Tình hình khai thác nước dưới đất:

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý tài nguyên nước dưới đất (Trang 29 - 34)

Theo số liệu điều tra và thống kê, trên địa bàn Thành phố hiện nay có 95.828 giếng khai thác với kích thước đường kính khác nhau và độ sâu giếng khác nhau, mật độ giếng khoảng 45,8 giếng/km2. Tổng lưu lượng khai thác là 524.456,1 m3/ngày. Lưu lượng khai thác ở mỗi tầng chứa nước là:

 Tầng Holocen: 116 m3/ngày.

 Tầng Pleistocen: 277.585,4 m3/ngày.

 Tầng Pliocen trên: 245.315,6 m3/ngày.

 Tầng Pliocen dưới: 1.440 m3/ngày.

Bảng 2:Diễn biến lượng nước khai thác qua các thời kỳ

Thời gian Trước 1950 1960 1996 1998 1999 Hiện nay Q khai thác

(m3/ngày) 80.000 130.000 357.628 475.492 524.456 600.000

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Hiện nay, theo quy định của các văn bản pháp luật về các hoạt động có liên quan đến tài nguyên nước, công tác cấp phép chỉ áp dụng đối với các hoạt động khai thác nước dưới đất phục vụ cho sản xuất và các nghề liên quan đến khai thác nước dưới đất như khoan giếng, thăm dò… Đến nay, công tác cấp phép đã thực hiện được:

Thăm dò: 452 giấy phép với tổng lưu lượng cấp là 154.854 m3/ngày. Hành nghề: 88 giấy phép.

Ngoài ra, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn và Bộ Tài nguyên và Môi trường đã cấp phép trên địa bàn Thành phố 10 giấy phép cho các công trình có lưu lượng khai thác lớn, với tổng số giếng là 78 giếng với tổng lưu lượng là 124.400 m3/ngày.

STT Tên đơn vị được cấp phép Số giếng khoan Lưu lượng được khai thác (m3/ngày) 1 Nhà máy nước ngầm Hóc Môn 21 50.000 2 Nhà máy nước Gò Vấp 16 30.000 3 Nhà máy nước Bình Trị Đông 8 9.000 4 Nhà máy nước Vĩnh Lộc 5 5.000

5 Nhà máy bia Việt Nam 5 7.500

6 Nhà máy bia Sài Gòn 4 2.700

7 Nhà máy nước Bình Hưng 13 15.000

8 Khu y tế kỹ thuật cao Bình

Chánh 2 1.200

9 Khu công nghiệp Tân Tạo 2 2.000

10 Công ty XNK – DVĐT

Tân Bình 2 2.000

Tổng 78 124.400

Nguồn: Báo cáo điều chỉnh chiến lược Quản lý Tài nguyên Nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

Theo định hướng quy hoạch của Công ty cấp nước Thành phố Hồ Chí Minh, đến năm 2010 lượng nước ngầm được khai thác để phục vụ cho cấp nước như sau:

Bảng 4: Lưu lượng khai thác nước ngầm phục vụ cho cấp nước đến năm 2020

STT Đối tượng Lưu lượng khai thác

(m3/ngày) 1 Nhà máy nước Tân Bình ( Hóc Môn) 85.000

3 Nhà máy nước Gò Vấp 10.000

4 Nhà máy nước Bình Trị Đông 12.000

5 Nguồn xã hội hóa 3.000

6 Nhà máy nước Bình Hưng 30.000

Tổng 170.000

Nguồn: Báo cáo điều chỉnh chiến lược Quản lý Tài nguyên Nước Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 2020.

Tại Quận 6, hầu như các tuyến đường đều có mạng lưới cấp nước tuy nhiên số lượng giếng vẫn còn rất lớn, một phần là do người dân muốn sử dụng đồng thời 2 nguồn nước là nước cấp và nước dưới đất – để giảm bớt các chi phí cho việc sử dụng nước; ngoài ra còn phải tính đến việc người dân không muốn sử dụng nước cấp (vì sợ tốn kém và theo cảm quan đa số người dân cho rằng nước dưới đất có chất lượng tốt và khi sử dụng sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe). Phần lớn nước khai thác trên địa bàn Quận thuộc tầng nước Pliocen trên ( độ sâu giếng trên 100m).

Tại quận Bình Tân, do là một quận mới được thành lập từ năm 2003 (thông qua việc tách một số xã của huyện Bình Chánh) nên trước năm 2003 việc thống kê số lượng giếng của Quận không có mà dựa trên số liệu thống kê chung với quận Bình Chánh và phần lớn nước dưới đất được khai thác tại khu vực này là ở tầng Pliocen trên. Từ năm 2003 đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu nào thống kê lại số lượng giếng tại các quận, huyện trong thành phố. Bắt đầu từ năm 2007, Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố đã có công văn gởi đến các quận, huyện trong Thành phố nhằm yêu cầu các quận, huyện có công văn đến các phường, xã thực hiện việc đề nghị các hộ dân khia thác nước dưới đất cho sinh hoạt đến đăng ký các giếng. Tuy nhiên, hiện nay, việc đăng ký vẫn chưa đạt được kết quả như dự kiến do không có bất kỳ một hình thức cưỡng chế đi kèm nào, chỉ dựa trên khả năng của mỗi địa phương cũng như sự tự giác của mỗi hộ dân.

Bảng 5: Tình hình khai thác nước dưới đất tại Quận 6, quận Bình Chánh và Thành phố Hồ Chí Minh đến năm 1999 Địa điểm Giếng khai thác (giếng)

Lưu lượng khai thác

(m3/ngày) Mục đích Tổng qh qp m2 4 m1 4 Tổng qh qp m2 4 m1 4 SX SH Quận 6 539 - 208 331 - 7325 - 648 6677 - 5259 2066 Bình Chánh 21680 3 10800 10872 5 79012,3 8 31176,3 46388 1440 34264 44748 Thành phố 95828 61 78752 17010 5 524456 116 277585 245316 1440 296911 2275466

Nguồn: Sở Tài nguyên và Môi trường Thành phố Hồ Chí Minh

Nhìn chung, lưu lượng khai thác nước dưới đất trong những năm qua đều tăng. Nước dưới đất đóng một vai trò quan trọng trong đời sống của người dân, nhất là những hộ sống trong khu vực chưa được hòa mạng lưới nước cấp của Thành phố như các Quận ven nội thành. Bên cạnh đó, có nhiều trường hợp người dân sử dụng cả hai nguồn nước là nước dưới đất và nước cấp. Giếng nước trong những trường hợp này phần lớn được đào hoặc khoan từ lâu trước khi có hệ thống cấp nước. Sau khi mạng lưới nước cấp được mở rộng, các giếng này không còn là nguồn cấp nước chính mà trở thành nguồn nước cho các hoạt động như tắm giặt, tưới cây… như khu vực đường Tân Hòa Đông thuộc Phường 14, Quận 6. Trước đây, toàn bộ người dân tại đây sinh hoạt từ nguồn nước là nước dưới đất, nhưng hiện nay, phần lớn các hộ đều đã hòa mạng nước cấp của công ty Cấp nước, tuy nhiên hầu hết các giếng nước vẫn tiếp tục được khai thác chứ không được trám lấp. Bên cạnh đó cũng không loại trừ một số khu vực người dân trở lại sử dụng nước dưới đất do chất lượng nước dưới đất không đảm bảo.

CHƯƠNG 3:

Một phần của tài liệu ứng dụng GIS trong xây dựng cơ sở dữ liệu để quản lý tài nguyên nước dưới đất (Trang 29 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(51 trang)
w