Lựa chọn phương án thu khí và xử lí khí:

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế bãi chôn CTR hợp vệ sinh cho huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (Trang 67 - 69)

1. Lớp đất hiện hữu đầm chặt

4.3.3 Lựa chọn phương án thu khí và xử lí khí:

Với thành phần và khối lượng chất thải rắn sinh hoạt dự kiến xử lý tại bãi chơn lấp chất thải rắn huyện Vĩnh Cửu-tỉnh Đồng Nai, thành phần các khí sinh ra cĩ chứa CH4, CO2, NH3, H2S..trong đĩ, thành phần khí CH4 chiếm từ 40-60% tổng thể tích khí sinh ra và loại khí này cĩ khả năng gây hiệu ứng nhà kính rất cao. Do đĩ để giảm thiểu tác động đến chất lượng mơi trường khơng khí xung quanh, lượng khí sinh ra phải được thu gom và xử lý. Với kinh phí cĩ hạn và lượng khí sinh ra 250m3/ngày ở bãi chơn lấp khơng phải là lớn,nên phương án lựa chọn ở đây là đốt bỏ gas thay vì thu hồi tái sử dụng. Khí sinh ra từ các ơ chơn lấp sẽ được thu gom bằng hệ thống ống thu khí đứng và được nối với thiết bị đốt tự động (flare). Quá trình đốt khí được thực hiện liên tục.

Hệ thống thu khí được bố trí là các giếng thu khí thẳng đứng với ống HDPE cĩ 1/3 đoạn đường ống phía dưới cùng là ống khoan lỗ lồng trong ống thép cĩ lỗ khoan, khoảng giữa ống HDPE và ống thép lèn chặt đá dăm. Khí gas được thu nhờ sự chênh lệch áp suất tạo ra do hút chân khơng. Các giếng đứng này thu gom về trạm xử lý khí gas.

 Đường kính ống thu khí đứng = DĐ = 200mm.

 Xung quanh miệng giếng thu khí gas được lèn kỹ bằng đất sét và ximăng.

Đoạn ống 1/3 chiều cao cuối ống ngập trong rác sẽ được đục lỗ cĩ đường kính 20mm, khoảng cách giữa 2 lỗ khoan là 80mm. Ống thu khí được giữ cố định nhờ ống lồng cấu tạo bằng thép khơng rỉ, với đường kính ngồi 600mm, xung quanh phần đục lỗ được bọc bởi một lớp sỏi cĩ đường kính lớn hơn đường kính lỗ, phần cịn lại của ống được nâng cao nhiều lần cho đến khi đạt chiều cao chơn lấp của bãi rác. Phần ống đưa lên khỏi mặt bãi rác sau khi đổ hồn chỉnh cả lớp che phủ cuối cùng là 1,5m để tránh những sự cố làm bít ống. Tại các giếng thu khí cĩ gắn đồng hồ đo áp và cĩ khố van an tồn, các khố van an tồn cĩ khả năng điều chỉnh áp suất hút và cả số lượng khí gas được lấy ra.

Cấu tạo của giếng thốt khí thẳng đứng được minh họa trên hình vẽ 9

Hình vẽ 9. Cấu tạo giếng thốt khí thẳng đứng.

Tính tốn bán kính thu hồi khí trên các hố chơn:

Khoảng cách giữa các giếng được xác định dựa vào bán kính thu hồi khí. Khơng giống như giếng nước, bán kính thu hồi của các giếng đứng cĩ dạng hình cầu. Vì lý do này, các ống thu hồi khí nên đặt cẩn thận để trành sự chồng lên

nhau của bán kính thu hồi khí trong hệ thống. Tỷ lệ thu hồi khí quá dư cĩ thể làm cho khơng khí xâm nhập vào khối CTR từ lớp đất bên cạnh. Để ngăn cản sự xâm nhập của khơng khí, tốc độ thu hồi khí của mỗi giếng phải được kiểm sốt một cách cẩn thận, do đĩ các giếng thu hồi khí được gắn với các lỗ thơng hơi và các van kiểm sốt dịng khí. Khoảng cách giữa các giếng thu khí gas theo quy định của Thơng tư Liên tịch số 01/2001/TTLT – BKHCNMT – BXD là từ 70 – 100 m. Hơn nữa trong thực tế, nếu chiều cao khối chất thải h = 15m thì người ta thường lấy bán kính thu hồi khí là 25m – 30m. vì vậy, mỗi ơ chơn lấp của bãi chơn lấp rác huyện Vĩnh Cửu sẽ được đặt 1 giếng thu khí ở chính giữa đỉnh của ơ chơn lấp.

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế bãi chôn CTR hợp vệ sinh cho huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (Trang 67 - 69)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w