Theo địa hình

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế bãi chôn CTR hợp vệ sinh cho huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (Trang 26 - 29)

Các phương pháp chủ yếu :

 Đổ vào hố đào, mương rãnh.  Đổ vào khu đất bằng.

 Đổ vào khu vực cĩ địa hình hẻm núi, lõm núi.

Phương pháp hố đào / rãnh (Excavated Cell/Trench Method)

Phương pháp đào rãnh chơn CTR là phương pháp lý tưởng cho những khu vực cĩ độ sâu thích hợp, vật liệu che phủ sẵn cĩ và mực nước ngầm khơng gần bề mặt, thích hợp sử dụng cho những đất đai bằng phẳng hay nghiêng đều và đặc biệt là những nơi mà chiều sâu lớp đất đào tại bãi đổ đủ để bao phủ lớp rác nén.

Trong phương pháp này, đầu tiên phải đào hố / rãnh, lắp đặt hệ thống lớp lĩt, hệ thống thu nước rị rỉ và hệ thống thốt khí. Đất đào được dùng làm vật liệu che phủ hàng ngày (ở cuối mỗi ngày hoạt động, phủ lên trên rác đã nén một lớp vật liệu bao phủ (đất) dày từ 0,15 - 0,3 m để tránh phát sinh và lan truyền mùi hơi, tránh ruồi muỗi sinh sống, tránh nước mưa ngấm vào rác phát sinh nước rị rỉ, tránh rác bay,…) hoặc lớp che phủ cuối cùng. Lớp lĩt cĩ thể là lớp màng địa chất tổng hợp, lớp đất sét cĩ độ thẩm thấu thấp hoặc kết hợp cả hai loại này để hạn chế sự lan truyền của nước rị rỉ và khí thải phát sinh từ BCL. Hố chơn lấp thường cĩ dạng hình vuơng với kích thước mỗi cạnh cĩ thể lên đến 305m và độ dốc mặt trên dao động trong khoảng 1,5:1 đến 2:1. Mương cĩ chiều dài thay đổi trong khoảng 61 – 305m, chiều sâu từ 0,9 – 3,0m và chiều rộng từ 4,6 – 15,2m. Sau đĩ

CTR được đổ vào hố / rãnh với chiều dày từ 0,45 - 0,60 m. Xe ủi sẽ trải đều rác trên bề mặt hố / rãnh đào và rác được nén bằng xe lu hay xe đầm chân cừu.

Hoạt động cứ tiếp tục diễn ra đến khi đạt chiều cao thiết kế lấp đầy mỗi ngày. Chiều dài sử dụng mỗi ngày phụ thuộc vào chiều cao lấp đầy và khối lượng CTR. Chiều dài cũng phải đủ để tránh gây sự chậm trễ cho các xe thu gom rác chờ đợi đổ rác. Chiều rộng của rãnh ít nhất cũng bằng 2 lần chiều rộng của thiết bị nén ép để các lốp xe hay đế xe nén tất cả các vật liệu trên diện tích làm việc. Đất bao phủ mỗi ngày được lấy bằng cách đào các rãnh kế bên hay tiếp tục đào rãnh đang được lấp đầy.

Trong một số trường hợp, BCL được phép xây dựng dưới mực nước ngầm nếu cấu trúc bãi chơn đảm bảo ngăn nước ngầm thấm từ bên ngồi vào cũng như nước rị rỉ và nước thải phát tán ra mơi trường xung quanh. BCL dạng này thường được tháo nước, đào và lĩt đáy theo quy định. Các thiết bị tháo nước phải hoạt động liên tục cho đến khi đổ CTR vào bãi chơn để tránh hiện tượng tạo áp suất nâng cĩ thể làm lớp đáy bị nhấc lên và rách.

Phương pháp chơn lấp trên khu vực đất bằng phẳng

Phương pháp này được sử dụng khi địa hình khơng cho phép đào hố hoặc mương. Khu vực bãi chơn lấp được lĩt đáy và lắp đặt hệ thống thu nước rị rỉ. Vật liệu che phủ phải được chở đến bằng xe tải hoặc xe xúc đất từ những khu vực lân cận. Ở những khu vực khơng cĩ sẵn vật liệu che phủ, phân compost làm từ rác vườn và rác sinh hoạt được dùng thay thế, cũng cĩ thể dùng các loại vật liệu che phủ tạm thời di động được như đất và màng địa chất. Đất và màng địa chất phủ trên bề mặt đơn nguyên đã đổ rác cĩ thể tháo ra khi cần đổ lớp tiếp theo.

Trong phương pháp này, đầu tiên phải xây dựng một con đê đất (để đỡ chất thải khi nĩ được đổ và trải thành lớp mỏng), lắp đặt hệ thống lớp lĩt, hệ thống thu nước rị rỉ và hệ thống thốt khí cho khu vực đổ rác. CTR được đổ trên mặt đất, sau đĩ sử dụng xe ủi trải rác ra thành những dãy dài và hẹp, mỗi lớp cĩ chiều sâu thay đổi từ 0,4 – 0,75 m. Mỗi lớp được nén bằng xe lu hay đầm chân cừu, sau khi lớp dưới được nén xong thì tiếp tục đổ, trải đều và nén thêm một lớp mới ở trên. Hoạt động cứ tiếp diễn như thế trong suốt thời gian làm việc của ngày, đến khi chiều dày của chất thải đạt đến độ cao từ 1,8 -3 m. Ở cuối mỗi ngày hoạt động, một lớp đất (vật liệu bao phủ) dày từ 0,15 - 0,3 m được phủ lên trên rác đã nén.

Chiều rộng của khu vực đổ rác thường từ 2,5 – 6,0 m, chiều dài BCL thay đổi phụ thuộc vào khối lượng rác, điều kiện bãi đổ và trang thiết bị. Khi một tầng rác chơn, nén và phủ đất được hồn thành thì tầng kế tiếp được đặt lên trên tầng bên dưới cho tới khi đạt đến độ cao thiết kế.

Phương pháp lõm núi (Cayon/Depression Method)

Các hẻm núi, khe núi, hố đào, nơi khai thác mỏ… cĩ thể được sử dụng làm bãi chơn lấp. Kỹ thuật đổ và nén chất thải trong các khe núi, mõm núi, mỏ đá phụ thuộc vào địa hình, địa chất và thủy văn của bãi đổ, đặc điểm của vật liệu bao phủ, thiết bị kiểm sốt nước rị rỉ, khí bãi rác và đường vào khu vực bãi chơn lấp.

Thốt nước bề mặt là một yếu tố quan trọng trong phương pháp lõm núi. Trong phương pháp này ở mỗi tầng phải chơn lấp đoạn đầu và cuối trước để tránh việc ứ đọng nước trong khu vực chơn lấp. Phương pháp chơn lấp nhiều lớp trong trường hợp này tương tự như BCL dạng bằng phẳng. Nếu đáy tương đối bằng

phẳng, trước khi chơn lấp, cĩ thể áp dụng phương pháp đào hố / rãnh như trình bày ở trên để thu được đất đào phủ.

Ưu điểm của phương pháp này là vật liệu che phủ sẵn cĩ cho từng lớp riêng biệt sau khi lấp đầy cũng như cho tồn bộ bãi chơn lấp khi đã đạt độ cao thiết kế. Vật liệu che phủ lấy từ vách hoặc đáy núi trước khi đặt lớp lĩt đáy. Đối với hố chơn và khu vực mỏ khai thác nếu khơng đủ vật liệu che phủ trung gian cĩ thể chở từ từ nơi khác đến hoặc dùng phân compost làm từ rác vườn và rác sinh hoạt để che phủ.

Một phần của tài liệu tính toán thiết kế bãi chôn CTR hợp vệ sinh cho huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(110 trang)
w