Đưa bình làm việc lại sau sự cố.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Giàn 5 - XNLD VietSovPetro (Trang 37 - 41)

Sau khi xử lý xong sự cố, đưa bình làm việc trở lại. Trình tự thực hiện như sau: - Tiến hành giải trừ các van, các SDV, các van điều khiển (МИМ) từ hệ thống SCADA .

- Tiến hành khởi động lại thiết bị theo mục 4.2.1 và 4.2.2 của quy trình này.

6.1.5 Hồ sơ và tài liệu liên quan.

- “Lý lịch của bình” do nhà máy chế tạo cung cấp

- “Sổ kiểm tra an tồn kỹ thuật bình chịu áp lực” do Đăng kiểm Viện Nam cấp. - “Giấy phép sử dụng thiết bị áp lực” do Đăng kiểm Việt Nam cấp

6.2 Bình chịu áp lực C2:6.2.1 Miêu tả hệ thống 6.2.1 Miêu tả hệ thống

Bình chịu áp lực C2 hay cịn gọi là bình 100 M3 cĩ chức năng nhiệm vụ là nhận

Dầu và một lượng Khí nhỏ từ bình C1, C3, C4 và từ đường xả ( коллектор разрядки) tại BM-1,2 , tách Dầu và Khí cấp II trong hệ thống cơng nghệ Khai thác Dầu khí. Bình tách C2 được lắp đặt tại BM-03 của các MSP thuộc XNKTDK. Lượng Dầu sau khi tách sẽ được các máy bơm dầu bơm vào đường ống vận chuyển Dầu chung. Khí thấp áp từ bình C1 sẽ được đốt tại fakel của giàn.

Bình C2 trong quá trình lắp đặt, vận hành phải tuân thủ các tiêu chuẩn kỹ thuật an

tồn về bình chịu áp lực. Phải được cơ quan nhà nước cĩ thẩm quyền tiên hành khám nghiệm kỹ thuật trước khi đưa vào sử dụng, trong quá trình sử dụng và điều tra khi xẩy ra sự cố theo đúng quy định.

Các van an tồn của các bình phải được hiệu chỉnh đúng quy định trước khi đưa vào vận hành, cịn trong thời gian làm việc sẽ được hiệu chỉnh theo lịch mỗi quý một lần. Việc khám nghiệm định kỳ các bình phải theo đúng thời gian quy định.

a) Khám xét bên ngồi và bên trong : 3 năm một lần.

b) Khám xét bên ngồi, bên trong, thử thuỷ lực : 6 năm 1 lần. c) Kiểm tra vận hành bình : 1 năm một lần.

Khám xét bên ngồi và bên trong nhằm xác định tình trạng kỹ thuật của bình sau

một thời gian vận hành và đánh giá khả năng làm việc tiếp tục của thiết bị. Khi khám xét bên trong hoặc bên ngồi bình cần phát hiện các thiếu sĩt cĩ thể cĩ như sau:

- Các chỗ nứt, rạn, mĩp, phồng, các chỗ bị gỉ mịn trên thành bình. - Các phụ kiện, dụng cụ đo kiểm và an tồn khơng hồn hảo. - Các chi tiết bắt xiết bị mịn, các mối nối bị hỏng….

Việc thử thuỷ lực chỉ được tiến hành sau khi khám xét bên ngồi và bên trong đạt

yêu cầu. Thử thủy lực nhằm mục đích kiểm tra độ bền và độ kín của bình cũng như sự hồn hảo của một số thiết bị kiểm tra và cơ cấu kiểm tra đo lường và cơ cấu an tồn.

Những đặc tính cơ bản của bình tách C2 là :

- Áp suất làm việc cho phép của bình: P = 6 kG/cm2 - Áp suất thử thủy lực của bình C2: Pttl = 9 kG/cm2 - Áp suất làm việc của van an tồn: Pvat = 6,9 KG/cm2 - Dung tích của bình: V = 100 m3

- Nhiệt độ thành lớn nhất: T = 200 o C

Trên bình sau khi đăng ký xong cần phải kẻ bằng sơn ở chỗ dễ thấy nhất một khung kích thước 150x200mm trong đĩ ghi các số liệu:

- Số đăng ký:

- Áp suất làm việc cho phép:

- Ngày khám nghiệm và lần khám nghiệm tiếp theo:

Lãnh đạo XNKTDK ra quyết định bổ nhiệm những người cĩ trách nhiệm sau đây: - Người chịu trách nhiệm thanh tra vận hành an tồn bình chịu áp lực. Thơng thường cán bộ thanh tra này là một chuyên viên Phịng Cơ-Điện XNKTDK. - Người chịu trách nhiệm về tình trạng hồn hảo của bình – Giàn phĩ cơ khí. - Người chịu trách nhiệm về vận hành an tồn bình chịu áp lực – Giàn phĩ cơng nghệ, và các đốc cơng khai thác dầu khí.

- Người được phép vận hành bình - Thợ khai thác

Trong quá trình vận hành cơng nghệ, bình tách C2 đĩng một vai trị rất quan trọng bởi vì lượng Dầu mà nĩ xử lý rất lớn.

Để cụ thể hĩa vấn đề sự liên quan bình chịu áp lực C2 đến quá trình cơng nghệ cần theo sơ đồ cơng nghệ như sau:

6.2.2 Vận hành bình thường thiết bị / hệ thống.1) Cơng tác chuẩn bị. 1) Cơng tác chuẩn bị.

1. Thơng báo cho người trực ở phịng điều khiển (Control room) và các bộ phận liên quan rằng thiết bị sắp hoạt động: áp suất tăng, nhiệt độ tăng, mực chất lỏng tăng, ….

2. Kiểm tra khí nguồn nuơi, nguồn điện đã sẵn sàng 3. Kiểm tra các hệ thống sau đang hoạt động. - ESD

- Hệ thống báo cháy và báo khí.

- Hệ thống bảo vệ ( mực chất lỏng, áp suất)

- Các thiết bị chỉ báo và điều khiển tự động các thơng số làm việc của bình (mực chất lỏng, áp suất) thiết bị chỉ báo nhiệt độ, đo lưu lượng.

4. Kiểm tra xem nước trong bình đã xả .

5. Kiểm tra các mặt bịt phải được tháo hết. (trong trường hợp kiểm định / sửa chữa bình)

6. Kiểm tra các van xả đã đĩng kín.

7. Kiểm tra để xác định trạng thái của các van đầu vào, đầu ra, tình trạng kết nối thiết bị với hệ thống cơng nghệ.

8. Các máy bơm dầu sẵn sàng làm việc.

2) Khởi động thiết bị

Khởi động thiết bị được tiến hành theo trình tự như sau. 1. Chuyển về chế độ tay các hệ thống bảo vệ tự động 2. Đĩng các van sau đây:

Van № 4, № 7 trên đường bybass của đường khí và đường dầu hồi về bình. 3. Mở các van sau đây:

Mở tất cả các van trên đường dầu bơm đi từ các máy bơm đến đường vận chuyển dầu.

Mở van № 2, № 3 để đưa khí ra đốt ở fakel.

Mở van № 1 để đưa hỗn hợp dầu-khí sau khi đã tách bước I ở bình C1 vào bình C2 và đưa bình C2 vào làm việc .

4. Sau khi thiết bị đã làm việc ổn định, chuyển các hệ thống bảo vệ về chế độ tự động.

5. Khi mức dầu trong bình cao thì khởi động máy bơm để bơm dầu từ bình vào đường vận chuyển..

3) Kiểm tra trong quá trình vận hành

Trong quá trình làm việc , thợ vận hành thiết bị phải tiến hành kiểm tra thường xuyên các thơng số làm việc của bình C 2. Các thơng số làm việc này như mực chất lỏng trong bình, áp suất làm việc phải nằm trong giới hạn cho phép của nhà sản xuất, và phù hợp với quy trình cơng nghệ trên giàn. Đảm bảo cho thiết bị này luơn ở tình trạng kỹ thuật tốt, vận hành an tồn, nâng cao độ tin cậy và kéo dài tuổi thọ hoạt động.

- Hàng ngày thợ khai thác kiểm tra định kỳ 4 giờ một lần và ghi các thơng số làm việc của bình vào sổ theo dõi cơng nghệ khai thác. Đốc cơng khai thác phải ghi các thơng số làm việc của bình trong báo cáo hàng ngày gửi về XNKTDK.

- Định kỳ 3 tháng một lần phải tiến hành hiệu chỉnh áp suất làm việc của van an tồn theo lịch đã được duyệt.

- Tiến hành các Việc khám nghiệm định kỳ các bình phải theo đúng thời gian quy định. d) Khám xét bên ngồi và bên trong : 3 năm một lần.

e) Khám xét bên ngồi, bên trong, thử thuỷ lực : 6 năm 1 lần. f) Kiểm tra vận hành bình : 1 năm một lần.

Một phần của tài liệu Báo cáo thực tập tại Giàn 5 - XNLD VietSovPetro (Trang 37 - 41)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(98 trang)
w