Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khác:

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: "Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang" docx (Trang 41 - 47)

II. Quy hoạch hệ thống hạ tầng kỹ thuật

c.Các giải pháp chuẩn bị kỹ thuật khác:

Để khắc phục tình trạng sạt lở bờ sông, bờ kênh gây mất đất sản xuất, bồi lắng và làm thay đổi địa giới hành chính cần có biện pháp bảo vệ bờ cho hệ thống sông ngòi, kênh rạch trên địa bàn xã. Giải pháp bảo vệ bờ có thể áp dụng các biện pháp sau:

Khoanh vùng các khu vực có nguy cơ bị sạt lở, không cho dân cư sinh sống và xây dựng công trình trong các khu vực này. Tùy theo tình hình cụ thể có thể dùng giải pháp kè bờ, hoặc trồng cây phòng hộ không để nền đất bị tác động trực tiếp của dòng chảy.

Các tuyến sông có thềm sông nên áp dụng biện pháp trồng cây chịu được ngập nước ven bờ để chắn sóng đánh và các tác động bất lợi của dòng nước tới nền đất khu vực phía trong. Đây là biện pháp vừa rẻ mà đem lại hiệu quả cao.

Biện pháp lâu dài bảo vệ hiệu quả, các dự án đầu tư xây dựng mới sẽ không xây sát lòng sông, cần để lại khoảng bảo vệ an toàn từ lòng sông đến chân bờ ta luy của công trình để trồng cây chắn sóng.

II.2 Cấp nước:

- Tiêu chuẩn cấp nước:

Tiêu chuẩn cấp nước theo QCXDVN 01 2008/BXD. - Nước sinh hoạt (QSH):

+ Năm 2015 : 60 lít/người.ngày đêm với tỷ lệ cấp nước là 80% + Năm 2025 : 80 lít/người.ngày đêm với tỷ lệ cấp nước là 90% - Nước công cộng (QCC) : 10% Nước sinh hoạt.

- Nước công nghiệp địa phương (QCN) : 10% Nước sinh hoạt. - Nước dự phòng, rò rỉ (QDP) : 20%( QSH+ QCC+ QCN).

- Nước bản thân nhà máy QNM : 5%( QSH+ QCC+ QCN+ QDP). Nhu cầu cấp nước:

-Tổng nhu cầu cấp nước:

+ Năm 2015 (lấy tròn) : 1.300 m3/ ngày đêm. + Năm 2025 (lấy tròn) : 2.400 m3/ ngày đêm.

- Nguồn nước: Nguồn nước mặt:

Sông và kênh rạch: Xã Đông Thắng có 1 con sông chảy qua là sông Kênh Đứng, sông Kênh Ngang và hệ thống kênh rạch chằng chịt cùng chịu ảnh hưởng của chế độ thuỷ triều Sông Hậu. Đánh giá nguồn nước:

Thuận lợi: Với trữ lượng nước ngầm lớn phân bố đồng đều, chất lượng nước ngầm đều tốt, không bị nhiễm mặn và thuộc nhóm nước mềm; Lượng mưa hàng năm lớn dao động 1400 - 1800 mm, chất lượng nước mưa trong khu vực còn rất tốt do

không bị ô nhiễm khói bụi và các hoạt động sản xuất công nghiệp khác nên có thể xem đây là một nguồn nước ngọt quan trọng trong đời sống sinh hoạt và sản xuất của địa phương.

Thách thức: Đại bộ phận người dân đều sử dụng nguồn nước từ giếng khoan có gắn bơm tay. Việc tuỳ tiện khai thác nguồn nước ngầm thời gian qua (kể cả việc khai thác phục vụ cho nuôi trồng thuỷ sản) đã dẫn đến tình trạng nguồn nước ngầm bị hạ thấp và có nguy cơ cạn kiệt, chất lượng nước không đảm bảo...

Hệ thống các đô thị phát triển mở rộng nhưng không được đầu tư đồng bộ về cơ sở hạ tầng. Số lượng các nhà máy chế biến thuỷ hải sản được đầu tư hệ thống xử lý nước thải còn thấp, nước thải chủ yếu được đổ trực tiếp ra sông. Thêm nữa, lượng rác trhải từ chợ nổi, nhà ở ven sông... cũng là những tác nhân góp phần làm cho tình trạng suy thoái và ô nhiễm nguồn nước ngầm ngày càng trở nên trầm trọng hơn.

- Giải pháp bảo vệ nguồn nước:

Tuyên truyền đến từng tổ chức, cá nhân về lợi ích và tầm quan trọng của nước ngầm, với các giải pháp cụ thể để khắc phục tình trạng ô nhiễm:

Cần tiến hành trám, lấp lại các giếng nước bị hư hỏng. Tăng cường quản lý khai thác nước ngầm.

Có kế hoạch cung cấp và khai thác nước theo địa bàn, cụm dân cư.

Xây dựng các hệ thống cung cấp nước sạch tập trung.

Quản lý chặt chẽ tổ chức, cá nhân hành nghề khai thác nước ngầm.

- Giải pháp cấp nước: - Lựa chọn nguồn nước:

Chọn nguồn nước ngầm là nguồn cấp nước chính phục vụ cho nhu cầu sinh hoạt của nhân dân xã Đông Hiệp. Ngoài ra việc tích trữ nước mưa sử dụng cho các nhu cầu sinh hoạt cũng rất cần thiết trong ngắn hạn đối với những hộ gia đình ở những khu vực có điều kiện bất lợi về mặt địa hình.

- Công trình cấp nước tập trung: Công trình đầu mối:

Giai đoạn 2010-2015:

+ Cải tạo trạm cấp nước tập trung duy trì công suất khai thác 500 m3/ngày như hiện nay; phát triển mạng lưới cấp nước tới các ấp để tăng bán kính phục vụ của Trạm. Trạm cấp nước sẽ phục vụ chủ yếu cho nhu cầu sinh hoạt của xã trên với số người dân được sử dụng nước sạch của trạm 500 người.

Mạng lưới đường ống:

+ Sử dụng mạng lưới kiểu kết hợp sao cho hiệu quả kinh tế và kỹ thuật. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Đường ống cấp nước xây dựng mới sử dụng ống nhựa PVC và HDPE có kích thước D60-D150 với tổng chiều dài khoảng 18.000 m, trong đó tuyến ống có kích thước từ D100-D150 có chiều dài là 3.400 m.

+ Các hộ dân còn lại chưa thể tiếp cận với hệ thống cấp nước tập trung nên tiếp tục sử dụng nước giếng khoan và nước mưa đảm bảo đúng quy trình kỹ thuật khai thác và sử dụng hợp vệ sinh.

Giai đoạn 2015-2025:

+ Nâng công suất trạm cấp nước của xã từ 500 m3/ngày lên 600 m3/ngày.

+ Các khu vực khó khăn về mặt địa hình thì sẽ sử dụng hệ thống giếng khoan và lu chứa nước mưa hợp vệ sinh.

Mạng lưới đường ống:

+ Sử dụng mạng lưới vòng kết hợp với mạng lưới cụt sao cho hiệu quả kinh tế và kỹ thuật.

+ Đường ống cấp nước sử dụng ống nhựa uPVC và HDPE có kích thước D60- D150 với tổng chiều dài khoảng 52.000 m, trong đó tuyến ống có kích thước từ D100- D150 có chiều dài là 8.200 m. Có thể đi nổi hoặc chìm với chiều sâu chôn ống không quá 0,7m.

+ Tiến hành lắp đặt các đồng hồ đo nước để tính thu phí sử dụng hàng tháng. + Áp lực đường ống tính toán đến khu vực bất lợi nhất là 10m.

Cấp nước cứu hoả:

Tận dụng các nguồn nước tại chỗ sẵn có trong các sông và kênh rạch để chủ động chứa cháy. Biện pháp chữa cháy là các dụng cụ cầm tay thông thường sẵn có trong các gia đình như; Xô, chậu, gáo, máy bơm nước...Riêng các khu vực trung tâm có hệ thống cấp nước tập trung thì phải thiết kế hệ thống cấp nước chứa cháy áp lực thấp.

- Công trình cấp nước phân tán dạng hộ gia đình:

Do điều kiện về kinh tế và đặc thù địa hình của xã các điểm dân cư phát triển theo dạng chuỗi kẹp hai bên cạnh các dòng sông, kênh, các ấp thường bị chia cắt bởi hệ thống kênh rạch chằng chịt nên việc tăng bán kính phục vụ của 1 trạm cấp nước lên là rất khó khăn, cho nên trước mắt các khu vực trong xã vẫn sử dụng các công trình cấp nước phân tán dạng hộ gia đình đảm bảo xây dựng và vận hành đúng quy trình kỹ thuật để cấp nước cho nhu cầu sinh hoạt. Đồ án đề suất một số mô hình và giải pháp kỹ thuật cấp nước sau:

Giếng khoan lắp đặt bơm tay: Cấu trúc giếng:

+ ống lắng cát: Dài 1m làm bằng nhựa PVC fi 48, dày 2,5 mm. + ống lọc: Dài 3m, bằng nhựa PVC fi 48.

+ ống chống: bằng nhựa PVC fi 48, dày 2,5cm.

+ cổ giếng: làm bằng ống sắt tráng kẽm, dài 0,5m, gắn với ống chống bằng một măng xông nhựa.

+ Bơm tay: được gắn vào cổ giếng, dùng để bơm nước với mực nước động không dưới 7m (nếu lớn hơn phải dùng máy bơm điện phù hợp để hut nước).

+ Sàn giếng: Láng xi măng rộng 4m2, có rãnh thoát nước xung quanh. Ưu điểm:

+ Giá thành hạ, một giếng khoan có thể cấp cho nhiều hộ gia đình cùng một lúc. ở những nơi có điều kiện có thể dễ dàng thay bơm tay bằng bơm điện có công suất từ 1,5 - 3 m3/giờ, sức hút sâu 8 - 9 m.

Yêu cầu:

+ ống lọc phải lắp đúng địa tầng chứa nước.

+ Nếu có sắt (phèn) thì phải xử lý đúng quy trình mới đưa vào sử dụng.

+ Giếng cách xa nhà cầu tiêu, chuồng gia súc, hoặc các vùng ô nhiễm khác ít nhất 8m.

+ Người sử dụng phải nắm được qui trình sử dụng và bảo dưỡng bơm tay. Giải pháp khắc phục nước giếng nhiễm sắt (phèn):

+ Xây dựng bể nước bằng gạch dung tích 1mx1mx1m để làm bể lọc nước giếng bị nhiễm sắt (theo hình vẽ) với các điều kiện.

Nước giếng khoan có các chỉ tiêu cơ bản: PH=7-8; Cl-<250 mg/l; CO32-<300 mg/l: Fe2+<5 mg/l.

Cấu trúc:

Một công trình chứa nước mưa hoàn chỉnh phải bao gồm cả phần mái hứng, máng thu, ống dẫn và lu chứa (bể chứa).

+ Mái hứng: Tốt nhất là mái ngói, mái tole hoặc mái bằng đổ bê tông. Nếu mái là mái lá thì nên lọc nước trước khi cho chảy vào lu chứa. Diện tích mái hứng cần đủ rộng để hứng đủ lượng nước mưa cần thiết đối với một gia đình, tối thiểu cần 25 m2 mái hứng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Máng thu: Tốt nhất là làm bằng tole (có thể bằng ống tre, nứa, thân cau bổ đôi). Máng đóng vai trò quan trọng trong việc thu hứng và cần được treo đỡ cẩn thận để có thể hứng được nhiều nước nhất trong mỗi lần mưa.

+ Lu chứa có kích thước từ vài trăm đến 2.000 lít (2m3). Ưu điểm:

+ Lu chứa nước 2m3 theo công nghệ Thái Lan mà UNICEF giới thiệu có ưu điểm dễ làm, dễ vận chuyển, bền, nhẹ ít tốn vật tư.

+ Giá thành thấp hơn nhiều so với xây bể bằng gạch hay đổ bê tông. + Có thể dùng 2 hay 3 lu cho mỗi gia đình tuỳ theo số người sử dụng. Hạn chế:

+ Do đặc điểm khí hậu ở nước ta, mùa khô thường ít mưa do vậy phải hạn chế nước dùng hàng ngày cho những nhu cầu tối thiểu (như ăn, uống, hoặc rửa mặt đánh răng).

+ Nhiều nơi mái hứng, máng thu không thích hợp, hạn chế hiệu quả nguồn nước mưa.

+ Bể chứa nước không được che, đậy cẩn thận sẽ là nơi sinh sản của muỗi, nguồn gốc của nhiều căn bệnh truyền nhiễm

Khái toán kinh phí đợt đầu đến 2015:

- Tổng kinh phí xây xây dựng hệ thống cấp nước đợt đầu đến 2015 là 7 tỷ 844 triệu đồng.

II.3 Cấp điện:

- Chỉ tiêu cấp điện:

Chỉ tiêu cấp điện, được lấy tuân thủ các chỉ tiêu quy hoạch xây dựng nông thôn mới, theo bộ tiêu chí quốc gia về nông thôn mới, cụ thể như sau.

TT Danh mục Đến năm 2015 Đến năm 2025

1 Sinh hoạt 150W/người 200W/người

2 Công cộng 20% P. sinh hoạt 20% P. sinh hoạt 3 Chiếu sáng 0,4-1,2Cd/m2 0,4-1,2Cd/m2

a. Bảng tính toán và tổng hợp phụ tải:

Danh mục Dân số Công suất (KW)

2015 2025 2015 2025

Sinh hoạt 16986 19000 2548 3800

Công cộng 510 760

Tổng 3057 4560

Tổng nhu cầu sử dụng điện cho khu vực nghiên cứu là: + Đợt đầu 3057KW tương đương 3820KVA.

+ Đợt đầu 4560KW tương đương 5700KVA. - Giải pháp quy hoạch cấp điện:

Nguồn điện.

+ Tiếp tục lấy điện từ nguồn điện quốc gia qua trạm 110KV - 20MVA Đầm Dơi. Từ trạm này có phát tuyến 22KV đi cấp điện cho xã Nguyễn Huân

Lưới điện.

- Trên địa bàn xã Đông Hiệp sử dụng lưới 22kv, dây dẫn sử dụng dây 3AC95- 1CV50. Các tuyến 22KV dự kiến xây dựng mới là đường dây đi nổi, đi trên trụ bê tông li tâm cao 12-14m.

- Mạng lưới đường dây 0,4 xây dựng mới bố trí đi nổi trên cột. Lưới 0,4KV tổ chức theo mạng hình tia, dùng cáp vặn xoắn ABC. Các tuyến đường dây 0,4KV trục chính không dài quá 500m.

- Trụ điện. sử dụng trụ bê tông ly tâm 12m, chiều sâu chôn trụ từ 1.8-2m, khoảng cách cột bình quân từ 40-55m.

- Đà đỡ sứ. Dùng đà sắt L75x75x8 kết hợp với thanh chống . Đà được làm từ sắt CT3 mạ kẽm nhúng nóng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

* Trạm điện.

Trạm biến áp sẽ được sử dụng trạm biến áp 1 pha 22/0,4KV treo trên cột. Để phủ kín cấp điện cho toàn bộ dân cư trên địa bàn xó, dự kiến xõy mới 14 trạm 22/0,4KV, cụng suất mỗi trạm 50KVA và nâng cấp, bổ xung công suất cho các trạm biến áp hiện có để đáp ứng nhu cầu sử dụng điện theo chỉ tiêu mới.

- Thiết kế hệ thống chiếu sáng đường cho các khu vực trong xã phải đạt chỉ tiêu tối thiểu như sau:

+ Độ chói trung bình trên mặt đường từ 0,2-0,4Cd/m. + Độ rọi trung bình trên mặt đường từ 5-8lux.

- Các đường trong ấp, thôn cần có hệ thống chiếu sáng để nâng cao mức sinh hoạt và điều kiện an ninh của người dân.

- Tuyến đèn đường đi chung với tuyến hạ thế. Đèn đường là loại đèn cao áp sodium 220V, công suất từ 150W đến 250W, được đặt cao cách mặt đường 7 mét được bố trí ở các khu trung tâm xã.

II.4 Thoát nước thải, quản lý CTR, nghĩa trang .

- Các chỉ tiêu tính toán:

Tiêu chuẩn thải nước tính bằng 80% tiêu chuẩn cấp nước Tiêu chuẩn thoát nước công cộng: 10%Qsh

Tiêu chuẩn chất thải rắn sinh hoạt: 0,8 kg/người.ngày Tiêu chuẩn đất nghĩa trang 0,06ha/1000 dân

- Khối lượng chất thải: TT Các hạng mục Tiêu chuẩn Dân số (Người) Khối lượng (m3/ngđ) 2015 2025 2015 2025 2015 2025 1 Nước thải Nước thải sinh

hoạt l/ng.ngđ48 l/ng.ngđ64 6000 7000 815 1.216 Công trình công cộng 10%Qsh 10%Qsh 81,5 121,6 TTCN 8%Qsh 8%Qsh 652 972,8 Tổng (làm tròn) 1548 2310 2 Chất thải rắn (tấn/ngày) Sinh hoạt 0,8 kg/ng.ngà y 0,9 kg/ng.ngà y 6000 7000 13,6 17,1 TTCN 10%Qsh 10%Qsh 1,36 1,71 Tổng (làm tròn) 15 19

- Nhu cầu đất nghĩa trang: Tổng nhu cầu đất nghĩa trang toàn xã đến năm 2025 là 5,6ha (bao gồm cả đất cây xanh)

Đối với các thôn (ấp): Do địa hình chia cắt và trải dài trên diện tích rộng. Do vậy các tuyến dân cư, nước thải sinh hoạt sẽ được xử lý cục bộ tại các hộ gia đình bằng bể tự hoại hợp quy cách cho 1 hộ hoặc 1 cụm dân cư từ 20-25 hộ dùng trước khi xả ra môi trường.

Đối với các hộ gia đình chăn nuôi sản xuất sẽ xây dựng các bể biôga xử lý theo dây chuyền khép kín trước khi thải ra ngoài, tránh gây ô nhiễm môi trường.

- Chất thải rắn (CTR): Giải pháp thu gom CTR:

Khu vực trung tâm xã: Tại các khu vực công trình công cộng bố trí thùng đựng rác thải, khu vực dân cư tự thu gom rác sinh hoạt và đổ ra xe thu gom vào các ngày thu gom định kỳ trong tuần. Thu gom bằng hệ thống xe đầy tay và tập trung tại các vị trí tập kết CTR.

Khu vực các ấp: Do địa hình vào các ấp bị chia cắt bởi kênh rạch. Diện tích các ấp lớn và sống tập trung theo cụm dân cư. Do vậy giải pháp xử lý rác ở đây mang tính chất phân tán. Mỗi ấp sẽ xây dựng 1 điểm trung chuyển CTR và vận chuyển đến khu chôn lấp CTR liên ấp. Hình thành đội vệ sinh môi trường ấp và quản lý theo cấp thôn có sụ chỉ đạo của xã.

- Vị trí khu xử lý CTR:

Trên địa bàn xã có nhiều hệ thống kênh rạch, dân cư sống chia cắt dọc theo các tuyến kênh, do vậy việc thu gom rác về 1 điểm tập trung rất kho khăn. Trên toàn xã quy hoạch xây dựng 6 khu chôn lấp CTR (trị trí cụ thể xem trên bản vẽ). Quy mô mỗi khu chôn lấp CTR khoảng 1-2ha, công nghê xử lý: chôn lấp hợp vệ sinh.

- Nghĩa trang:

Do phong tục tập quán ở đây chủ yếu là chôn người mất ngay trong phần đất vườn ở của hộ gia đình. Theo quy hoạch sẽ bố trí các nghĩa trang tập trung khoảng 2-3 thôn xây dựng 1 nghĩa trang tập trung. Quy mô mỗi nghĩa trang khoảng 1-2ha. Trong

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: "Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang" docx (Trang 41 - 47)