Các hoạt động khác trong dòng chảy

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường và xã hội dự án thủy điên Trung Sơn (Trang 147)

6. ĐÁNH GIÁ TÁC ĐộNG MÔI TRƯờNG VÀ KINH Tế-XÃ HộI

6.1.3.4Các hoạt động khác trong dòng chảy

Nhân t Tác động

Giải phóng mặt bằng, san ủi, đào bới, san lấp, nổ mìn, vận chuyển bằng xe tải, tàng trữ, xả chất thải, phát triển đường sá, và xe cộ.

Tác động tim n

Các hoạt động xây dựng trong dòng chảy như lắp đặt các cọc vây thép, kè chuyển dòng chảy sông, máy móc/thiết bị, đường sá và cầu sẽ tác động tới chất lượng nước, hệ sinh thái thủy sinh và khối lượng chất lắng đọng tăng ảnh hưởng đến các loài cá nước ngọt.

Các bin pháp gim thiu

Để giảm thiểu những tác động trong xây dựng công trình trong dòng chảy, việc xây dựng sẽ

diễn ra trong khi mực nước thấp và các cấu trúc chuyển dòng được duy trì trong suốt quá trình xây dựng. Cống thoát được xây dựng để duy trì lưu lượng nước và các hoạt động trong dòng chảy sẽ được giảm thiểu. Các biện pháp sẽ được thực hiện để bảo trì xe, trang thiết bị và

đường sá, cầu sẽ được bảo dưỡng để tránh rửa trôi vật liệu xây dựng xuống sông suối. Hoạt

động dọn vệ sinh và phục hồi của các kênh phụ sẽđược thực hiện trong quá trình xây dựng. Thời hạn, độ lớn và tác động đảo lộn được đánh giá là thấp nếu các biện pháp giảm nhẹ thích hợp được áp dụng trong các hoạt động xây dựng. Khả năng xuất hiện và phạm vi địa lý của tác

động sẽ vừa phải bởi các hoạt động trong dòng chảy sẽ dẫn đến ít các thay đổi trong môi trường thuỷ sinh. Tác động tồn dưđã được đánh giá là thấp nếu tác động được xem là không

đáng kể khi áp dụng biện pháp giảm nhẹ thích hợp trong hoạt động xây dựng.

6.1.3.4 Các hot động khác trong dòng chy Nhân t Tác động Nhân t Tác động

Giải phóng mặt bằng, san ủi, đào bới, san lấp, nổ mìn, vận chuyển bằng xe tải, tàng trữ, xả chất thải, phát triển đường sá, và xe cộ.

Tác động tim n

Các tác động khác trong lòng suối trong quá trình thực hiên các hoạt động xây dựng bao gồm: sử dụng vật liệu nổ để đánh bắt cá và các loài thủy sản khác, xây dựng đập có thể trở thành một rào cản không thể vượt qua làm cho các loài cá không thể di cưđược.

| P a g e148 Đội ngũ nhân viên được đào tạo không sử dụng vật liệu nổ trong nước và các biện pháp sẽ được thực thi nhằm lưu giữ vật liệu nổ tại một địa điểm an toàn. Các dòng suối đã được chọn của sông Mã sẽ phải được giữ nguyên hoặc không bị tác động để cho phép việc di cư liên tục của các loài cá. Các bờ kè được thu nhỏ dọc theo các dòng chảy. Chế độ bảo vệ cao đối với các tác động khác như ô nhiễm liên quan đến khai thác khoáng sản, ô nhiễm nước thải và hoạt

động đánh bắt hủy diệt thủy sản sẽđược thực hiện.

Thời hạn, mức độ và khả năng xoay chuyển tác động được đánh giá là thấp nếu các biện pháp giảm nhẹ thích hợp được áp dụng trước khi xây dựng. Phạm vi địa lý và khả năng xuất hiện của các tác động sẽ ở mức độ vừa phải về mặt diện tích và số lượng các loài bị ảnh hưởng. Tác động tồn dưđược đánh giá thấp bởi tác động được xem là không đáng kể khi áp dụng biện pháp giảm nhẹ thích hợp trong hoạt động xây dựng. 6.1.3.5 H thc vt trong khu vc TSHPP Nhân t tác động Giải phóng mặt bằng, chặn, đắp, đào, san lấp, nổ mìn, chạy xe tải, dự trữ vật liệu, xả chất thải, phát triển đường sá, và xe cộ. Tác động tim n

Khoảng 1.300 ha cây cối sẽ bị giải phóng để xây dựng hồ chứa tại khu vực TSHPP. Việc giải phóng lòng hồ chứa và xây dựng đường Co Lương - Co Me dự kiến sẽ thay đổi thành phần, cơ

cấu và sự phong phú các loài cây trồng và thay đổi môi trường sống của chúng. Dọn thảm thực vật sẽ dẫn đến tổn thất về đa dạng sinh học và môi trường sống. Vùng dự án được cho là giàu về loài quý hiếm (PECC4, 2008a). Tác động đến các loài bị đe dọa được xem là thấp do đặc

điểm phân bố của chúng.

Một vấn đề từ việc giải phóng lòng hồ là các mảnh từ số gỗ, cây và cỏ dại không tận thu hết. Các chất thải phát sinh có thể dẫn đến sự phá vỡ của các hệ sinh thái của địa phương (nước,

đất, và thảm thực vật).

Các loài với hiện trạng đặc biệt có thể bịảnh hưởng bởi các hoạt động chuẩn bị mặt bằng, bao gồm Ngũ gia bì gai - Acanthopanax trifoliatus, Ngũ gia bì hương - Acanthopanax gracilistylus,

Trầm hương - Aquilaria crassna, Dẻ tùng - Amentotaxus argotaenia, Hồi - Illicium ternstroenioides, và Leparis petelotii.

Các bin pháp gim nh

Các hoạt động xây dựng phải được hạn chế đến những khu vực đã thiết kếđể ngăn chặn việc phải giải phóng đất bổ sung. Việc thực hiện Kế hoạch Phát triển sinh kế tái định cư (RLDP) sẽ

cho phép dân làng bịảnh hưởng khai thác những cây có giá trị kinh tế và giá trị sử dụng. Các nhà thầu xây dựng cũng phải chuẩn bị một Kế hoạc khai thác và tận thu lâm sản để phối hợp với hoạt động giải phóng mặt bằng và tránh xung đột về thời gian thực hiện.

Các hoạt động xây dựng sẽđược giảm thiểu trong thời gian nhạy cảm như thời kỳ giao phối và làm tổ. Kèm theo việc loại bỏ cây rừng trong giải phóng mặt bằng hồ chứa, rừng phải được trồng lại ở nơi khác sau khi xây dựng hoặc là bồi thường để trồng lại tại một sốđịa điểm khác. Thời hạn tác động được dựđoán là vừa phải vì quá trình xây dựng dự kiến đến kéo dài từ 4 - 5 năm. Cường độ và tác động địa lý được xếp hạng vừa phải bởi các hoạt động xây dựng ảnh hưởng đến một phần nhỏ của hệ sinh thái và đã hạn chế sự thay đổi trong thành phần, đặc

| P a g e149 điểm và phân bố địa lí các loài cây trồng. Việc giải phóng thảm thực vật còn phục vụ cho yêu cầu chuyển địa điểm và tái định cư của cộng đồng. Khả năng xảy ra và sự đảo lộn được dự đoán là thấp nếu các biện pháp giảm nhẹ thích hợp được áp dụng trong giai đoạn xây dựng. Tác động tồn dưđã được thẩm định là vừa phải và các biện pháp giảm nhẹ hoặc bồi thường bổ

sung sẽ được yêu cầu để giảm mức độ ảnh hưởng tồn dư đến một mức độ thấp hoặc chấp nhận được.

Thiếu sót trong vic xem xét thiếu sót trong vic xem xét tác động

Làm rõ Kế hoạch giải phóng mặt bằng lòng hồ là cần thiết cho việc thu dọn rác

6.1.3.6 Hđộng vt trong khu vc TSHPP Nhân t tác động Nhân t tác động

Giải phóng mặt bằng, chặn, đắp, đào, san lấp, nổ mìn, chạy xe tải, dự trữ vật liệu, xả chất thải, phát triển đường sá, và xe cộ.

Tác động tim n

Rừng ở Trung Sơn là môi trường sống quan trọng đối với nhiều loài động vật, đặc biệt là các loài động vật có xương sống (động vật có vú, chim và bò sát). Việc giải phóng các vùng đất rộng lớn cho cho xây dựng hồ chứa (khoảng 1.300 ha) và đường Co Lương - Co Me dự kiến sẽ

thay đổi thành phần, cấu trúc và sự phong phú của các loài và môi trường sống các loài trong lưu vực sông Mã sẽ bị thay đổi. Điều này có thể dẫn đến sự mất đi của các loài đặc hữu, góp phần làm suy thoái đa dạng sinh học.

Một tác động quan trọng là sự hiện diện của các lán trại công nhân. Công nhân xây dựng có thể

khai thác lâm sản và động vật hoang dã cho làm thực phẩm. Một số loài có thể bịảnh hưởng do hoạt động xây dựng bao gồm: Báo gấm - Pardofelis nebulosa, Voọc - Trachypithecus crepusculus, Gấu - Ursus thibetanus, Tê tê - Manis pentadactyla và Sơn dương -

Naemorrhedus umatraensis (PECC4, 2008a). Tiếng ồn tại khu vực xây dựng (nổ mìn và các phương tiện vận tải) và sự gia tăng các hoạt động của con người cũng có thể dẫn đến sự bỏđi của động vật và ảnh hưởng đến các đặc điểm hành vi của chúng.

Các bin pháp gim nh

Các hoạt động xây dựng phải được hạn chế trong khu vực riêng đã thiết kếđể tránh tổn thất về đa dạng sinh học và môi trường sống của động vật hoang dã. Sự xâm nhập vào/gần các khu vực nhạy cảm sẽ bị giới hạn. Giảm thiểu các phương tiện và dấu vết về sở hạ tầng, ổn định và phục hồi hoặc tái tạo các khu vực bị tác động và thực hiện biện pháp giảm thiểu các hoạt động xây dựng trong thời gian nhạy cảm như thời kỳ giao phối và làm tổ.

Xây dựng quy tắc cho công nhân, việc cấm săn bắn, đánh bắt cá, bắt giữ hoặc buôn bán động vật hoang dã và cá phải được thi hành nghiêm chỉnh. Một chương trình giáo dục nhận thức về

môi trường phải được thực hiện nhằm tăng nhận thức cho các nhà thầu và công nhân xây dựng về sự cần thiết bảo vệ các khu vực lân cận và bảo tồn đa dạng sinh học. Một cuộc điều tra cần được thực hiện trước khi các tác động diễn ra, tập trung vào các loài quý hiếm sinh sống tại vùng dự án.

Không có biện pháp giảm nhẹ nào mang tính thực tiễn có sẵn cho hoạt động nổ mìn trừ việc tổ

| P a g e150 Thời hạn tác động đã được đánh giá là thấp nếu các biện pháp giảm nhẹ thích hợp được áp dụng trong giai đoạn xây dựng. Cường độ của tác động là vừa phải vì nó sẽ dẫn đến những thay đổi hạn chế về đặc điểm môi trường sống hoặc phân bốđịa lý và sự phong phú của các loài. Phạm vi địa lý tác động ở mức trung bình bởi khu vực diện tích bề mặt tương đối lớn bị ảnh hưởng. Khả năng xảy ra và sựđảo lộn là thấp đáng kể nếu các biện pháp giảm nhẹ thích hợp được áp dụng trong các hoạt động xây dựng. Tác động tồn dưđược xếp hạng thấp vì tác

động được xem là không đáng kể khi áp dụng các biện pháp giảm thiểu thích hợp.

Thiếu sót trong vic xem xét thiếu sót trong vic xem xét tác động

 Cần chi tiết thêm về kế hoạch giải phóng mặt bằng  Yêu cầu quản lý đa dạng sinh học và các loài được liệt kê

6.1.4 Các Khu bảo vệ

6.1.4.1 Khu bo tn thiên nhiên Xuân Nha Nhân t tác động Nhân t tác động

Giải phóng mặt bằng, chặn, đắp, đào, san lấp, nổ mìn, chạy xe tải, dự trữ vật liệu, xả chất thải, phát triển đường sá, và xe cộ.

Tác động tim n

Việc mất rừng ảnh hưởng mạnh mẽ đến các loài và làm giảm tính toàn vẹn của một khu vực

được bảo vệ. Khu bảo tồn thiên nhiên Xuan Nha quản lý 16.316 ha rừng tự nhiên và là môi trường sống quan trọng cho rất nhiều loài thực vật và động vật. Hồ chứa nước mới sẽ làm ngập một phần của vùng đệm vì nó giáp với công trường xây dựng. Khoảng 367,26 ha vùng

đệm sẽ bị nhấn chìm sau khi hoạt động xây dựng hoàn tất (PATB, 2008). Cũng dự kiến rằng khi mực nước ở hồ chứa tăng lên tới 160 m (ASL), môi trường sống dọc theo các dòng sông Con và Quanh cũng sẽ bị ngập nước. Khoảng cách từ khu bảo tồn thiên nhiên đến trang vị trí đập nước là khoảng bốn km. Khi mực nước trong hồ chứa được tăng thêm, nó sẽ làm ngập một phần của khu bảo tồn thiên nhiên, tác động đến môi trường sống của các thực vật và động vật hoang dã. Theo Đánh giá môi trường chiến lược của Kế hoạch Thủy điện Tổng thể VI, 31% (11.298 ha) trong tổng diện tích Khu bảo tồn thiên nhiên được coi là Khu vực đa dạng sinh học cốt yếu (SEA, 2009).

Khu bảo tồn thiên nhiên che chở cho một số loài nguy cấp (rái cá, nai, rùa, rắn, và lưỡng cư). Tác động gián tiếp bao gồm việc phát rừng để làm nông nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, săn bắn, bẫy bắt và cháy rừng do cộng đồng địa phương và các trại công nhân.

Các bin pháp gim nh

Các biện pháp khắc phục được thực hiện để duy trì và tăng cường bảo vệ khu vực trong vùng lân cận của TSHPP. Điều này có thể liên quan đến việc tài trợ cho cán bộ bảo vệ khu bảo tồn, lập kế hoạch quản lý khu bảo tồn và phối hợp các hoạt động trong vùng đệm xung quanh khu vực bịảnh hưởng.

Săn bắn phải được cấm và hình phạt áp dụng cho bất kỳ hoạt động bất hợp pháp nào theo một chương trình đồng quản lý liên quan đến chi cục lâm nghiệp tỉnh và Ban quản lý khu bảo tồn thiên nhiên. Một quy chế áp dụng cho công nhân được đề ra với việc cấm tiêu thụ thịt rừng trong các trại xây dựng.

| P a g e151 Một số chương trình sẽ được thực hiện đểổn định và phục hồi chức năng khu vực bị tác động và giảm thiểu các hoạt động xây dựng và tiếng ồn trong thời gian nhạy cảm như thời kỳ giao phối và làm tổ.

Thời hạn tác động sẽ thấp nếu như các biện pháp giảm thiểu thích hợp được áp dụng trong quá trình xây dựng. Cường độ và phạm vi địa lý của các tác động sẽ ở mức trung bình với khoảng 900 ha vùng đệm của khu bảo tự nhiên sẽ bị ngập nước. Có thể có một số thay đổi giới hạn trong các thành phần hệ sinh thái (đặc tính và phân bốđịa lý) của các loài thực vật và động vật. Khả năng xảy ra sẽ thấp như các biện pháp giảm nhẹ thích hợp được áp dụng trong quá trình xây dựng. Sựđảo lộn được đánh giá là cao tương ứng với mức độ diện tích bề mặt bịảnh hưởng. Tác động tồn dưđược đánh giá là vừa phải nên cần có các biện pháp giảm nhẹ hoặc khắc phục bổ sung để giảm mức độảnh hưởng còn sót lại xuống mức thấp hoặc mức độ chấp nhận được.

6.1.4.2 Khu bảo tồn thiên nhiên Pù Hu

Nhân t tác đông

Giải phóng mặt bằng, chặn, đắp, đào, san lấp, nổ mìn, chạy xe tải, dự trữ vật liệu, xả chất thải, phát triển đường sá, và xe cộ

Tác động tim n

Khu bảo tồn thiên nhiên Pu Hu có tổng diện tích 23.149 ha và là khu bảo tồn thiên nhiên bịảnh hưởng nhất trong vùng dự án Trung Sơn (SEA, 2009). Khoảng cách từ vị trí đập đến ranh giới khu bảo tồn thiên nhiên khoảng ba km. Tuy nhiên, hồ chứa không chảy vào vùng nghiêm ngặt mà vào vùng đệm của Khu bảo tồn thiên nhiên này. Một phần Khu bảo tồn thiên nhiên tại vùng

đệm sẽđược dành cho các hoạt động xây dựng, như việc giải phóng mặt bằng khu rừng (131 ha), mặt bằng dự trữ vật liệu xây dựng (20ha), chất thải xây dựng (21 ha), lán trại công nhân (2 ha ), diện tích tái định cư và canh tác cố định (1.050 ha) (Chí và Garcia-Lozano, 2008). Những công trình đầu mối của đập sẽđược đặt gần với Khu bảo tồn thiên nhiên và sẽ có một số tác

động môi trường đáng kể cho các loài động thực vật hoang dã.

Theo Đánh giá môi trường chiến lược của Kế hoạch Thủy điện tổng số VI, 40% (12.533 ha), tổng diện tích của khu bảo tồn thiên nhiên được coi là Vùng Đa dạng sinh học trọng yếu (SEA, 2009). Khu bảo tồn thiên nhiên có chứa các loài quan trọng và đang bị đe dọa, trong đó có nhiều loài chim, thực vật, động vật có vú và các loài bản địa khác. Một số trong các loài này có tầm quan trọng đa dạng sinh học quốc tế. Tác động gián tiếp bao gồm việc phát rừng làm nông nghiệp, khai thác gỗ và lâm sản ngoài gỗ trái phép, săn bắn và đánh bẫy, cháy rừng do cộng

đồng địa phương và các trại công nhân.

Các bin pháp gim nh

Các biện pháp khắc phục được tiến hành để duy trì và tăng cường bảo vệ các khu bảo tồn trong vùng lân cận khu vực TSHPP. Điều này liên quan đến tài trợ cho cán bộ bảo vệ khu bảo

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường và xã hội dự án thủy điên Trung Sơn (Trang 147)