2.4.2.1. Máy ly tâm ba chân tháo bã bằng tay.
1. Rổ quay có lót lưới. 2. Thùng ngoài máy. 3. Lò xo giảm xóc. 4. Chân máy.
5. Puly và đai truyền. 6. Động cơ.
- Máy gồm có thùng quay có lót lưới, thùng máy, thanh đỡ chân lồng vào lò xo để giảm xóc và chống ồn. Trục nhận truyền động từ môtơ qua đai truyền.
+ Có thể làm việc với tải trọng lệch tâm tương đối lớn nhờ các lò xo giảm chấn
+ Điểm treo của kết cấu nằm trên trọng tâm phần treo nên máy làm việc rất ổn định
+ Trục máy ngắn gọn chắc chắn, tiên lợi cho việc tháo đường bằng tay.
* Nhược điểm
+ Máy ly tâm ba chân thường được sử dụng trong các xí nghiệp đường thủ công, làm việc gián đoạn cho và tháo nguyên liệu bằng tay nên hiệu suất thấp dẫn đến năng suất thấp, ít được dùng trong các nhà máy lớn.
+Cơ cấu truyền động đặt ở phía dưới thùng quay nên các chi tiết ổ trục dễ bị ôxi hoá.
2.4.2.2. Máy ly tâm liên tục:
1. Ống dẫn mật. 2. Thùng và rổ lưới. 3. Thân máy.
4. Môtơ.
5. Puly và đai truyền.
6. Trục chính truyền động.
- Máy ly tâm liên tục thường đặt trên mặt đất. Đường non dẫn vào thùng bằng một ống cố định trên thùng quay. Thùng quay có dạng
hình nón để ngửa có lót lưới. Toàn bộ hệ thống được tựa trên bộ phận trục và gối đỡ trục. Nhờ lực ly tâm đường non văng ra xung quanh thùng và theo chiều ngang thùng quay có góc nghiêng thích hợp sẽ được chuyển lên phía trên. Mật nâu và mật trắng đi qua lỗ của thành thùng, còn đường sẽ văng ra phía trên miệng thùng rơi xuống thùng chứa đường.
- Máy ly tâm liên tục có những ưu điểm sau:
+ Tiêu hao năng lượng thấp, sử dụng năng lượng điều hoà. + Năng suất cao.
+ Giảm nhẹ lao động chân tay. + Dễ tự động hoá.
+ Nếu chất lượng đường non ổn định thì đường nhận được có sản phẩm tương đối ổn định.
Vì vậy máy ly tâm liên tục được ứng dụng trong công nghiệp đường và cho hiệu quả lớn. Tuy nhiên việc sử dụng ly tâm liên tục còn hạn chế về chất lượng sản phẩm và tổn thất đường trong mật nên nó thường được dùng trong nhà máy đường để ly tâm đường cuối.
Về kết cấu truyền động máy ly tâm liên tục có những nhược điểm sau:
+ Số vòng quay lớn nên máy có kết cấu phức tạp, vật liệu cũng như công nghệ chế tạo máy đòi hỏi cao.
+ Thông thường bộ phận truyền động được đặt ở phía dưới đáy nên dễ bị ôxi hoá do đường và mật rỉ.
1. Môtơ. 2. Khớp nối. 3. Ổ trục.
4. Ống dẫn đường non vào. 5. Thân thùng ngoài.
6. Rổ lưới và thùng quay. 7. Chóp đậy kín đáy.
- Đây là loại máy ly tâm sản phẩm đường A, B thường với tốc độ 960 (v/ph) hoặc ly tâm cao tốc cho đường C với tốc độ 1450 ÷ 1800 (v/ph).
- Máy gồm một thùng quay gắn vơí trục, trục quay cùng với thùng. Đáy máy được đậy bằng cơ cấu nón chụp trên các gờ. Khi xã đường chóp nón nâng lên bằng tay. Thùng quay trong vỏ thùng. Mật tách ra qua lưới khi ly tâm vào khoảng giữa của lưới và vỏ thùng rồi chảy vào thùng chứa.
- Thông thường trên máy ly tâm có lót hai tấm lưới đồng, tấm ngoài có kích thước lỗ 5×5 (mm), tấm trong có kích thước lỗ 0,5 × 5(mm). Trên ổ chặn để tựa có một lớp đệm cao su cho phép trục dy chuyển nhẹ quanh vị trí thẳng đứng. Đây là ưu điểm của máy ly tâm này vì nếu lắp cứng trục trên ổ đỡ thì khi mới cho nguyên liệu vào, nhất là trường hợp cho nguyên liệu vào không đều, máy đảo, làm rung sàn nhà, trục sẽ chịu uốn lớn.
- Máy ly tâm quay nhờ môtơ truyền qua khớp nối (có cơ cấu phanh hãm cấp cứu), truyền mômen xoắn qua cơ cấu treo cả hệ thống
phía dưới( thùng quay cộng trục ). Ngoài ra trên máy còn có hệ thống ống dẫn hơi và nước để rửa đường.
* Ưu điểm:
+ Cơ cấu truyền động được đặt ở phía trên do đó tránh được sự ôxi hoá các thiết bị.
+ Nguyên lý cấu tạo của máy là treo trục trong gối đỡ đặt cao hơn nhiều so với tâm quay quán tính của hệ. Nhờ cách treo như thế mà hệ có tính ổn định cao và nó tự định tâm được.
* Nhược điểm:
+ Do cả kết cấu được treo lên phía trên nên tải trọng được đặt lên trục lâ rất lớn
+ Trục dài, số vòng quay của máy lớn khi làm việc có hiện tượng trục bị đảo và lệch tâm
+ Rổ quay đáy bằng cho nên khi tháo đường còn gặp khó khăn.
2.4.2.4. Máy ly tâm tự động:
- Hiện nay có nhiều loại máy ly tâm tự động được áp dụng để ly tâm đường. Lao động của công nhân đỡ vất vả, một người có thể điều khiển được nhiều máy.
- Về nguyên tắc làm việc giống các loại ly tâm gián đoạn không tự động nhưng các giai đoạn như vào liệu, tách mật, rửa, phanh xã đường ...được điều chỉnh tự động bằng rơle thời gian.
- Máy ly tâm tự động sử dụng cho bất kỳ loại đường non nào. Đối với đường thành phẩm chu kỳ ly tâm khoảng 3 ph.
1. Môtơ.
2. Khớp nối và cơ cấu hãm cấp cứu. 3. Bộ phận gối đỡ chặn.
4. Ống cung cấp đường non. 5. Cơ cấu rửa nước.
6. Thùng quay. 7. Lớp lưới lọc.
8. Cơ cấu đậy nắp thùng. 9. Thân máy.
10.Ống tháo mật. 11.Phểu tháo đường
Loại máy này dùng để phân riêng huyền phù mịn và trung bình do đó nó thường được dùng để ly tâm đường thành phẩm.
Máy gồm roto gắn với đầu dưới trục quay nhờ mayơ gắn các nan hoa, khe hở giữa các nan hoa chính là các lỗ để tháo đường.
Máy hoạt động giống như máy ly tâm gián đoạn Weston đáy bằng nhưng để khắc phục nhược điểm tháo bã bằng tay nặng nhọc, năng suất thấp người ta chế tạo loại máy ly tâm này phần dưới roto có dạng hình côn, có góc nghiêng lớn hơn góc rơi tự nhiên của đường. Khi roto dừng đường tự trượt rơi xuống theo đáy nón ra khỏi roto.
Muốn vậy góc nghiêng phải thoả mãn điều kiện:
Tg g .rf. f2..gr 2 ω ω α − + > . Trong đó:
f: Hệ số ma sát giữa đường và bề mặt đáy nón.
Biểu thức trên chỉ có ý nghĩa khi Tgα > 0
⇔ 0 < α < 90o.
⇔ g - f.ω2.r > 0
⇒ ω ≤ fg.r
Trong thực tế giá trị fg.r khá nhỏ do vậy khi tháo đường số vòng quay ω cũng rất nhỏ và để đảm bảo tháo được đường thì thường tháo đường khi dừng máy nghĩa là chỉ có tác dụng của trọng lực.
Do đó ta có điều kiện: Tgα > f.
Thường chọn α ≥ 65o: Gọi là góc tháo đường.
- Ưu điểm của loại máy này là bộ phận truyền động và ổ trục không bị mật đường ăn mòn.
- Việc tháo đường tương đối nhẹ nhàng và nhanh hơn các loại trên.