Đánh giá hiệu quả của quy hoạch 1 Về kinh tế:

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: "Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang" docx (Trang 52 - 54)

VI.1. Về kinh tế:

Kinh tế nông thôn phát triển theo hướng hàng hoá, có các hình thức tổ chức sản xuất hiệu quả; nâng cao sức cạnh tranh, tăng thu nhập cho người dân và xây dựng mỗi xã có ít nhất một sản phẩm đặc trưng. Cụ thể:

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hướng: Công nhiệp - Dịch vụ - Nông nghiệp theo tỷ lệ: 8% - 10% - 82%;

- Thu nhập bình quân đạt 27,5 triệu đồng/người/năm;

- Tỷ lệ hộ nghèo theo chuẩn thành phố (dưới 12 triệu đồng/người/năm): giảm 2%/năm.( Phấn đấu giảm 3-4%)

VI.2. Nâng cao hiệu quả phục vụ của cơ sở hạ tầng:

Nâng cấp hệ thống thủy lợi, nâng cao tính chủ động trong điều tiết nước phục vụ có hiệu quả việc chuyển đổi sử dụng đất góp phần tăng nhanh giá trị sản lượng trên cùng đơn vị diện tích.

Nâng cấp hệ thống đường tạo điều kiện lưu thông thuận lợi, giảm chi phí vận chuyển trên đơn vị sản phẩm từ đó tăng sức cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.

VI.3. Về văn hoá – xã hội:

Xây dựng lối sống văn hoá lành mạnh trong nông thôn; dân chủ được phát huy cao hơn; thuần phong, mỹ tục được bảo vệ, phát triển; người dân có niềm tin vào tương lai và nhiệt tình cách mạng sẽ tăng lên và đó là nguồn lực đảm bảo sự phát triển bền vững của thành phố.

Nhân dân có đời sống văn hóa phong phú, hiện đại thân thiện môi trường với giao thông thuận tiện, trường học khang trang sạch đẹp, sức khỏe người dân ngày một nâng cao, môi trường sống ngày một cải thiện, an ninh chính trị được giữ vững…

* Đánh giá việc thực hiện 20 tiêu chí - Năm 2011: 05/20 tiêu chí đạt chuẩn; - Năm 2013: 20/20 tiêu chí đạt chuẩn.

Kết luận:

Xã Đông Thắng có điều kiện tự nhiên tương đối thuận lợi cho sản xuất lúa xuất khẩu và nuôi thủy sản. Hiện nay do cơ sở hạ tầng về thủy lợi, giao thông còn nhiều hạn chế nên các tiềm năng trên chưa được phát huy đúng mức.

Về xuất phát điểm kinh tế, xã Đông Thắng đang ở mức thấp so với bình quân chung toàn huyện. Nếu được quan tâm đầu tư khai thác đúng hướng thì yếu điểm này sẽ được khắc phục trong một thời gian ngắn.

Trong những năm qua xã Đông Thắng có rất nhiều cố gắng, đặc biệt trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi nhưng do những khó khăn nêu trên nên sự chuyển biến còn chậm. Hy vọng từ năm 2011 đến 2013 với sự quan tâm của trung ương, thành phố Cần Thơ và huyện trong chương trình xây dựng nông thôn mới cấp xã theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hợp tác hóa, dân chủ hóa Đông Thắng sẽ có những bước chuyển biến mạnh mẽ để trở thành một xã có nông nghiệp, công nghiệp, thương mại dịch vụ phát triển toàn diện.

Kiến nghị:

Xây dựng mô hình phát triển nông thôn mới theo hướng công nghiệp hóa là một chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước để đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ của acsc ngành trên địa bàn thành phố và huyện cần quan tâm đúng mức và hỗ trợ kịp thời đồng thời ưu tiên đặc biệt về vốn cho các mô hình thông qua các chương trình đã nêu trên.

Về phân cấp quản lý vốn:

+ Vốn hổ trợ của trung ương cho xã phải ghi rõ địa điểm, hạng mục đầu tư. + Vốn hổ trợ của Thành phố cho xã huyện sẽ quản lý và chỉ đạo xã xây dựng kế hoạch phối hợp với các ban ngành có liên quan của huyện thực hiện từng hạn mục công trình đồng thời thanh quyết toán đúng quy định.

+ Vốn do xã huy động từ nhân dân sẽ gửi vào kho bạc nhà nước huyện và chi cho các hạng mục công trình theo tiến độ các thủ tục thanh quyết toán giống như các nguồn vốn khác.

Đơn giản hóa các thủ tục đầu tư, huy động tối đa sự tham gia của người dân vào thi công, xây dựng công trình.

Các công trình nhỏ, kỹ thuật đơn giản thì nên huy động tối đa lực lượng tại chỗ tham gia xây dựng. Tạo thêm việc làm và thu nhập cho người dân, giảm giá thành công trình

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: "Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang" docx (Trang 52 - 54)