Tầm quan trọng mang tính khu vực của Các khu bảo tồn Thiên nhiên

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường và xã hội dự án thủy điên Trung Sơn (Trang 103 - 104)

4. THÔNG TIN CƠ Sở Về MÔI TRƯờNG

4.8 Tầm quan trọng mang tính khu vực của Các khu bảo tồn Thiên nhiên

nhiên

Năm 1998, WWF đã xác định 238 khu sinh thái được xem là những vùng có mức ưu tiên cao

đối với việc bảo tồn tính đa dạng sinh học trên phạm vi toàn thế giới. Vùng sinh thái toàn cầu là một ngành khoa học dựa trên việc xếp hạng trên phạm vi toàn thế giới các vùng đất nổi bật và khác nhau có tính đa dạng sinh học cao nhất, các môi trường sống dưới biển. Năm vùng sinh thái đã được xác định tại khu vực Đông Dương:

 Rừng Nhiệt đới Dãy Trường Sơn  Rừng Khô Đông Dương

| P a g e104  Rừng Nhiệt đới Núi Cardamom

 Rừng Cận nhiệt đới Bắc Đông Dương  Sông Mê Kông (toàn bộ lưu vực).

Rừng trong Tổ hợp Vùng sinh thái Hạ lưu sông Mê Kông (FLMEC) được WWF chọn khởi động chương trình bảo tồn dựa trên vùng sinh thái cho vùng Đông Dương gồm 3 vùng sinh thái: Đó là vùng sinh thái Rừng Dãy Trường Sơn, Vùng sinh thái Rừng Khô Trung Đông Dương, Vùng sinh thái Núi Cardamom (Baltzer et al. 2001).

Vùng sinh thái Rừng Dãy Trường Sơn (còn được gọi là Trường Sơn tại Việt Nam và Sayphou Louang tại Lào) là một dãy núi dài nơi giúp nhiều loài động thực vật quý hiếm sinh sống. Vùng sinh thái bao gồm các môi trường sống duy nhất và khác nhau trong FLEMEC (Tordoff et al. 2003). Việc các nhà khoa học của WWF và Việt Nam phát hiện ra Sao la (Pseudoryx nghetinhensis) vào năm 1992 tại khu bảo tồn thiên nhiên Vũ Quảng đã thu hút sự chú ý của toàn thế giới cũng nhưđẩy mạnh việc công nhận trên toàn thế giới về tầm quan trọng sinh học của vùng. Khởi nguồn từ phát hiện man tính chất đột phá đầu tiên này, nhiều loài khác cũng đã

được phát hiện, bao gồm các loài động vật có vú lớn như Mang lớn (Muntiacus vuquangensis) và thỏ vằn (Nesolagus timminsi). Các phát hiện này đã đánh dấu Vùng sinh thái Dãy Trường Sơn là một trong số các vùng sinh thái có giá trị và độc đáo nhất trên thế giới. Ngoài các loài trên, một số các loài như voi Châu Á (Elephas maximus), hổ (Panthera tigris) và loài động vật có vú có nguy cơ tuyệt chủng hàng đầu thế giới, tê giác một sừng (Rhinocerous sondacius) đã

được tìm thất trong vùng sinh thái.

TSHPP cùng với 3 khu bảo tồn thiên nhiên nằm giữa vùng đệm phía bắc giữa vùng sinh thái Trường Sơn và Cao nguyên phía Bắc (Bản đồ 4-6). Vùng đệm giữa quần thực vật và động vật của dãy Vùng sinh thái dãy Trường Sơn là trọng tâm của nhiều cuộc nghiên cứu cho đến nay. Có một lý do để tin rằng vùng đệm này có thể có nhiều nhóm bảo tồn có ý nghĩa đã được phân loại đòi hỏi vùng này phải được công nhận là khu vực ưu tiên bảo tồn cấp cao nhất (Balter et al. 2001). Ngoài ra, ba khu bảo tồn thiên nhiên hoạt động như một khu hành lang xanh từ các khu vực được bảo vệ khác tại Việt Nam và Lào (với rừng quốc gia Pù Luông và Cúc Phương tới phía Đông, rừng quốc gia Xuân Liên và Pù Hoạt tới phía Nam và các khu bảo vệ Nam Yết và Nam Xâm tại Lào tới phía Tây). Mối đe doạ chung nhất đến tính đa dạng sinh học của vùng là việc phân tán rừng; hành lanh xanhsẽ đóng vai trò quan trọng trong việc bảo tồn tính đa dạng sinh học trong vùng (PATB, 2008).

Một phần của tài liệu đánh giá tác động môi trường và xã hội dự án thủy điên Trung Sơn (Trang 103 - 104)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(197 trang)