi phí thấp nhất.

Thứ ba là, chính sách giá của Xí nghiệp còn chịu ảnh hưởng của thị trường bên ngoài, kém linh hoạt so với các đối thủ cạnh tranh, gây khó khăn cho việc điều hành, quyết định. Thường mức giá sản phẩm do Xí nghiệp sản xuất ra cao hơn đối thủ cạnh tranh, nên mức tiêu thụ chưa thật cao. Xí nghiệp phải đề ra được mức giá phù hợp sau khi đã tiến hành các bước nghiên cứu giá đồng thời phối hợp được với các thiết kế sản phẩm, phân phối và xúc tiến thương mại.

Hiện nay, Xí nghiệp gặp phải các đối thủ cạnh tranh lớn là Công ty Thực phẩm miền Bắc, Công ty Thực phẩm Tây Nam Bộ, Công ty TNHH trung thành, Công ty Thực phẩm miền Trung… Các doanh nghiệp này cũng kinh doanh mặt hàng thực phẩm, có nhiều mặt hàng cùng loại. Mà Xí nghiệp chưa xây dựng được các giải pháp tốt nhất để nâng cao và thắng thế trong cạnh tranh.

Thứ tư là, vốn kinh doanh, cơ chế quản lý và sử dụng vốn cần phải xem xét lại, Xí nghiệp chưa có chiến lược phát triển và huy động các nguồn vốn vào hoạt động sản xuất kinh doanh. Vốn lưu động còn ít, chưa đáp ứng được yêu cầu trong điều kiện cạnh tranh hiện nay. Xí nghiệp không tìm kiếm các nguồn vay để bổ trợ cho quá trình đổi mới, vốn đầu tư vào sản xuất kinh doanh.

Thứ năm là, cơ sở vật chất phục vụ cho sản xuất, kinh doanh còn thiếu nhiều, nhất là phương tiện vận tải, các thiết bị băng truyền, kho tàng bảo quản hàng hóa.

Chương III

Một số giải pháp nhằm đẩy mạnh kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai tháC và cung ứng thực phẩm tổng hợp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp pdf (Trang 52 - 57)