Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn:

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: "Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang" docx (Trang 33 - 34)

- Quy hoạch phát triển khu dân cư mới theo hướng văn minh, bảo tồn được bản

V.4.4. Bảo vệ và phát triển môi trường nông thôn:

* Mục tiêu

- Xây dựng nội dung bảo vệ phát triển môi trường tại xã nhằm nâng cao trách nhiệm của cán bộ cơ sở và có căn cứ để người dân giám sát chính quyền.

- Xây dựng, cải tạo hệ thống tiêu thoát nước thải, nơi đổ rác chung cho cộng đồng; hệ thống cấp nước sinh hoạt...

- Chuyển các trại chăn nuôi tập trung, cơ sở ngành nghề gây ô nhiễm ra khỏi khu dân cư; khuyến khích xây dựng hầm biogas, tổ chức thu gom, xử lý rác thải tại khu tập trung.

- Các chỉ tiêu phấn đấu:

+ Tỷ lệ hộ sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh: 98%; + Tỷ lệ hộ có cơ sở chăn nuôi hợp vệ sinh: 100%;

+ Tỷ lệ hộ có đủ 3 công trình ( nhà tắm, hố xí, bể nước) đạt chuẩn: 80%; + Cải tạo, nâng cấp hệ thống rãnh thoát nước;

+ Tỷ lệ cơ sở đạt tiêu chuẩn môi trường: 100%;

* Nội dung thực hiện

- Tăng cường các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, vận động người dân thực hiện tốt các quy định về vệ sinh môi trường và phòng chống ô nhiễm môi trường sản xuất (nông nghiệp và ngành nghề nông thôn). Định kỳ 6 tháng/lần đánh giá mức độ ô nhiễm môi trường trên địa bàn xã.

- Phối hợp Trung tâm Nước sinh hoạt và vệ sinh môi trường nông thôn kiểm tra đánh giá chất lượng nguồn nước giếng sinh hoạt của người dân để có kế hoạch điều chỉnh, khuyến cáo.

- Ủy ban nhân dân xã khuyến khích các thành phần kinh tế phát triển sản xuất theo hướng sạch, giảm thiểu ô nhiễm môi trường; phạt hành chính hay đề xuất huyện ra quyết định đóng cửa cơ sở hay tổ chức sản xuất - kinh doanh vi phạm về môi trường theo hướng:

+ Thu hồi giấy phép và đóng cửa vĩnh viễn đối những cơ sở vi phạm nhiều lần;

+ Đình chỉ hoạt động đối với những cơ sở gây ô nhiễm môi trường và chỉ cho phép hoạt động khi có phương án và đưa vào vận hành hệ thống xử lý chất thải;

- Xây dựng mô hình mẫu về tổ, ấp có hệ thống xử lý nước thải của hộ đạt tiêu chuẩn môi trường. Tại những ấp có mật độ dân cư đông, giao cho các đoàn thể vận động hội viên phân loại rác thải trong sinh hoạt và hình thành tổ hợp tác thu gom rác dân lập để vận chuyển rác thải tới khu xử lý rác của huyện Cờ Đỏ.

- Thực hiện tiêu chí “3 xanh”: đường xanh – vườn xanh và nhà xanh, giao các hội đoàn thể tiếp tục triển khai “Hội thi môi trường Xanh - Sạch - Đẹp” kết hợp trồng cây xanh trên các trục đường đã được quy hoạch trên qui mô xã, trồng cây xanh nơi công sở và doanh nghiệp, đăng ký chỉ tiêu thi đua cho từng ấp. Khảo sát, hỗ trợ xây dựng Vườn sinh thái đẹp qui mô hộ (xây dựng tường rào bằng cây xanh, cải tạo vườn và vệ sinh cảnh quan sân vườn theo hướng xanh hóa). Phát động phong trào trồng và quản lý cây xanh như lời kêu gọi Tết trồng cây năm 1959 của Bác Hồ : “Mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt”

* Khái toán kinh phí: 5 tỷ đồng.

- Hỗ trợ từ ngân sách TP: 4 tỷ đồng; - Dân, cộng đồng: 1 tỷ đồng;

Một phần của tài liệu Báo cáo đề tài: "Quy hoạch nông thôn mới tỉnh Hậu Giang" docx (Trang 33 - 34)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(53 trang)
w