Những yêu cầu cơ bản đối với máy sản xuất thực phẩm.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất ra đường từ cây mía và các thiết bị phục vụ cho công đoạn li tâm ra đường RS thành phẩm (Trang 29 - 33)

Đối với máy để sản xuất thực phẩm, khi thiết kế chế tạo và sử dụng chúng, ngoài những yêu cầu chung ( độ cứng, sức bền, độ bền rung động) còn phải đáp ứng những yêu cầu sau.

- Khả năng thực hiện công trình công nghệ tiên tiến. Nói cách khác máy và thiết bị muốn đạt năng suất đầy đủ phải có tác động của công nghệ thích hợp nhất lên sản phẩm gia công. Trong trường hợp này, những tổn thất không thể tránh khỏi phải là nhỏ nhất. Do đó khi thiết kế mới hoặc cải tiến máy đang dùng, cùng với chế độ tốt nhất của quá trình công nghệ cần đảm bảo sự tương ứng của tốc độ và quĩ đạo chuyển động của các bộ phận làm việc, tính chất cơ lý, hoá học và sinh học của sản phẩm ban đầu, sản phẩm trung gian và sản phẩm cuối cùng.

- Hiệu quả kinh tế kỹ thuật cao. Nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật suy cho cùng là biểu thị ở năng suất lao động xã hội, nghĩa là giảm chi phí cho một đơn vị sản phẩm trên những máy thông thường và những máy tự động đã chỉ dẫn. Nâng cao hiệu quả kinh tế kỹ thuật là nguyên nhân chủ yếu của thông số thuộc năng suất máy kích thước, diện tích chiếm chổ, tiêu thụ năng lượng, nước, hơi, giá thành chế tạo, lắp ráp sửa chữa và sử dụng thiết bị.

Nên hiểu diện tích chiếm chổ không chỉ là diện tích bản thân máy chiếm chổ mà là diện tích cần để duy trì tự do cho kỹ thuật sử dụng máy.

- Tính chống mòn cao của các bộ phận làm việc của máy và thiết bị sản xuất thực phẩm. Đó là một yêu cầu đặc biệt quan trọng đối với thiết bị, vì các vật liệu dùng chế tạo máy khi pha lẫn vào sản phẩm có thể làm cho thực phẩm và thức ăn gia súc trở thành vô dụng.

- Khả năng truyền chuyển động cho máy trực tiếp từ động cơ riêng hay từng nhóm động cơ trong nhiều trường hợp cải tiến được kết cấu máy và nâng cao được chỉ tiêu sử dụng chúng.

- Độ bịt kín tốt và sự di chuyển hợp lý thể tích không khí cần hút ra tránh được bụi toả ra trong nhà sản xuất.

Những yêu cầu đó đặc biệt quan trọng bởi vì đã có sự nổ nguy hiểm của các hạt bụi, tinh bột, đường và bột bụi ở nồng độ nhất định của nó trong không khí và khí có những nguồn nhiệt đủ mạnh.

Tính công nghệ của máy và thiết bị tức là sự tương hợp của kết cấu của chúng và phương pháp chế tạo tối ưu theo qui mô sản xuất đã biết với mọi tiết kiệm vật liệu.

Tính công nghệ của kết cấu máy hay thiết bị có liên quan đến toàn bộ quá trình sản xuất bắt đầu từ khâu chế tạo phôi chi tiết và kết thúc hoàn thành chạy thử máy bằng thí nghiệm.

Để đánh giá tính công nghệ người ta dùng các chỉ tiêu: Khối lượng lao động chung và khối lượng máy hay thiết bị. Ngoài ra có thể dùng các chỉ tiêu khác, ví dụ: Mức độ thống nhất hoá kết cấu, tính thừa kế của kết cấu, thời gian của chu trình sản xuất....

- Sự thống nhất hoá và qui chuẩn hoá các chi tiết và cụm máy, mức sử dụng rộng tối đa của các chi tiết và sản phẩm đã tiêu chuẩn hoá, điều đó nâng cao tính hàng loạt và tính công nghệ của máy, do đó nâng cao năng suất và hạ giá thành sản xuất, làm đơn giản và tăng nhanh quá trình thiết kế, giảm được những phức tạp sửa chữa máy, rút bớt được danh mục chi tiết dự trữ cần thiết.

- Áp dụng các biện pháp tiết kiệm kim loại định hình trong thiết kế và chế tạo máy để giảm khối lượng vật liệu của máy.

Trong trường hợp sử dụng những phôi định hình rổng nhưng không gây tác hại đến độ bền và độ cứng của cụm và chi tiết sẽ giảm được chi phí kim loại từ hai đến ba lần. Để giảm trọng lượng của chi tiết, tốt nhất là chọn vật liệu có tính cơ học cao, trong nhiều trường hợp nên dập và hàn những phần riêng biệt.

Cần áp dụng rộng rãi những phương pháp tăng bền kim loại tiên tiến hiện đại. Các phương pháp nàylà tán đinh, lăn bằng con

lăn.v..v, gia công cơ nhiệt, tôi bề mặt,thấm cacbon, thấm nitơ, xianua hóa, crom hóa, sunfua hóa, hàn đắp và che bụi cho những vật liệu đặc biểttên những bộ phận làm việc của máy.

Sử dụng những vật liệu tổng hợp (chất dẻo) trong chế tạo và sửa chữa máy. Những vật liệu ấy có khối lượng riêng nho ímà lại có đủ độ bền cơ học, tính đàn hồi và tính chống mòn cao.

Sử dụng những vật liệu tổng hợp, trong nhiều trường hợp không những giảm chi phí chế tạo mà còngiảm khối lượng lao động và giá thành chế tạo. Hiệu quả kinh tế do thay kim loại bằng chất dẻo rất lớn, nhưng với điều kiện là khi tính toán chi tiết bằng những vật liệu mới này phải được nghiên cứu cẩn thận về tính chất cơ lý của chúng.

Máy và thiết bị bao gồm những khối riêng biệt ghép lại với nhau một cách không phức tạp. Thực hiện những yêu cầu đó sẽ làm dễ dàng cho việc tháo dỡ, đi chuyển và lắp ráp máy khi lắp đặt và sửa chữa chúng.

Những yêu cầu đối với máy và thiết bị trình bày trong qui tắc kỹ thuật tuổi ấu nhi toàn và vệ sinh sản xuất. Nói chung máy phải có mặt ngoài nhẵn và dạng xuyên dòng để dễ dàng đáp ứng yêu cầu về vệ sinh sản phẩm.

Sự tương quan chặt chẽ của dung sai vật liệu và của chi tiết theo tiêu chuẩn Nhà nước. Đó là điều kiện cần thiết cho việc lắp lẫn cụm và chi tiết.

Trong thời gian làm việc, tiếng ồn phát sinh ở máy ra không được vượt quá qui chuẩn cho phép theo mức độ ìchung cũng như theo thành phần phổ.

Để giảm tiếng ồn và nguồn gốc của nó, nên tùy theo khả năng: Thay tác dụng va đập bằng tác dụng không va đập, thay chuyển động tịnh tiến qua lại theo định luật điều hòa bằng chuyển động quay đều. Cản dao động của những chi tiết chịu va đập và cụm riêng biệt bằng các khớp động với những vật liệu có ma sát trong lớn như cao su, cactông bitum, sợi, amian và .... Giảm cường độ rung

động của các chi tiết có bề mặt lớn (giá, vỏ, nắp..) bằng cách phủ một lớp ốp mặt hoặc bịt đầy các lổ rổng trong những chi tiết đó bẵng những vật liệu cản dao động và đặt các liên kết mềm (đệm đàn hồi, lò xo) giữa những cụm chi tiết và chi tiết kích thích dao động ấy.

Cũng nên thay các chi tiết kim loại bằng các chi tiết chất dẻo hoặc bởi những loại vật liệu tương tự khác (theo dấu hiệu của tính chất ồn ) hoặc phối hợp chi tiết kim loại với chi tiết chất dẻo, dự kiến dung sai tối thiểu có thể được trong chế tạo và lắp ráp các chi tiết của hệ thống máy để giảm khe hở trong các chi tiết noói khớp, chính vì thế mà giảm được năng lượng va đập và cường độ rung động; áp dụng rộng rãi việc bôi trơn những chi tiết bị va đập bằng chất lỏng nhớt và đặt những chi tiết rung và phát ra tiếng động trong bể dầu. Nếu có tiếng ồn trong ổ trục thì trong những trường hợp cần thiết có thể thay những ổ lăn bằng những ổ trượt.

Khi không có khả năng giảm tiếng ồn ở tận nguồn đến giới hạn cho phép thì nên bố trí trong máy một bộ phận để ngăn ngừa tiếng ồn lan tràn, cách ly hoặc hấp thụ tiếng ồn. Muốn thế, nên đặt các cụm chi tiết ồn (hộp giảm tốc bánh răng, truyền động xích) các chi tiết chịu va đập vào trong những vỏ cách âm; những máy phát ra tiếng ồn, trên toàn bề mặt của chúng phải đặt cả máy vào trong những vỏ cách âm, chỉ để bộ phận điều khiển và các dụng cụ kiểm tra ra ngoài các lổ cần thiết ở vỏ cách âm được bố trí như những rãnh, bên trong phủ bằng vật liệu hấp thụ âm thanh. Tất cả các máy sinh ra tiếng ồn quá lớn do có dòng xoáy hoặc xã không khí (quạt, máy thổi không khí) phải có các bộ tiêu âm đặc biệt; những máy lắp đặt trên các móng thường (không đặc biệt) phải có bộ giảm chấn.

Tự động hóa kiểm tra và điều chỉnh các quá trình làm việc. Cân bằng tĩnh và cân bằng động các phần quay và khối chuyển động tịnh tiến của máy.

Do không chính xác hoặc bị thiếu sót khác của các phôi (ví dụ: của vật đúc) gia công những chi tiết như thế và lắp ráp các cụm máy thường gây ra mất cân bằng, chủ yếu là vì vật liệu phân bố không đồng đều trong thể tích của chi tiết hay cụm chi tiết.

Người ta phân biệt sự mất cân bằng tĩnh và mất cân bằng động. Mất cân bằng tĩnh xuất hiện khi chuyển vị trọng tâm của vật quay đối với trục quay hình học của nó, sự mất cân bằng động xuất hiện khi tâm của trục quán tính chính của vật không trùng với trục hình học của nó.

Khi quay các chi tiết mất cân bằng thì xuất hiện lực ly tâm, đôi khi đạt đến những trị số lớn. Sự mất cân bằng của các chi tiết máy gây rung động gối tựa của nó và của cả nền nhà, trần ngăn, bào mòn nhanh các ổ trục và những phần khác của máy, tăng tổn thất năng lượng, giảm năng suất máy, tăng chi phí sử dụng gắn liền với việc phải sửa chữa từng phần và thay thế những chi tiết bị mòn, kích thước dao động cưỡng bức và rung động; làm giảm tuổi thọ của máy, làm chất lượng công tác của máy xấu đi, đồng thời tự vặn ren ở các mối nối ren.

Vì vậy các phần quay của máy phải được cân bằng tĩnh và cân bằng động.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu công nghệ sản xuất ra đường từ cây mía và các thiết bị phục vụ cho công đoạn li tâm ra đường RS thành phẩm (Trang 29 - 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(101 trang)
w