Quản lý thông qua các văn bản pháp lý:

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý tài nguyên nước dưới đất (Trang 35 - 36)

HIỆN TRẠNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN NƯỚC DƯỚI ĐẤT

3.1Quản lý thông qua các văn bản pháp lý:

Công tác quản lý nước dưới đất nói riêng và tài nguyên nước nói chung về mặt pháp lý được quy định lần đầu tiên trong Luật Tài nguyên Nước 1998 - thông qua ngày 20 tháng 5 năm 1998 tại Kỳ họp thứ 3 của Quốc hội Nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam khóa X . Nội dung Luật Tài nguyên Nước 1998 quy định rõ: “Tài nguyên nước thuộc quyền sở hữu của toàn dân do nhà nước thống nhất quản lý. Các tổ chức, cá nhân có quyền khai thác, sử dụng tài nguyên nước cho sinh hoạt và sản xuất, đồng thời có trách nhiệm bảo vệ tài nguyên nước, phòng chống và khắc phục hậu quả tác hại do nước gây ra. Nhà nước bảo hộ quyền lợi hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong khai thác, sử dụng tài nguyên nước.” Tuy nhiên Luật cũng quy định rằng:”Các tổ chức cá nhân trước khi sử dụng tài nguyên nước hoặc tiến hành thăm dò khai thác phải được phép của các cơ quan nhà nước có thẩm quyền ngoại trừ việc khai thác với quy mô nhỏ trong hộ gia đình cho các mục đích như: sinh hoạt, sản xuất nông nghiệp…”. Các công tác quản lý tài nguyên nước dưới đất nói riêng và tài nguyên nước nói chung thuộc thẩm quyền của Chính phủ, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng như Ủy ban Nhân dân các cấp tùy theo mức độ khai thác và đối tượng nước được khai thác.

Tuy nhiên, Luật 1998 chỉ đề cập về tài nguyên nước nói chung còn về tài nguyên nước dưới đất chỉ được nói cụ thể ở các điều 12 – bảo vệ tài nguyên nước dưới đất; điều 24 – cấp phép khai thác, sử dụng tài nguyên nước và điều 34 – thăm dò khai thác tài nguyên nước dưới đất. Vì vậy, từ năm 1998 đến nay đã có nhiều văn bản pháp luật khác được ban hành để có những quản lý cụ thể hơn về các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước dưới đất. Cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý tài nguyên nước dưới đất (Trang 35 - 36)