Thực trạng hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp pdf (Trang 37 - 44)

- Giám đốc Xí nghiệp chịu trách nhiệm trước công ty và Sở Thương mại Hà Nội, UBND thành phố về toàn bộ mọi hoạt động kinh doanh sản xuất của công ty trong việc thực hiện

2.2. Thực trạng hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp

ứng thực phẩm tổng hợp

Từ khi chuyển sang cơ chế thị trường, Xí nghiệp gặp không ít khó khăn: trình độ năng lực hạn chế, vốn thiếu, cơ sở vật chất lạc hậu. Để có thể đứng vững được trên thị trường, Xí nghiệp đã thực hiện cải tổ bộ máy hành chính như tách các cửa hàng trực thuộc trước kia ra thành các đơn vị hạch toán kinh doanh độc lập, cắt giảm biên chế một số nhân viên thừa ở các phòng, tổ, ban hành chính ra trực tiếp kinh doanh, trực tiếp tăng ca cho sản xuất khi công việc gia tăng… Và hiện nay, Xí nghiệp có mạng lưới bán hàng phát triển tương đối rộng lớn, có mặt tại nhiều đầu mối mua bán giao dịch lớn của thủ đô như chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Long Biên và các trung tâm giao dịch như : Ngã Tư Sở, các siêu thị Thăng Long, Vân Hồ,…các khách sạn, các khu đô thị và một số trung tâm khác.

Cùng với việc từng bước đổi mới cơ chế kinh doanh, Xí nghiệp đã xây dựng, dần hoàn thiện mục tiêu hoạt động trên 3 mặt sản xuất - kinh doanh - dịch vụ. Trong công tác kinh doanh, Xí nghiệp đã chỉ đạo các đơn vị kết hợp bán buôn với bán lẻ, từng bước tăng tỷ trọng bán buôn và tăng cường đại lý, ký gửi, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh. Tổ chức khai thác thêm mặt hàng mới, một số mặt hàng công nghệ như nem chay xuất khẩu, đa dạng dần các sản phẩm hiện tại như cải tiến chất lượng, thêm mẫu mã… Để đảm bảo hoạt động kinh doanh ngày càng tốt hơn, Xí nghiệp đã mua sắm trang thiết bị sản xuất, kinh doanh, nâng cấp hầu hết các khu sản xuất, nhà kho cửa hàng khang trang, sạch sẽ hơn.

Về sản xuất, sau khi ổn định và sắp xếp công tác tổ chức, Xí nghiệp tập trung chỉ đạo khôi phục sản xuất, chấn chỉnh từng công tác. Từng bước đẩy mạnh sản xuất, nâng cao chất lượng, bảo đảm bù đắp chi phí và có lãi, đưa vào sử dụng nguyên liệu chất lượng cao. Tình hình kinh doanh dịch vụ cho thuê kho bảo quản, cửa hàng… của Xí nghiệp được đẩy mạnh và quan tâm, nâng cấp tôn tạo dần cơ sở vật chất, trang thiết bị bảo quản hiện đại, xây dựng mới các cửa hàng, kho, bến bãi. Song thực tế vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thị trường do sự cạnh tranh gay gắt nên việc kinh doanh gặp nhiều khó khăn.

Bảng 2.1. Cơ cấu vốn của Xí nghiệp giai đoạn 2001-2004 (số lấy tròn)

Đơn vị: Tỷ đồng Chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 Tổng số % Tổng số % Tổng số % Tổng số % Vốn lưu động 1,2 60 1,52 59 2,23 62 2,84 61,7 Vốn cố định 0,8 40 1,04 41 1,35 38 1,76 38,3 Tổng vốn 2,0 100 2,56 100 3,58 100 4,6 100

(Nguồn: Vốn bổ sung hàng năm của Xí nghiệp)

Với bất kỳ một doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh hàng hóa dịch vụ nào thì vốn là một trong những nhân tố có ý nghĩa quyết định. Đối với Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp thì đây cũng là một nhân tố tác động trực tiếp đến tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh. Mặt hàng kinh doanh của Xí nghiệp là thực phẩm nên vốn lưu động chiếm vai tỷ trọng lớn hơn. Vốn lưu động được Xí nghiệp bổ sung qua mỗi chu kỳ kinh doanh, tăng đều qua các năm chứng tỏ Xí nghiệp hoạt động ổn định và có hiệu quả. Vốn cố định cũng chiếm một phần đáng kể trong tổng vốn kinh doanh vì đây là vốn đầu tư vào trang thiết bị sản xuất, bảo quản, nhà kho, khu sản xuất…

Bảng 2.2. Kết quả kinh doanh tháng 12, quý IV và cả năm 2004

Đơn vị: Đồng

Diễn giải Tháng 12 Quý IV Cả năm

dịch vụ

Các khoản giảm trừ 58.811 1.151.285 4.953.472 Doanh thu thuần 672.177.658 2.031.474.993 8.137.380.313 Giá vốn hàng bán 471.199.848 1.414.672.435 5.831.386.506 Lợi nhuận gộp về bán hàng

và cung cấp dịch vụ 200.977.8210 616.802.558 2.305.993.807 Chi phí tài chính 16.535.000 45.117.364 160.200.136 Chi phí bán hàng 155.218.855 398.577.921 1.422.682.865 Chi phí quản lý doanh

nghiệp 26.253.533 122.094.172 520.028.450 Lợi nhuận từ kinh doanh 2.970.422 51.013.101 203.082.356

Lợi nhuận khác 3.082.356

Tổng lợi nhuận trước thuế 2.970.422 51.013.101 200.000.000

(Nguồn: Báo cáo kết quả kinh doanh năm 2004 của Phòng Kế toán)

Qua bảng 2.2 cho thấy Xí nghiệp đã bỏ ra một khoản chi phí khá lớn so với doanh thu để chi cho hoạt động bán hàng, điều đó khẳng định công tác đẩy mạnh hoạt động bán hàng của Xí nghiệp được đánh giá rất cao. Đây là khoản chi cho hoạt động quảng cáo, nâng cấp trang thiết bị bán hàng, cho hoạt động hội chợ triển lãm… Lợi nhuận từ hoạt động sản xuất kinh doanh, dịch vụ hơn 203 triệu đồng chiếm tỷ trọng lớn so với tổng lợi nhuận điều đó phản ánh đúng tình hình của Xí nghiệp, ngoài ra Xí nghiệp còn có lợi nhuận khác đó là lợi nhuận từ thanh lý thiết bị máy móc, do lãi suất tín dụng. Trong những năm gần đây do cơ chế mở cửa nên tình hình sản xuất kinh doanh của Xí nghiệp cũng có nhiều nét mới có lợi hơn, đem lại lợi nhuận ngày một lớn hơn nhưng còn vấp phải khó khăn lớn nhất vẫn là vấn đề cạnh tranh với các công ty kinh doanh trong cùng ngành.

2.2.1. Thực trạng hoạt động mà Xí nghiệp sử dụng để thúc đẩy hoạt động kinh doanh 2.2.1.1. Công tác nghiên cứu thị trường

Nghiên cứu thị trường là bước đầu tiên của hoạt động kinh doanh, nó có vai trò hết sức to lớn đối với toàn bộ quá trình sản xuất kinh doanh, giúp doanh nghiệp có thể dự đoán được cung cầu, các yếu tố ảnh hưởng… từ đó có thể tránh và hạn chế được các rủi ro trong

kinh doanh. Công tác nghiên cứu thị trường của Xí nghiệp do Phòng Kinh doanh đảm nhiệm, nhân viên hiện tại của Phòng Kinh doanh là 7 nhân viên họ vừa làm công tác tìm đầu mối mua, bán hàng hóa, tìm đối tác mới, vừa nghiên cứu thị trường một cách khái quát từ cung, cầu, giá cả, về các nhà cung ứng, về đối thủ cạnh tranh… từ những thông tin thu thập được sẽ trình lên ban lãnh đạo Xí nghiệp để đề ra kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp.

2.2.1.2. Chính sách sản phẩm

Với nhiệm vụ là sản xuất, cung ứng thực phẩm phục vụ nhu cầu sinh hoạt của người tiêu dùng nên trong những năm gần đây Xí nghiệp luôn trú trọng việc đa dạng mặt hàng thực phẩm. Tính đến năm 2004 thì mặt hàng thực phẩm đã tới con số 19 như : tương ớt, dấm, nước mắm, thân non xa lát, măng dầm dấm, bột canh, mọc nhĩ, đồ hộp, nem chay… ngoài những sản phẩm vật chất ra thì Xí nghiệp còn cung cấp cả sản phẩm dịch vụ đó là cho thuê kho đông lạnh, kho bảo quản, kho hàng, cửa hàng, nhận làm nhà phân phối các sản phẩm khác. Với chính sách là "bán cái thị trường cần chứ không bán cái mình có" nên Xí nghiệp đã xây dựng một hệ thống sản phẩm ngày một đa dạng hơn. Thực phẩm là một sản phẩm mà khách hàng luôn cần và yêu cầu được đòi hỏi ngày một cao hơn cả về số lượng lẫn chất lượng nên Xí nghiệp ngoài việc cung ứng nhiều mặt hàng thực phẩm hơn còn luôn phải nâng cao chất lượng, mẫu mã.

Bảng 2.3. Mặt hàng và đơn giá

(Đơn vị tính: đồng)

stt Mặt hàng Quy cách đơn giá (có vat) Thành tiền 1 Tương ớt: 1.1 Tương ớt Tròn 250 ml 24c/ thùng 3.900 93.600 1.2 Tương ớt Dẹt 200 ml 25c/ thùng 3.500 87.500 2 ớt sốt chua ngọt 250 ml: 24c/ thùng 3.900 93.600 3 ớt xay nguyên chất: 24c/ thùng 5.500 132.000 4 ớt quả dầm dấm: 24c/ thùng 5.200 124.800 5 Măng dầm dấm: 5.1 Măng củ dầm dấm 15c/ thùng 7.600 114.000 5.2 Măng lá dầm dấm 15c/ thùng 6.900 103.500

5.3 Măng lát dầm dấm 15c/ thùng 7.600 114.000 6 vải nước đường: 15c/ thùng 8.000 120.000 7 Dưa chuột dầm dấm: 15c/ thùng

7.1 Dưa chuột bao tử dầm dấm 15c/ thùng 6.500 97.500

7.2 Dưa chuột muối dầm dấm 15c/ thùng 6.500 97.500

7.3 Dưa chuột dầm dấm 15c/ thùng 6.000 90.000 8 thân non Xa lát: 15c/ thùng 9.000 135.000 9 Cà pháo: 24c/ thùng 6.900 165.600 10 Hành muối: 24c/ thùng 7.900 189.600 11 Mắm chai nha trang:

11.1 Mắm Cá Cơm Nha Trang 27 0

1L 15c/ thùng 18.900 283.500

11.2 Mắm Cá Cơm Nha Trang 27 0

0,5L 15c/ thùng 10.000 150.000

11.3 Mắm Cá Cơm Nha Trang 25 0

1L 15c/ thùng 17.600 264.000

11.4 Mắm Cá Cơm Nha Trang 25 0

0,5L 15c/ thùng 9.300 139.500

11.5 Mắm Cá Cơm Nha Trang 20 0

1L 15c/ thùng 14.000 210.000

11.6 Mắm Cá Cơm Nha Trang 20 0

0,5L 15c/ thùng 7.400 111.000

11.7 Mắm Cá Cơm Nha Trang 15 0

1L 15c/ thùng 10.500 157.500

11.8 Mắm Cá Cơm Nha Trang 15 0 – 0,5L 15c/ thùng 5.600 84.000 12 Dấm gạo: 12.1 Dấm chai tròn 0,5 L 12c/ vỉ 1.900 22.800 12.2 Dấm lít Can 20L/30L 600, 700, 800 12.3 Dấm cốt lít Can 20L/30L 1.800 36.000/54.000

13 Mắm lít:

13.1 Mắm Nha trang loại 270 Can 20 L 13.000 260.000

13.2 Mắm Nha trang loại 250 Can 20 L 9.000 180.000

13.3 Mắm Nha trang loại 200 Can 20 L 7.000 140.000

13.4 Mắm Nha trang loại 150 Can 20 L 5.000 100.000 14 Tương ớt lít:

14.1 Tương ớt loại đặc biệt Chai 0,5L 4.800 4.800

14.2 ớt chai loại 2 Chai 0,5L 1.600 1.600

14.3 ớt lít loại 2 20 L 2.200 44.000 15 mộc nhĩ sạch không chân

15.1 Mộc nhĩ cánh mỏng 100g/gói 4.500 4.500

15.2 Mộc nhĩ cánh dầy 100g/gói 6.000 6.000 16 Bột canh hải châu:

16.1 Bột canh thường 10kg/thùng 6.750 67.500

16.2 Bột canh i ốt 10kg/thùng 6.850 68.500

(Nguồn: Báo giá của Phòng Kinh doanh)

2.2.1.3.Chính sách giá

Giá cả của hàng hóa có vai trò hết sức quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh, Xí nghiệp định giá trên nhiều cơ sở từ chi phí sản xuất, giá của đối thủ cạnh tranh, giá đối với thị trường tiềm năng… Để có bảng giá phù hợp Xí nghiệp luôn luôn phải chú ý đến khả năng mà khách hàng chấp nhận mua, đến lợi nhuận, đến chu kỳ sống của sản phẩm để luôn phù hợp với mục tiêu lấy thu bù chi và có lợi nhuận. Chính sách giá của Xí nghiệp là tương đối phù hợp với nhu cầu của thị trường theo từng mặt hàng cụ thể, nhưng giá của Xí nghiệp là kém linh hoạt vì nó chỉ thích hợp với các thành phố là nơi người tiêu dùng có mức sống cao còn đối với các địa phương, tỉnh khác thì mức giá như vậy là quá cao.

2.2.1.4. Đẩy mạnh công tác thu mua nguyên liệu đầu vào

Để sản xuất kinh doanh được diễn ra liên tục không bị gián đoạn thì Xí nghiệp luôn luôn quan tâm hàng đầu tới công tác thu mua nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Tận dụng được địa điểm tốt là gần đầu chợ Long Biên, chợ Đồng Xuân nên việc thu mua được thuận lợi, giảm bớt chi phí vận chuyển, chi phí bảo quản. Xí nghiệp đã ký hợp đồng thu

mua với các lái buôn ở các chợ này để thu mua với số lượng lớn, đảm bảo đúng, đủ số lượng nguyên liệu phục vụ cho sản xuất. Ngoài ra Xí nghiệp còn tổ chức thu mua tận tay người sản xuất, ở các vùng sản xuất lớn ở Hải Dương, Hưng Yên, Hà Tây, Hà Nam tiện đường giao thông. Cử nhân viên về tận cơ sở sản xuất nông sản, hải sản mua rồi vận chuyển về Xí nghiệp, nguyên liệu thu mua tại nơi trồng trọt, chăn nuôi thì sẽ chất lượng, nguyên liệu tươi, giá rẻ.

2.2.1.5. Hoàn thiện cơ sở hạ tầng, thiết bị sản xuất

Do nguồn vốn nhỏ nên Xí nghiệp đã đề ra phương án hoàn thiện từng bước, từng phần cơ sở sản xuất kinh doanh. Hiện Xí nghiệp đã xây dựng một hệ thống nhà kho gồm kho nguyên liệu, kho thành phẩm, kho bao bì, kho đông lạnh, kho bảo quản khang trang rộng, với đầy đủ thiết bị hiện đại. Xí nghiệp còn xây dựng các cửa hàng đại lý phục vụ cho hoạt động giới thiệu sản phẩm và bán lẻ.

Để nâng cao năng suất lao động, hạ giá thành sản phẩm, tăng dần khả năng cạnh trang sản phẩm trên thị trường Xí nghiệp đã xây dựng khu sản xuất với trang bị các thiết bị máy, dụng cụ hiện đại như: máy chà nồi hơi đốt dầu, nồi nấu hai vỏ, máy đồng hóa GHM-500, máy xay thớt, máy chiết chai, máy rót pittông, máy cấp hơi,… Nơi sản xuất luôn đảm bảo vệ sinh, sạch sẽ thóang, sản phẩm mà Xí nghiệp sản xuất rađược bộ y tế chứng nhận là hàng hóa đạt vệ sinh an toàn thực phẩm.

2.2.1.6. Chính sách phân phối

Kênh tiêu thụ sản phẩm được Phòng Kinh doanh đảm nhiệm, để thúc đẩy doanh số tiêu thụ thì Xí nghiệp đã áp dụng cả kênh phân phối trực tiếp lẫn kênh phân phối gián tiếp. Sản phẩm sản xuất ra được chuyển xuống kho thành phẩm, sau đó căn cứ vào đơn đặt mua hàng mới làm công tác xuất kho. Cửa hàng của Xí nghiệp nhận hàng từ kho thành phẩm sau đó làm trưng bày giới thiệu sản phẩm và tổ chức bán lẻ tới tay người tiêu dùng. Xí nghiệp còn thông qua một số kênh trung gian đó là chợ Đồng Xuân, chợ Hôm, chợ Long Biên và các trung tâm giao dịch như : Ngã Tư Sở, các siêu thị Thăng Long, Vân Hồ, 1E,…các khách sạn, các khu đô thị và một số trung tâm khác thu mua với số lượng lớn rồi mới bán lại cho người tiêu dùng cuối cùng.

Hiện Xí nghiệp còn sử dụng phương pháp bán hàng qua thư, fax, điện thoại rồi tổ chức vận chuyển giao hàng tới tận nơi theo yêu cầu của người mua. Để tạo niềm tin cho khách hàng thì Xí nghiệp mua lại những sản phẩm của các nhà bán buôn nếu sản phẩm bán chưa hết mà đã tới hạn sử dụng, giảm giá đối với khách hàng mua với khối lượng lớn,

khách hàng thanh toán ngay. Chính vì vậy mà hiện nay thị trường tiêu thụ của Xí nghiệp đã trải rộng khắp cả Thủ đô, và các thành phố trong cả nước.

2.2.1.7. Chính sách xúc tiến tiêu thụ

Với mục đích tạo được uy tín với khách hàng cả về thương hiệu lẫn sản phẩm thì vấn đề quan trọng nhất là chất lượng và giá cả của sản phẩm mà Xí nghiệp cung ứng so với đối thủ cạnh tranh.

Xí nghiệp tham gia hội chợ triển lãm với mục đích giới thiệu thương hiệu, giới thiệu sản phẩm, ký hợp đồng bán. Năm nào khi tham gia hội chợ các sản phẩm của Xí nghiệp đều được công nhận là hàng hóa đạt chất lượng cao về vệ sinh an toàn thực phẩm, đặc biệt một số sản phẩm khi tham gia hội chợ được huy chương vàng. Qua hình thức này mà hiện nay doanh số bán tăng dần qua mỗi năm điều đó chứng tỏ sản phẩm của Xí nghiệp đã chiếm được niềm tin trong khách hàng.

Xí nghiệp còn cho in lô gô trên tất cả các sản phẩm, bao bì của sản phẩm, đặc biệt tại cổng Xí nghiệp, cửa hàng đều có các biểu bảng to dễ đọc, các nhân viên trong Xí nghiệp đều có đồng phục mang biểu tượng.Từ đó tạo được ý niệm về sản phẩm, về Xí nghiệp trong tâm trí khách hàng.

Một phần của tài liệu LUẬN VĂN: Một số giải pháp đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thực phẩm tại Xí nghiệp khai thác và cung ứng thực phẩm tổng hợp pdf (Trang 37 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)